Một bác thợ xay có ba người con trai, gia tài của bác cũng có ba thứ: một cối xay gió, một con lừa và một con mèo. Các con bác xay bột, lừa đi lấy ngũ cốc về xay và chở bột đi, còn mèo thì bắt chuột.
Khi bác thợ xay qua đời, ba người con chia nhau gia tài: người anh Cả lấy cối xay gió, người anh thứ Hai lấy con lừa, người em Út đành phải lấy con mèo, vì gia tài còn lại chỉ có thế.
Người em Út buồn rầu, lẩm bẩm một mình.
- Mình nhận được phần tồi tệ nhất. Anh Cả mình có thể xay bột, anh Hai mình còn được cỡi lừa, còn mình, mình làm ăn gì với con Mèo khốn khổ kia? Họa chăng lột da nó làm được đôi găng tay lông là hết sạch cả gia tài.
Nghe được hết đầu đuôi câu chuyện của chủ mình, Mèo nói:
- Cậu ơi, hãy nghe tôi nói, cậu chẳng cần giết tôi, lấy da làm một đôi găng tay loại tồi làm gì. Cậu cứ thuê thợ làm cho tôi một đôi hia để tôi có thể đi phố được, lúc đó mọi người sẽ lưu ý tới tôi, rồi chắc cậu cũng mở mày mở mặt, ăn nên làm ra.
Người con trai bác thợ xay rất đỗi ngạc nhiên khi nghe Mèo nói vậy. Ngay lúc đó, nhân tiện có thợ giày đi qua, anh vẫy gọi vào thuê làm cho Mèo đôi hia. Khi hia làm xong, Mèo xỏ chân vào, lấy một cái bao, đổ đầy lúa mạch rồi buộc miệng bao lại cho lúa mạch khỏi vãi ra ngoài. Đoạn Mèo quẩy bao lên vai, bước ra cửa, đi bằng hai chân như người.
Vua trị vì hồi đó là một người thích ăn chim đa đa. Nhưng thịt chim đa đa trở nên hiếm quí, vì hầu như không ai săn bắt được con nào cả. Khắp rừng, đâu cũng có chim đa đa, nhưng chim nhát quá, hễ hơi thấy động là bay nên không thợ săn nào tới gần được để săn bắn. Mèo biết được chuyện đó, bèn nghĩ cách để săn bắt chim đa đa. Vào rừng, Mèo cởi nút thắt bao, rắc lúa mạch ra xung quanh, giấu dây bẫy lẫn trong cỏ, Mèo ẩn núp trong một bụi cây gần đó, nằm rình. Được một lát, chim đa đa bay sà xuống ăn lúa mạch. Ăn hết ở xung quanh, chim lần vào ăn trong bao. Khi số chim vào bao ăn khá đông, Mèo liền vác bao chim lên vai, cứ thẳng đường phía cung vua mà đi.
Lính canh hô:
- Đứng lại! Đi đâu?
Mèo đáp ngắn gọn:
- Vào gặp nhà vua.
- Mày có điên không đấy? Có đời thuở nhà ai lại có mèo vào gặp nhà vua?
Một tên lính khác nói xen vào:
- Cứ để cho nó vào. Nhà vua cũng hay buồn, biết đâu những trò gừ gừ và nhảy nhót nhố nhăng của nó lại làm cho hoàng thượng thấy khuây khỏa?
Đến trước nhà vua, Mèo dừng lại, Mèo đứng hai chân sau, gập người cúi chào nhà vua rồi nói:
- Tâu bệ hạ, chủ tôi là bá tước… - Mèo bịa ra một cái tên quí phái thật dài - xin trân trọng kính gửi hoàng thượng lời chúc sức khỏe và xin kính dâng hoàng thượng số chim đa đa vừa mới bẫy được.
Những con chim đa đa béo ngon làm vua rất hài lòng. Quá đỗi vui mừng về chuyện đó, nhà vua truyền lệnh cho phép Mèo vào kho, muốn lấy bao nhiêu vàng cho vào bao cũng được. Vua phán:
- Nhớ mang số vàng đó về cho chủ ngươi nhé, nói là ta đa tạ bá tước về món quà biếu nhé.
Trong lúc đó, người con Út khốn khó của bác thợ xay ngồi rầu rĩ bên cửa sổ, hai tay ôm đầu suy nghĩ: có bao nhiêu tiền của thì đã đổ hết vào việc sắm hia cho Mèo, chẳng biết nó có làm nên trò trống gì không? Đúng lúc chủ đang buồn rầu thì Mèo bước vào, đặt bao lên nền nhà, cởi nút thắt, trút vàng trong bao ra ngay trước mặt chủ và nói:
- Thưa cậu chủ, đây gọi là chút ít bù đắp lại tiền sắm đôi hia. Nhà vua còn gửi lời hỏi thăm và đa tạ cậu chủ.
Quá vui mừng về số gia tài mới có, anh con trai bác thợ xay chẳng còn bụng dạ nào mà hỏi xem tại sao lại có những chuyện như vậy. Mèo vừa tháo hia vừa kể lại đầu đuôi câu chuyện cho chủ nghe, rồi nói:
- Giờ thì cậu chủ đã có đủ tiền rồi, nhưng không phải chỉ có vậy thôi đâu. Sáng mai tôi lại xỏ hia vào, cậu chủ còn giàu có hơn bây giờ. Tôi cũng đã tâu với vua rằng cậu chủ là một vị bá tước.
Ngày hôm sau, đúng như lời Mèo nói, Mèo xỏ hia vào, rồi đi săn, và mang tới biếu vua một bao đầy chim đa đa.
Mọi việc cứ trôi chảy đều đều như vậy, ngày nào Mèo cũng có chim dâng vua, ngày nào Mèo cũng mang vàng về nhà, Mèo được vua yêu quí như cận thần tin cẩn, ra vào cung vua không bị hỏi xét, tha hồ tung tăng trong cung điện.
Một hôm, Mèo đang sưởi ấm trong bếp nhà vua thì thấy người đánh xe vừa đi vừa nguyền rủa:
- Mình mong vua cùng công chúa bị đao phủ giết chết đi cho rồi! Mình đang khoái ra quán nhậu và chơi bài cho thỏa chí thì lại phải đánh xe cho họ ra bờ hồ dạo cảnh.
Sau khi nghe hết câu chuyện, Mèo rón rén lẻn về nhà và nói với chủ:
- Nếu cậu chủ muốn thật sự trở thành bá tước và trở nên giàu có cậu hãy đi với tôi ra hồ rồi nhảy xuống hồ tắm.
Người con Út bác thợ xay không hiểu sự tình sẽ ra sao, chẳng nói chẳng rằng, lẳng lặng theo Mèo ra hồ, cởi quần áo rồi nhảy ùm xuống nước. Mèo cầm quần áo của chủ mang giấu đi một chỗ. Vừa mới giấu xong thì nhà vua tới. Mèo liền lên tiếng la lối nghe thật là thảm thiết:
- Trời ơi là trời! Muôn tâu bệ hạ, bá tước chủ tôi đang tắm ở hồ thì có một tên trộm đến lấy cắp tất cả quần áo để trên bờ. Giờ thì chủ tôi làm sao mà lên được? Ở lâu dưới nước chắc sẽ bị cảm lạnh mà chết mất thôi!
Nghe vậy vua cho dừng xe lại, phán bảo một cận thần quay ngay trở về lấy một bộ quần áo của nhà vua đem tới.
"Bá Tước" mặc bộ quần áo lộng lẫy vào. Nhà vua tưởng chính bá tước là người bẫy và dâng biếu mình chim đa đa nên rất biệt đãi bá tước, mời bá tước lên ngồi cùng xe. Còn công chúa thì cũng chẳng có lý do gì để khó chịu, vì bá tước vừa trẻ, lại đẹp trai, thậm chí công chúa còn cảm thấy bá tước là một con người dễ thương là đằng khác.
Mèo đi trước và tới một cánh đồng cỏ rộng mênh mông, ở đó có hơn một trăm người đang phạt cỏ, Mèo hỏi:
- Các bác nhà nông, cánh đồng này của ai thế?
- Của thầy phù thủy lắm tà thuật.
Mèo dặn họ:
- Các bác nghe tôi nói đây: Xe nhà vua sắp đi qua vùng này. Nếu vua hỏi cánh đồng của ai, thì các bác nhớ trả lời là của bá tước nhé! Nếu các bác không nói đúng như vậy thì tất cả sẽ bị đánh chết ngay tại chỗ.
Mèo lại tiếp tục đi, đến một cánh đồng lúa mạch rộng bát ngát tới tận chân trời. Có tới hơn hai trăm người thợ gặt. Mèo hỏi:
- Các bác thợ gặp ơi, lúa này của nhà ai thế?
- Của thầy phù thủy lắm tà thuật.
- Các bác nghe tôi nói đây: Xe nhà vua sắp đi qua vùng này. Nếu vua hỏi ruộng lúa của ai, thì các bác nhớ trả lời là của bá tước nhé. Nếu các bác không nói đúng như vậy thì tất cả sẽ bị đánh chết ngay tại chỗ.
Cuối cùng Mèo tới một khu rừng rộng đẹp bao la, ở đó có tới hơn ba trăm người đang đốn những cây sồi to hàng mấy người ôm để xẻ gỗ, làm củi.
Mèo hỏi:
- Các bác tiều phu ơi, rừng này của ai thế?
- Của thầy phù thủy lắm tà thuật.
- Các bác nghe tôi nói đây: Xe nhà vua sắp đi qua vùng này. Nếu vua hỏi cánh rừng này của ai, thì các bác nhớ trả lời là của bá tước nhé. Nếu các bác không nói đúng như vậy thì tất cả sẽ bị đánh chết ngay tại chỗ.
Mèo lại tiếp tục đi nữa. Thấy Mèo có dáng kỳ dị, đi thư thái như người đi hia, mọi người nhìn theo với vẻ sợ hãi kính nể. Một lát sau thì Mèo tới lâu đài của thầy phù thủy. Mèo ngang nhiên bước thẳng tới trước mặt phù thủy. Phù thủy nhìn Mèo với dáng khinh bỉ, hỏi Mèo muốn chi.
Mèo vái chào rồi nói:
- Tôi nghe nói ông có thể tùy theo hứng của mình mà muốn biến thành con vật gì cũng được. Biến thành chó, thành cáo thậm chí thành chó sói - những chuyện ấy chắc chắn tôi có thể tin được. Nhưng tôi tin ông không thể nào biến thành voi được. Do đó tôi tới đây để chính mắt mình xem có đúng như vậy không.
Phù thủy dương dương tự đắc nói:
- Ồ, đối với ta đó chỉ là chuyện vặt vãnh.
Và chỉ trong nháy mắt, lão phù thủy đã biến thành voi.
Mèo bảo:
- Thế cũng là đáng kính nể lắm, nhưng liệu có thể biến thành sư tử được không?
- Chuyện vặt vãnh ấy có chi đáng kể!
Vừa nói xong thì đứng trước mặt Mèo đã là một con sư tử oai vệ.
Mèo làm ra bộ sợ hãi và kêu lên:
- Chuyện như vậy đúng là tôi chưa từng nghe và chưa từng trông thấy! Ngay trong giấc mơ tôi cũng chưa từng thấy bao giờ. Nhưng nếu ông biến ra một con vật nhỏ xíu như con chuột nhắt chẳng hạn thì mới thật là tài thánh. Chắc chắn là ông tài ba hơn hẳn các thầy phù thủy khác trên đời, nhưng chuyện biến thành chuột nhắt chắc là không làm nổi.
Nghe những lời phỉnh bùi tai, lão phù thủy thích chí lắm, lão nói:
- Ối chà chà, anh bạn mèo thân mến ngay cả việc đó ta cũng làm được.
Và tức thì con chuột nhắt đang chạy nhảy lăng xăng trong buồng. Mèo theo sau, nhanh như chớp, vồ ngay được chuột và ăn ngấu nghiến hết luôn.
Vua cùng bá tước và công chúa đi dạo chơi, lúc tới cánh đồng cỏ rộng mênh mông, vua hỏi:
- Cánh đồng cỏ này của ai đấy?
- Tâu bệ hạ, đồng cỏ của đức ông bá tước ạ.
Mọi người đồng thanh đáp y như lời Mèo dặn.
Vua nói:
- Bá tước ạ, bá tước có vùng đất đẹp đấy!
Sau đó đoàn người tới cánh đồng lúa bát ngát.
Vua hỏi:
- Ruộng lúa của ai đó hở các ngươi?
- Tâu bệ hạ, của đức ông bá tước ạ!
- Ái chà, bá tước! Đất vừa tốt mà lại còn rộng bao la bát ngát.
Tới rừng, vua hỏi:
- Rừng của ai đó các ngươi?
- Tâu bệ hạ, của đức ông bá tước ạ!
Sự ngạc nhiên của vua cứ thế mà tăng lên. Vua bảo:
- Bá tước ạ, chắc hẳn là bá tước giàu có lắm. Ta chưa chắc đã có một khu rừng rộng đẹp bao la như vậy.
Rồi đoàn người tới lâu đài, Mèo đã đứng đợi ở cầu thang. Khi xe vừa đỗ, Mèo nhảy ngay xuống, ra mở cửa và nói:
- Tâu bệ hạ, bệ hạ đã tới khu lâu đài của bá tước chủ tôi. Điều đó là một vinh hạnh suốt đời cho chủ tôi.
Vua xuống xe, ngạc nhiên về tòa nhà lộng lẫy, to hơn và đẹp hơn cả cung điện của mình. Bá tước dẫn công chúa lên phòng tiếp tân, căn phòng sáng loáng, óng ánh bởi vàng ngọc châu báu.
Công chúa đính hôn với bá tước. Và khi vua cha băng hà, bá tước lên nối ngôi, phong cho Mèo đi hia làm tể tướng.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein Müller, der hatte drei Söhne, seine Mühle, einen Esel und einen Kater; die Söhne mußten mahlen, der Esel Getreide holen und Mehl forttragen, die Katze dagegen die Mäuse wegfangen. Als der Müller starb, teilten sich die drei Söhne in die Erbschaft: der älteste bekam die Mühle, der zweite den Esel, der dritte den Kater; weiter blieb nichts für ihn übrig. Da war er traurig und sprach zu sich selbst: "Mir ist es doch recht schlimm ergangen, mein ältester Bruder kann mahlen, mein zweiter auf seinem Esel reiten - was kann ich mit dem Kater anfangen? Ich laß mir ein Paar Pelzhandschuhe aus seinem Fell machen, dann ist's vorbei."
"Hör", fing der Kater an, der alles verstanden hatte, "du brauchst mich nicht zu töten, um ein Paar schlechte Handschuhe aus meinem Pelz zu kriegen; laß mir nur ein Paar Stiefel machen, daß ich ausgehen und mich unter den Leuten sehen lassen kann, dann soll dir bald geholfen sein." Der Müllersohn verwunderte sich, daß der Kater so sprach, weil aber eben der Schuster vorbeiging, rief er ihn herein und ließ ihm die Stiefel anmessen. Als sie fertig waren, zog sie der Kater an, nahm einen Sack, machte dessen Boden voll Korn, band aber eine Schnur drum, womit man ihn zuziehen konnte, dann warf er ihn über den Rücken und ging auf zwei Beinen, wie ein Mensch, zur Tür hinaus.
Damals regierte ein König im Land, der aß so gerne Rebhühner: es war aber eine Not, daß keine zu kriegen waren. Der ganze Wald war voll, aber sie waren so scheu, daß kein Jäger sie erreichen konnte. Das wußte der Kater, und gedachte seine Sache besserzumachen; als er in den Wald kam, machte er seinen Sack auf, breitete das Korn auseinander, die Schnur aber legte er ins Gras und leitete sie hinter eine Hecke. Da versteckte er sich selber, schlich herum und lauerte. Die Rebhühner kamen bald gelaufen, fanden das Korn - und eins nach dem andern hüpfte in den Sack hinein. Als eine gute Anzahl drinnen war, zog der Kater den Strick zu, lief herbei und drehte ihnen den Hals um; dann warf er den Sack auf den Rücken und ging geradewegs zum Schloß des Königs. Die Wache rief. "Halt! Wohin?" - "Zum König!" antwortete der Kater kurzweg. "Bist du toll, ein Kater und zum König?" - "Laß ihn nur gehen", sagte ein anderer, "der König hat doch oft Langeweile, vielleicht macht ihm der Kater mit seinem Brummen und Spinnen Vergnügen." Als der Kater vor den König kam, machte er eine tiefe Verbeugung und sagte: "Mein Herr, der Graf" - dabei nannte er einen langen und vornehmen Namen - "läßt sich dem Herrn König empfehlen und schickt ihm hier Rebhühner"; wußte der sich vor Freude nicht zu fassen und befahl dem Kater, soviel Gold aus der Schatzkammer in seinen Sack zu tun, wie er nur tragen könne: "Das bringe deinem Herrn, und danke ihm vielmals für sein Geschenk."
Der arme Müllersohn aber saß zu Haus am Fenster, stützte den Kopf auf die Hand und dachte, daß er nun sein letztes Geld für die Stiefel des Katers weggegeben habe, und der ihm wohl nichts besseres dafür bringen könne. Da trat der Kater herein, warf den Sack vom Rücken, schnürte ihn auf und schüttete das Gold vor den Müller hin: "Da hast du etwas Gold vom König, der dich grüßen läßt und sich für die Rebhühner bei dir bedankt." Der Müller war froh über den Reichtum, ohne daß er noch recht begreifen konnte, wie es zugegangen war. Der Kater aber, während er seine Stiefel auszog, erzählte ihm alles; dann sagte er: "Du hast jetzt zwar Geld genug, aber dabei soll es nicht bleiben; morgen ziehe ich meine Stiefel wieder an, dann sollst du noch reicher werden; dem König habe ich nämlich gesagt, daß du ein Graf bist." Am andern Tag ging der Kater, wie er gesagt hatte, wohl gestiefelt, wieder auf die Jagd, und brachte dem König einen reichen Fang. So ging es alle Tage, und der Kater brachte alle Tage Gold heim und ward so beliebt beim König, daß er im Schlosse ein- und ausgehen durfte. Einmal stand der Kater in der Küche des Schlosses beim Herd und wärmte sich, da kam der Kutscher und fluchte: "Ich wünsche, der König mit der Prinzessin wäre beim Henker! Ich wollte ins Wirtshaus gehen, einmal einen trinken und Karten spielen, da sollt ich sie spazierenfahren an den See." Wie der Kater das hörte, schlich er nach Haus und sagte zu seinem Herrn: "Wenn du ein Graf und reich werden willst, so komm mit mir hinaus an den See und bade darin." Der Müller wußte nicht, was er dazu sagen sollte, doch folgte er dem Kater, ging mit ihm, zog sich splitternackt aus und sprang ins Wasser. Der Kater aber nahm seine Kleider, trug sie fort und versteckte sie. Kaum war er damit fertig, da kam der König dahergefahren; der Kater fing sogleich an, erbärmlich zu lamentieren: "Ach! Allergnädigster König! Mein Herr, der hat sich hier im See zum Baden begeben, da ist ein Dieb gekommen und hat ihm die Kleider gestohlen, die am Ufer lagen; nun ist der Herr Graf im Wasser und kann nicht heraus, und wenn er sich noch länger darin aufhält, wird er sich erkälten und sterben." Wie der König das hörte, ließ er anhalten und einer seiner Leute mußte zurückjagen und von des Königs Kleider holen. Der Herr Graf zog dann auch die prächtigen Kleider an, und weil ihm ohnehin der König wegen der Rebhühner, die er meinte, von ihm empfangen zu haben, gewogen war, so mußte er sich zu ihm in die Kutsche setzen. Die Prinzessin war auch nicht bös darüber, denn der Graf war jung und schön, und er gefiel ihr recht gut.
Der Kater aber war vorausgegangen und zu einer großen Wiese gekommen, wo über hundert Leute waren und Heu machten. "Wem ist die Wiese, ihr Leute?" fragte der Kater. "Dem großen Zauberer." - "Hört, jetzt wird gleich der König vorbeifahren, wenn er wissen will, wem die Wiese gehört, so antwortet: dem Grafen; und wenn ihr das nicht tut, so werdet ihr alle erschlagen." Darauf ging der Kater weiter und kam an ein Kornfeld, so groß, daß es niemand übersehen konnte; da standen mehr als zweihundert Leute und schnitten das Korn. "Wem gehört das Korn, ihr Leute?" - "Dem Zauberer." - "Hört, jetzt wird gleich der König vorbeifahren, wenn er wissen will, wem das Korn gehört, so antwortet: dem Grafen; und wenn ihr das nicht tut, so werdet ihr alle erschlagen." Endlich kam der Kater an einen prächtigen Wald, da standen mehr als dreihundert Leute, fällten die großen Eichen und machten Holz. "Wem ist der Wald, ihr Leute?" - "Dem Zauberer." - "Hört, jetzt wird gleich der König vorbeifahren, wenn er wissen will, wem der Wald gehört, so antwortet: dem Grafen; und wenn ihr das nicht tut, so werdet ihr alle erschlagen." Der Kater ging noch weiter, die Leute sahen ihm alle nach, und weil er so wunderlich aussah, und wie ein Mensch in Stiefeln daherging, fürchteten sie sich vor ihm. Er kam bald an des Zauberers Schloß, trat keck hinein und vor diesen hin. Der Zauberer sah ihn verächtlich an, dann fragte er ihn, was er wolle. Der Kater verbeugte sich tief und sagte: "Ich habe gehört, daß du dich in jedes Tier ganz nach deinem Belieben verwandeln könntest; was einen Hund, Fuchs oder auch Wolf betrifft, da will ich es wohl glauben, aber von einem Elefant, das scheint mir ganz unmöglich, und deshalb bin ich gekommen, um mich selbst zu überzeugen." Der Zauberer sagte stolz: "Das ist für mich eine Kleinigkeit", und war in dem Augenblick in einen Elefant verwandelt. "Das ist viel", sagte der Kater, "aber auch in einen Löwen?" - "Das ist auch nichts", sagte der Zauberer, dann stand er als Löwe vor dem Kater. Der Kater stellte sich erschrocken und rief: "Das ist unglaublich und unerhört, dergleichen hätt ich mir nicht im Traume in die Gedanken kommen lassen; aber noch mehr, als alles andere, wär es, wenn du dich auch in ein so kleines Tier, wie eine Maus ist, verwandeln könntest. Du kannst gewiß mehr, als irgendein Zauberer auf der Welt, aber das wird dir doch zu hoch sein." Der Zauberer ward ganz freundlich von den süßen Worten und sagte: "O ja, liebes Kätzchen, das kann ich auch", und sprang als eine Maus im Zimmer herum. Der Kater war hinter ihm her, fing die Maus mit einem Satz und fraß sie auf.
Der König aber war mit dem Grafen und der Prinzessin weiter spazierengefahren, und kam zu der großen Wiese. "Wem gehört das Heu?" fragte der König. "Dem Herrn Grafen", riefen alle, wie der Kater ihnen befohlen hatte. "Ihr habt da ein schön Stück Land, Herr Graf", sagte der König. Danach kamen sie an das große Kornfeld. "Wem gehört das Korn, ihr Leute?" - "Dem Herrn Grafen." - "Ei! Herr Graf! Große, schöne Ländereien!" - Darauf zu dem Wald: "Wem gehört das Holz, ihr Leute?" - "Dem Herrn Grafen." Der König verwunderte sich noch mehr und sagte: "Ihr müßt ein reicher Mann sein, Herr Graf, ich glaube nicht, daß ich einen so prächtigen Wald habe." Endlich kamen sie an das Schloß, der Kater stand oben an der Treppe, und als der Wagen unten hielt, sprang er herab, machte die Türe auf und sagte: "Herr König, Ihr gelangt hier in das Schloß meines Herrn, des Grafen, den diese Ehre für sein Lebtag glücklich machen wird." Der König stieg aus und verwunderte sich über das prächtige Gebäude, das fast größer und schöner war als sein Schloß; der Graf aber führte die Prinzessin die Treppe hinauf in den Saal, der ganz von Gold und Edelsteinen flimmerte.
Da ward die Prinzessin mit dem Grafen versprochen, und als der König starb, ward er König, der gestiefelte Kater aber erster Minister.