Ngày xửa ngày xưa có một cô công chúa sống trong một lâu đài rộng lớn. Trên tầng thượng lâu đài là một căn phòng có mười hai cửa sổ quay hướng ra khắp phương trời. Mỗi khi lên đấy, công chúa có thể nhìn thấy toàn cảnh giang sơn đất nước. Nhìn qua cửa sổ thứ nhất, công chúa thấy rõ người ở phía xa tít tắp mà mắt người không nhận thấy. Độ phóng đại của các cửa sổ cứ tăng dần. Nhìn qua cửa sổ thứ ba thì thấy cảnh vật hiện ra rõ hơn là nhìn qua cửa sổ thứ hai. Đứng ở cửa sổ thứ mười hai, công chúa có thể nhìn thấy mọi thứ có trên đất hay nằm sâu trong lòng đất, không gì qua được mắt nàng. Chính vì lẽ ấy nên công chúa rất kiêu kỳ, không muốn khuất phục một ai cả, muốn độc tôn chiếm giữ ngai vàng. Một ngày kia, nàng cho loan báo tin kén chồng, ai náu mình mà nàng không thể tìm ra sẽ là chồng nàng. Nhưng nếu nàng tìm thấy, người ấy sẽ bị chết chém. Công chúa đinh ninh rằng chẳng ai thành công trong chuyện này. Chưa có ai đi ẩn trốn mà nàng không tìm ra. Đã từ lâu không có một ai xin thử nữa. Công chúa rất lấy làm hả dạ, khoái chí, nghĩ bụng: "Ta sẽ được sống tự do suốt đời."
Bỗng có ba anh em nhà kia xuất hiện, tới xin thử tài trong chuyện may rủi này. Người anh cả chui trốn ở trong hang đá vôi, đinh ninh tưởng chắc không ai tìm được, không ngờ công chúa chỉ liếc mắt nhìn qua cửa sổ thứ nhất đã trông thấy anh ta. Anh ta bị chết chém. Người em thứ hai lẩn trốn ở dưới căn hầm của lâu đài, số phận của anh ta cũng chẳng khác gì người anh cả. Đến lượt người em út, anh xin công chúa cho một ngày để suy nghĩ, xin công chúa rộng lòng bỏ qua, tha chết cho anh, nếu hai lần đầu đều bị công chúa tìm thấy. Nếu lần thứ ba đi ẩn náu mà cũng không thành công, lúc đó anh xin nộp mạng mà không hề ta thán. Thấy anh khôi ngô tuấn tú, ăn nói chân thành, công chúa xiêu lòng ưng thuận và nói:
- Được, ta sẵn lòng để ngươi trổ hết tài mình, nhưng chắc ngươi cũng chả thành công đâu.
Tay ôm trán, anh vắt óc suy nghĩ xem nên trốn thế nào, nhưng cũng chẳng nghĩ được kế gì hay cả. Rồi anh lấy súng đi vào rừng săn cho khuây khỏa. Anh nhìn thấy một con quạ, liền giơ súng lên ngắm. Đúng lúc anh sắp bấm cò thì quạ cất tiếng nói:
- Đừng bắn, tôi sẽ đền ơn anh.
Anh buông súng xuống rồi lại tiếp tục đi lang thang trong rừng. Vừa tới bên bờ một cái hồ lớn, anh hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy một con cá thật là to lao vút lên khỏi mặt nước. Khi anh giương súng lên bắn thì cá cất tiếng gọi:
- Đừng bắn, tôi sẽ đền ơn anh.
Cá lặn xuống, anh lại đi tiếp thì gặp một con cáo đang khập khiễng đi. Anh bắn, nhưng không trúng. Cáo liền gọi:
- Tốt nhất là hãy lại đây, nhổ giúp tôi chiếc gai ở chân.
Anh nhổ gai giúp cáo, nhưng trong bụng lại tính giết luôn cáo làm thịt và lột da phơi. Cáo nói:
- Để tôi đi, tôi sẽ đền ơn anh.
Chàng trai để cáo chạy đi, khi ấy trời đã tối nên anh đành quay về nhà.
Ngày hôm sau là ngày anh phải tìm chỗ ẩn trốn. Nghĩ đau cả đầu, buốt cả óc mà anh vẫn không nghĩ ra chỗ có thể trốn được. Anh lại đi lang thang trong rừng, tới chỗ quạ và nói:
- Ta đã để mi sống. Giờ hãy nói cho ta biết, ta nên ẩn trốn nơi nào để công chúa không nhìn thấy?
Quạ cúi đầu trầm ngâm suy nghĩ một lúc. Cuối cùng, quạ nói giọng khàn khàn:
- Tôi đã nghĩ ra rồi.
Quạ lấy trong ổ một quả trứng, mổ đôi ra rồi để chàng trai chui tọt vào trong. Quạ gắn trứng liền lại như cũ rồi tha vào tổ và nằm lên ấp trứng. Đứng trước cửa sổ thứ nhất, công chúa không tìm thấy anh, nhìn qua cửa sổ tiếp theo cũng chẳng thấy tăm hơi anh đâu cả, công chúa bắt đầu lo sợ. Nhưng rồi nhìn qua cửa sổ thứ mười một thì nàng phát hiện được chỗ anh đang ẩn nấp. Nàng sai bắn chết quạ, leo lên lấy trứng xuống, đập trứng vỡ. Chàng trai trẻ kia đành phải chui ra. Công chúa nói:
- Đây là lần thứ nhất ta tha cho ngươi. Nếu ngươi không tìm kế khác hay hơn nữa ngươi sẽ thua cuộc.
Ngày hôm sau, anh tới bên bờ hồ, gọi cá bơi vào gần và nói:
- Ta đã để mi sống. Giờ hãy nói cho ta biết ta nên ẩn trốn ở nơi nào để công chúa không tìm thấy?
Cá trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi reo lên:
- Tôi đã nghĩ ra rồi. Tôi sẽ giấu anh vào trong bụng tôi.
Cá nuốt anh vào bụng, rồi lặn thẳng xuống đáy hồ. Công chúa lên căn phòng ở tầng thượng, lần lượt nhìn qua các cửa sổ, tới cửa sổ thứ mười một mà vẫn không tìm ra. Công chúa vô cùng lo lắng. Nhưng rồi đến cửa sổ thứ mười hai thì nàng phát hiện ra chỗ ẩn nấp. Nàng sai người kéo lưới bắt cá, mổ bụng: chàng trai trẻ đành phải bước ra. Chắc các bạn ai cũng biết tâm trạng rối bời của anh ta lúc đó.
Công chúa nói:
- Đây là lần cuối cùng.
Lòng nặng trĩu lo âu, anh ra đồng tìm cáo, anh nói:
- Mi khôn ngoan, biết tìm chỗ ẩn nấp. Ta đã để mi sống. Giờ hãy nói cho ta biết, ta nên ẩn trốn ở nơi nào để công chúa không tìm thấy?
Cáo làm bộ đăm chiêu suy nghĩ:
- Cái đó khó gặm đấy?
Lát sau, nó reo lên:
- Tôi đã nghĩ ra rồi!
Cáo dẫn anh ta tới một con suối. Cáo lặn xuống suối, một lát sau cáo nhô lên khỏi mặt nước, đổi dạng thành một người lái buôn vẫn đi mua bán súc vật ở chợ. Chàng trai trẻ cũng ngụp lặn dưới suối và biến thành một con thỏ biển tí hon. Người lái buôn mang thỏ biển vào kinh đô để bán, cố ý phô con vật nhỏ xíu lạ kỳ đáng yêu kia. Cả chợ xúm đông lại xem. Tin đồn đến tai công chúa, nàng tới, thấy con vật nhỏ xinh thật dễ thương ấy, nàng mua ngay, trả cho người lái buôn rất nhiều tiền. Trước khi giao thỏ tí hon cho công chúa, lái buôn khẽ dặn thỏ:
- Đợi lúc công chúa sắp tới bên cửa sổ để tìm thì bò thật nhanh, lẩn trốn vào trong bím tóc nàng.
Đã đến lúc công chúa lên căn phòng ở tầng thượng để tìm đối thủ. Nàng đi lần lượt từ cửa sổ thứ nhất tới cửa sổ thứ mười một mà chẳng nhìn thấy chàng trai. Nhìn qua cửa sổ thứ mười hai, công chúa cũng chẳng thấy tăm hơi anh đâu. Lòng nàng rối bời, vừa sợ hãi, vừa tức giận điên khùng. Trong cơn tức giận ấy, nàng đập phá lung tung, kính ở mười hai cửa sổ vỡ vụn thành trăm ngàn mảnh, cả lâu đài rung chuyển.
Lúc bình tĩnh trở lại, công chúa cảm thấy hình như con vật tí hon đang ở trong bím tóc mình, nàng túm nó kéo ra, vứt nó xuống đất, miệng thét lớn:
- Xéo đi cho khuất mắt ta!
Thỏ biển tí hon chạy về với cáo lái buôn. Cả hai vội vã ra bờ suối nhảy xuống ngụp lặn. Lát sau, cả hai lại hiện nguyên hình. Chàng trai cám ơn cáo:
- So với chú thì quạ và cá thật quá khờ dại. Mưu mẹo của chú thật tuyệt vời!
Chàng trai trở lại lâu đài. Công chúa đành lòng theo số mệnh, đứng sẵn ở trong lâu đài đợi chàng. Đám cưới được tổ chức linh đình. Chàng nghiễm nhiên trở thành nhà vua, trị vì cả một giang sơn hùng vĩ. Chàng không bao giờ kể cho nàng biết, lần thứ ba chàng đã ở ẩn náu ở đâu, và cũng không nói ai đã giúp chàng. Công chúa cứ đinh ninh chồng mình thật là tài ba lỗi lạc, nàng rất kính trọng chàng và thầm nghĩ: "Anh ta tài ba hơn mình nhiều lắm!"
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal eine Königstochter, die hatte in ihrem Schloß hoch unter der Zinne einen Saal mit zwölf Fenstern, die gingen nach allen Himmelsgegenden, und wenn sie hinaufstieg und umherschaute, so konnte sie ihr ganzes Reich übersehen. Aus dem ersten sah sie schon schärfer als andere Menschen, in dem zweiten noch besser, in dem dritten noch deutlicher, und so immer weiter, bis in dem zwölften, wo sie alles sah, was über und unter der Erde war, und ihr nichts verborgen bleiben konnte. Weil sie aber stolz war, sich niemand unterwerfen wollte und die Herrschaft allein behalten, so ließ sie bekanntmachen, es sollte niemand ihr Gemahl werden, der sich nicht so vor ihr verstecken könnte, daß es ihr unmöglich wäre, ihn zu finden. Wer es aber versuche und sie entdecke ihn, so werde ihm das Haupt abgeschlagen und auf einen Pfahl gesteckt. Es standen schon siebenundneunzig Pfähle mit toten Häuptern vor dem Schloß, und in langer Zeit meldete sich niemand. Die Königstochter war vergnügt und dachte: "Ich werde nun für mein Lebtag frei bleiben." Da erschienen drei Brüder vor ihr und kündigten ihr an, daß sie ihr Glück versuchen wollten. Der älteste glaubte sicher zu sein, wenn er in ein Kalkloch krieche, aber sie erblickte ihn schon aus dem ersten Fenster, ließ ihn herausziehen und ihm das Haupt abschlagen. Der zweite kroch in den Keller des Schlosses, aber auch diesen erblickte sie aus dem ersten Fenster, und es war um ihn geschehen: sein Haupt kam auf den neunundneunzigsten Pfahl. Da trat der jüngste vor sie hin und bat, sie möchte ihm einen Tag Bedenkzeit geben, auch so gnädig sein, es ihm zweimal zu schenken, wenn sie ihn entdecke: mißlinge es ihm zum drittenmal, so wolle er sich nichts mehr aus seinem Leben machen. Weil er so schön war und so herzlich bat, so sagte sie: "Ja, ich will dir das bewilligen, aber es wird dir nicht glücken."
Den folgenden Tag sann er lange nach, wie er sich verstecken wollte, aber es war vergeblich. Da ergriff er seine Büchse und ging hinaus auf die Jagd. Er sah einen Raben und nahm ihn aufs Korn; eben wollte er losdrücken, da rief der Rabe: "Schieß nicht, ich will dirs vergelten!" Er setzte ab, ging weiter und kam an einen See, wo er einen großen Fisch überraschte, der aus der Tiefe herauf an die Oberfläche des Wassers gekommen war. Als er angelegt hatte, rief der Fisch: "Schieß nicht, ich will dirs vergelten!" Er ließ ihn untertauchen, ging weiter und begegnete einem Fuchs, der hinkte. Er schoß und verfehlte ihn, da rief der Fuchs: "Komm lieber her und zieh mir den Dorn aus dem Fuß." Er tat es zwar, wollte aber dann den Fuchs töten und ihm den Balg abziehen. Der Fuchs sprach: "Laß ab, ich will dirs vergelten!" Der Jüngling ließ ihn laufen, und da es Abend war, kehrte er heim.
Am andern Tag sollte er sich verkriechen, aber wie er sich auch den Kopf darüber zerbrach, er wußte nicht wohin. Er ging in den Wald zu dem Raben und sprach: "Ich habe dich leben lassen, jetzt sage mir, wohin ich mich verkriechen soll, damit mich die Königstochter nicht sieht." Der Rabe senkte den Kopf und bedachte sich lange. Endlich schnarrte er: "Ich habs heraus!" Er holte ein Ei aus seinem Nest, zerlegte es in zwei Teile und schloß den Jüngling hinein: dann machte er es wieder ganz und setzte sich darauf. Als die Königstochter an das erste Fenster trat, konnte sie ihn nicht entdecken, auch nicht in den folgenden, und es fing an ihr bange zu werden, doch im elften erblickte sie ihn. Sie ließ den Raben schießen, das Ei holen und zerbrechen, und der Jüngling mußte herauskommen. Sie sprach: "Einmal ist es dir geschenkt, wenn du es nicht besser machst, so bist du verloren."
Am folgenden Tag ging er an den See, rief den Fisch herbei und sprach: "Ich habe dich leben lassen, nun sage, wohin soll ich mich verbergen, damit mich die Königstochter nicht sieht." Der Fisch besann sich, endlich rief er: "Ich habs heraus! ich will dich in meinem Bauch verschließen." Er verschluckte ihn und fuhr hinab auf den Grund des Sees. Die Königstochter blickte durch ihre Fenster, auch im elften sah sie ihn nicht und war bestürzt, doch endlich im zwölften entdeckte sie ihn. Sie ließ den Fisch fangen und töten, und der Jüngling kam zum Vorschein. Es kann sich jeder denken, wie ihm zumut war. Sie sprach: "Zweimal ist dirs geschenkt, aber dein Haupt wird wohl auf den hundertsten Pfahl kommen."
An dem letzten Tag ging er mit schwerem Herzen aufs Feld und begegnete dem Fuchs. "Du weißt alle Schlupfwinkel zu finden," sprach er, "ich habe dich leben lassen, jetzt rat mir, wohin ich mich verstecken soll, damit mich die Königstochter nicht findet." - "Ein schweres Stück," antwortete der Fuchs und machte ein bedenkliches Gesicht. Endlich rief er: "Ich habs heraus!" Er ging mit ihm zu einer Quelle, tauchte sich hinein und kam als ein Marktkrämer und Tierhändler heraus. Der Jüngling mußte sich auch in das Wasser tauchen, und ward in ein kleines Meerhäschen verwandelt. Der Kaufmann zog in die Stadt und zeigte das artige Tierchen. Es lief viel Volk zusammen, um es anzusehen. Zuletzt kam auch die Königstochter, und weil sie großen Gefallen daran hatte, kaufte sie es und gab dem Kaufmann viel Geld dafür. Bevor er es ihr hinreichte, sagte er zu ihm: "Wenn die Königstochter ans Fenster geht, so krieche schnell unter ihren Zopf." Nun kam die Zeit, wo sie ihn suchen sollte. Sie trat nach der Reihe an die Fenster vom ersten bis zum elften und sah ihn nicht. Als sie ihn auch bei dem zwölften nicht sah, war sie voll Angst und Zorn und schlug es so gewaltig zu, daß das Glas in allen Fenstern in tausend Stücke zersprang und das ganze Schloß erzitterte.
Sie ging zurück und fühlte das Meerhäschen unter ihrem Zopf, da packte sie es, warf es zu Boden und rief: "Fort mir aus den Augen!" Es lief zum Kaufmann, und beide eilten zur Quelle, wo sie sich untertauchten und ihre wahre Gestalt zurückerhielten. Der Jüngling dankte dem Fuchs und sprach: "Der Rabe und der Fisch sind blitzdumm gegen dich, du weißt die rechten Pfiffe, das muß wahr sein!"
Der Jüngling ging geradezu in das Schloß. Die Königstochter wartete schon auf ihn und fügte sich ihrem Schicksal. Die Hochzeit ward gefeiert, und er war jetzt der König und Herr des ganzen Reichs. Er erzählte ihr niemals, wohin er sich zum drittenmal versteckt und wer ihm geholfen hatte, und so glaubte sie, er habe alles aus eigener Kunst getan und hatte Achtung vor ihm, denn sie dachte bei sich: "Der kann doch mehr als du!"