Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn bé. Một bà cụ sống một mình trong căn nhà nhỏ cuối thôn đón cô bé mồ côi bơ vơ về nuôi, truyền cho cô nghề kéo sợi, dệt vải, vá may, và dạy dỗ cô ăn ở cho nết na. Khi cô bé mười lăm tuổi, bà cụ bị bệnh nặng, bà gọi cô đến bên giường và bảo:
- Con gái yêu dấu, mẹ cảm thấy mẹ đã sắp gần đất xa trời, mẹ để lại cho con căn nhà nhỏ này để tránh gió mưa, mẹ để lại cho con ống suốt, con thoi và kim, con hãy kiếm ăn bằng những thứ đó.
Rồi bà cụ để hai bàn tay lên đầu cô và nói thêm:
- Ở đời, ở hiền gặp lành con ạ!
Nói xong bà từ từ nhắm mắt qua đời. Khi đưa đám tang, cô gái đi sát sau quan tài khóc lóc thảm thiết. Cô làm tròn bổn phận với người mẹ nuôi đã qua đời một cách chu đáo.
Từ đó cô sống một mình trong căn nhà nhỏ, cô rất chăm chỉ làm ăn, kéo sợi, dệt vải, vá may, nhờ bà cụ phù hộ nên cô làm ăn cũng được khấm khá.
Dường như sợi trong nhà cứ tự sinh sôi nẩy nở ra, và khi cô vừa dệt xong một cái khăn hay một tấm thảm hoặc vừa may xong chiếc áo mới là tự nhiên có khách tới đòi mua và trả giá cao, vậy nên cô chẳng bao giờ thấy mình túng thiếu, không những thế cô còn giúp đỡ người nghèo khổ khác.
Vào đúng hồi đó hoàng tử đang đi khắp trong nước để kén vợ. Hoàng tử không muốn chọn người nghèo nhưng cũng chẳng muốn lấy người giàu có. Chàng nghĩ bụng:
- Mình phải chọn người giàu nhất nhưng đồng thời lại là người nghèo nhất.
Khi tới làng cô gái, cũng như thường lệ hoàng tử hỏi thăm ai là người giàu nhất làng và ai nghèo nhất làng. Trước tiên dân làng kể tên người giàu nhất làng cho hoàng tử biết. Họ bảo hoàng tử, có lẽ người nghèo nhất làng là cô gái sống trong căn nhà nhỏ ở cuối thôn kia.
Cô gái nhà giàu ngồi sẵn trước cửa, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng. Khi hoàng tử đi tới, cô đứng dậy ra đón và khép nép cúi chào hoàng tử. Trông thấy cô, hoàng tử chẳng nói một lời và cứ thế cưỡi ngựa đi tiếp.
Hoàng tử tới nhà cô gái nghèo thì không thấy cô đứng trước cửa, mà ngồi ở trong nhà. Chàng dừng ngựa lại, dòm qua cửa sổ đầy ánh nắng thấy cô gái ngồi bên guồng sợi đang miệt mài quay sợi. Cô gái có cảm giác có người nhìn mình, cô ngước mắt lên thì thấy người nhìn mình chính là hoàng tử. Cô thẹn đỏ mặt, cúi nhìn xuống và tiếp tục quay sợi. Liệu sợi có quay đều tay hay không thì không biết, nhưng cô gái cứ cắm cúi quay cho tới khi hoàng tử đi khuất. Sau đó cô bước tới bên cửa sổ, mở cửa và nói:
- Sao hôm nay trong nhà oi bức thế!
Đứng bên cửa sổ cô ngước mắt trông theo bóng hoàng tử cho đến khi chàng khuất hẳn.
Cô quay trở vào tiếp tục ngồi quay sợi, chợt cô nhớ tới một câu ca mà xưa kia mẹ nuôi cô vẫn thường hát khi ngồi quay sợi. Cô cất tiếng hát một mình:
Suốt ơi, suốt hỡi, hãy đi,
Nhắn người chiến sĩ nhớ về thăm quê.
Bạn có biết chuyện gì xảy ra không? Trong nháy mắt suốt nhảy khỏi tay cô, chạy bon bon ra ngoài cửa. Cô sửng sốt đứng dậy nhìn theo thì thấy suốt nhảy tung tăng ra ngoài cánh đồng kéo theo sau mình một sợi chỉ vàng óng ánh, trong nháy mắt không còn nhìn thấy đâu nữa. Không còn suốt để quay cô gái liền lấy thoi lắp vào khung cửi rồi ngồi dệt.
Suốt tung tăng chạy nhảy, khi tháo hết chỉ thì cũng vừa đuổi kịp hoàng tử. Hoàng tử nói to:
- Có lẽ thế mà hay, hình như suốt muốn dẫn đường ta đi?
Hoàng tử bèn quay ngựa, lần theo sợi chỉ vàng mà đi trở lại.
Trong khi đó cô gái vẫn ngồi dệt bên khung cửi và cất giọng hát:
Dệt đều, thoi nhé, thoi ơi,
Đón người thương nhớ phương trời về đây.
Tức thì thoi nhảy ra khỏi khung dệt, chạy bon ra phía cửa. Tới ngưỡng cửa, thoi dệt một tấm thảm đẹp chưa ai từng thấy bao giờ, hai bên hai hàng hồng, huệ đua nhau nở; ở chính giữa, trên nền màu vàng óng nổi lên những cành cây cảnh xanh tươi; thỏ rừng, thỏ nhà chạy nhảy tung tăng, hươu, hoẵng ló đầu ra nhìn; trên cành cây các loài chim đủ màu sắc tới đậu, người ta có cảm giác chúng đang đua nhau hót. Thoi chạy thoăn thoắt; cây cối, chim chóc, loài vật thi nhau hiện lên.
Thoi đi khỏi khung dệt, cô gái lại lấy kim ra khâu, vừa khâu cô vừa hát:
Kim ơi, kim nhọn, kim xinh,
Nhà cửa kim dọn, đón người mình thương.
Tức thì kim nhảy khỏi ngón tay cô gái, bay đi bay lại trong phòng. Và nhanh như chớp, như có bàn tay tiên giúp sức, nhà cửa sạch sẽ, bàn được phủ bằng khăn màu xanh, nhung xanh phủ ghế, bên cửa sổ giờ có rèm lụa treo. Kim vừa đưa mũi cuối cùng xong thì qua cửa sổ cô gái đã nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng hoàng tử. Suốt đã cùng sợi chỉ vàng dẫn hoàng tử tới. Hoàng tử xuống ngựa, bước lên thảm đi vào nhà. Hoàng tử bước vào phòng thì thấy một cô gái đứng đó ăn mặc giản dị nhưng trông thanh nhã cao sang như bông hồng đứng giữa bụi gai hoang dại.
Hoàng tử nói với cô gái:
- Nàng đúng là cô gái nghèo nhất, nhưng cũng chính là cô gái giàu nhất, xin cho tôi được phép đón nàng về cung để ra mắt vua và hoàng hậu.
Cô không nói gì chỉ đưa tay đặt lên tay hoàng tử, hoàng tử hôn bàn tay cô, rồi cùng cô lên ngựa trở về cung vua. Đám cưới được tổ chức linh đình, vui vẻ.
Suốt, thoi và kim được giữ gìn cẩn thận, trưng bày trong cung vua như những vật kỷ niệm yêu quý.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein Mädchen, dem starb Vater und Mutter, als es noch ein kleines Kind war. Am Ende des Dorfes wohnte in einem Häuschen ganz allein seine Pate, die sich von Spinnen, Weben und Nähen ernährte. Die Alte nahm das verlassene Kind zu sich, hielt es zur Arbeit an und erzog es in aller Frömmigkeit. Als das Mädchen fünfzehn Jahre alt war, erkrankte sie, rief das Kind an ihr Bett und sagte: "Liebe Tochter, ich fühle, daß mein Ende herannaht, ich hinterlasse dir das Häuschen, darin bist du vor Wind und Wetter geschützt, dazu Spindel, Weberschiffchen und Nadel, damit kannst du dir dein Brot verdienen." Sie legte noch die Hände auf seinen Kopf, segnete es und sprach: "Behalt nur Gott in dem Herzen, so wird dirs wohl gehen." Darauf schloß sie die Augen, und als sie zur Erde bestattet wurde, ging das Mädchen bitterlich weinend hinter dem Sarg und erwies ihr die letzte Ehre.
Das Mädchen lebte nun in dem kleinen Haus ganz allein, war fleißig, spann, webte und nähte, und auf allem, was es tat, ruhte der Segen der guten Alten. Es war, als ob sich der Flachs in der Kammer von selbst mehrte, und wenn sie ein Stück Tuch oder einen Teppich gewebt oder ein Hemd genäht hatte, so fand sich gleich ein Käufer, der es reichlich bezahlte, so daß sie keine Not empfand und andern noch etwas mitteilen konnte.
Um diese Zeit zog der Sohn des Königs im Land umher und wollte sich eine Braut suchen. Eine arme sollte er nicht wählen und eine reiche wollte er nicht. Da sprach er: "Die soll meine Frau werden, die zugleich die ärmste und die reichste ist." Als er in das Dorf kam, wo das Mädchen lebte, fragte er, wie er überall tat, wer in dem Ort die reichste und die ärmste wäre. Sie nannten ihm die reichste zuerst: die ärmste, sagten sie, wäre das Mädchen, das in dem kleinen Haus ganz am Ende wohnte. Die Reiche saß vor der Haustür in vollem Putz, und als der Königssohn sich näherte, stand sie auf, ging ihm entgegen und neigte sich vor ihm. Er sah sie an, sprach kein Wort und ritt weiter. Als er zu dem Haus der Armen kam, stand das Mädchen nicht an der Türe, sondern saß in seinem Stübchen. Er hielt das Pferd an und sah durch das Fenster, durch das die helle Sonne schien, das Mädchen an dem Spinnrad sitzen und emsig spinnen. Es blickte auf, und als es bemerkte, daß der Königssohn hereinschaute, ward es über und über rot, schlug die Augen nieder und spann weiter; ob der Faden diesmal ganz gleich ward, weiß ich nicht, aber es spann so lange, bis der Königssohn wieder weggeritten war. Dann trat es ans Fenster, öffnete es und sagte: "Es ist so heiß in der Stube," aber es blickte ihm nach, solange es noch die weißen Federn an seinem Hut erkennen konnte.
Das Mädchen setzte sich wieder in seine Stube zur Arbeit und spann weiter. Da kam ihm ein Spruch in den Sinn, den die Alte manchmal gesagt hatte, wenn es bei der Arbeit saß, und es sang so vor sich hin:
"Spindel, Spindel, geh du aus,
bring den Freier in mein Haus."
Was geschah? Die Spindel sprang ihm augenblicklich aus der Hand und zur Türe hinaus; und als es vor Verwunderung aufstand und ihr nachblickte, so sah es, daß sie lustig in das Feld hineintanzte und einen glänzenden goldenen Faden hinter sich herzog. Nicht lange, so war sie ihm aus den Augen entschwunden. Das Mädchen, da es keine Spindel mehr hatte, nahm das Weberschiffchen in die Hand, setzte sich an den Webstuhl und fing an zu weben.
Die Spindel aber tanzte immer weiter, und eben als der Faden zu Ende war, hatte sie den Königssohn erreicht. "Was sehe ich?" rief er, "die Spindel will mir wohl den Weg zeigen?" drehte sein Pferd um und ritt an dem goldenen Faden zurück. Das Mädchen aber saß an seiner Arbeit und sang:
"Schiffchen, Schiffchen, webe fein,
führ den Freier mir herein."
Alsbald sprang ihr das Schiffchen aus der Hand und sprang zur Türe hinaus. Vor der Türschwelle aber fing es an einen Teppich zu weben, schöner, als man je einen gesehen hat. Auf beiden Seiten blühten Rosen und Lilien, und in der Mitte auf goldenem Grund stiegen grüne Ranken herauf, darin sprangen Hasen und Kaninchen: Hirsche und Rehe streckten die Köpfe dazwischen: oben in den Zweigen saßen bunte Vögel; es fehlte nichts, als daß sie gesungen hätten. Das Schiffchen sprang hin und her, und es war, als wüchse alles von selber.
Weil das Schiffchen fortgelaufen war, hatte sich das Mädchen zum Nähen hingesetzt: es hielt die Nadel in der Hand und sang:
"Nadel, Nadel, spitz und fein,
Mach das Haus dem Freier rein."
Da sprang ihr die Nadel aus den Fingern und flog in der Stube hin und her, so schnell wie der Blitz. Es war nicht anders, als wenn unsichtbare Geister arbeiteten, alsbald überzogen sich Tisch und Bänke mit grünem Tuch, die Stühle mit Sammet, und an den Fenstern hingen seidene Vorhänge herab. Kaum hatte die Nadel den letzten Stich getan, so sah das Mädchen schon durch das Fenster die weißen Federn von dem Hut des Königssohns, den die Spindel an dem goldenen Faden herbeigeholt hatte. Er stieg ab, schritt über den Teppich in das Haus herein, und als er in die Stube trat, stand das Mädchen da in seinem ärmlichen Kleid, aber es glühte darin wie eine Rose im Busch. "Du bist die ärmste und auch die reichste," sprach er zu ihr, "komm mit mir, du sollst meine Braut sein." Sie schwieg, aber sie reichte ihm die Hand. Da gab er ihr einen Kuß, führte sie hinaus, hob sie auf sein Pferd und brachte sie in das königliche Schloß, wo die Hochzeit mit großer Freude gefeiert ward. Spindel, Weberschiffchen und Nadel wurden in der Schatzkammer verwahrt und in großen Ehren gehalten.