Có một anh thợ may nổi tiếng khắp vùng về nói khoác và về tính khất lần mỗi khi mắc nợ. Một hôm anh ta nảy ra ý định đi dạo một chút để ngắm cảnh trời đất. Anh vội vã rời cửa hàng.
"Mình đi đường mình
Qua cầu lớn nhỏ
Thoắt đó, thoắt đây
Đi hoài, đi mãi."
Ra khỏi nhà được một đoạn, anh thấy ở tít xa trong đám sương lam có một ngọn núi cao, vách núi dựng đứng. Sau núi là một ngọn tháp vươn lên từ khu rừng già âm u, tháp vươn sát tận trời mây. Anh thợ may reo:
- Trời ơi, sao cảnh vật lại hùng vĩ kỳ lạ như vậy!
Tính tò mò nổi lên, anh thợ may cứ thể thẳng tiến về phía núi. Khi tới gần, anh ta há hốc mồm, trợn tròn mắt. Cái tháp ấy lại có chân, chỉ nhún mình một cái nó đã nhảy qua một ngọn núi cao vách dựng đứng kia. Và trước mặt anh thợ may giờ đây là một người khổng lồ lực lưỡng, giọng nói vang như sấm đánh từ tứ phía:
- Thằng oắt nhỏ xíu bằng cái chân ruồi kia, mày làm gì ở đây hở?
Anh thợ may lúng búng trong miệng.
- Tôi tính dòm quanh xem liệu có kiếm được mẩu bánh nào ở trong rừng không.
- Nếu mày cũng rảnh rỗi như vậy thì mày có thể theo hầu tao được rồi đó.
- Nếu không tránh được thì sao lại không làm? Nhưng công xá tôi nhận được có khá không?
Gã khổng lồ bảo:
- Công xá mày nhận được có khá không hở? Hãy lắng nghe ta nói: Một năm có ba trăm sáu lăm ngày, nếu đó là năm nhuận thì tính thêm một ngày nữa vào đó, tao sẽ trả công mày đầy đủ không sót một ngày. Như thế mày đã thỏa mãn chưa?
- Theo tôi, thế cũng được!
Trả lời như vậy nhưng trong bụng anh thầm nghĩ: phải tùy cảnh ngộ mà liệu chiều. Tất nhiên phải tìm cách tẩu thoát càng sớm càng tốt.
Rồi gã khổng lồ bảo anh thợ may:
- Thế thì đi mau, thằng oắt con nhãi nhép kia, hãy đi lấy cho ta bình nước!
Anh chàng khoác lác còn hỏi vặn:
- Tại sao không lấy luôn cả suối lẫn nguồn, thế có phải tốt hơn không nào?
Mồm nói, nhưng anh bước luôn, tay xách bình đi lấy nước.
Gã khổng lồ lẩm bẩm:
- Nó nói cái gì? Lấy luôn cả suối lẫn nguồn có hơn không à?
Gã khổng lồ vốn vụng về, ngốc nghếch, tay chống cằm, gã bắt đầu thấy lo:
- Thằng này cũng đáng sợ đây! Người nó có chất nhân sâm. Phải coi chừng đó, lão già Hanxơ! Loại người như vậy không thể dùng làm người ở cho mình được đâu.
Anh thợ may vừa mới lấy nước về thì gã khổng lồ lại sai anh vào rừng đốn mấy khúc gỗ lớn mang về làm củi. Nhưng trước khi đi đốn gỗ, anh còn hỏi vặn:
Chặt cả cánh rừng?
Chặt từng khu một?
Chặt tuốt lớn nhỏ?
Không kể thẳng cong?
Gã khổng lồ vốn cả tin, nghe vậy, mồm hắn lẩm bẩm, dáng lo sợ:
Chặt cả cánh rừng?
Chặt từng khu một?
Chặt tuốt lớn nhỏ?
Không kể thẳng cong?
Và: - Lấy luôn cả suối lẫn nguồn có hơn không?
Thằng này cũng đáng sợ đây! Người nó có chất nhân sâm. Phải coi chừng đó, lão già Hanxơ. Loại người như vậy không thể dùng làm người ở cho mình được đâu.
Anh thợ may vừa mới mang củi về tới nhà thì gã khổng lồ lại sai ngay anh vào rừng bắn lấy hai hay ba con heo rừng về làm bữa ăn chiều. Anh chàng khoác lác kênh kiệu kia lại hỏi:
Chỉ nã một phát
Chết cả ngàn con
Thêm cả mày nữa
Thế có hơn không?
Gã khổng lồ nhát như thỏ đế kia lo sợ vội la:
- Mày nói cái gì? Thôi! Thôi! Hôm nay làm như thế là đủ rồi, và giờ mày có thể đi ngủ được đấy.
Gã khổng lồ vô cùng lo sợ, suốt đêm không tài nào chợp mắt được. Gã suy đi tính lại xem có cách nào tống khứ được cái thằng phù thủu lắm tà thuật, cái thằng oắt con đang theo hầu mình kia càng sớm càng tốt.
Nghĩ mãi rồi cũng phải ra.
Sáng sớm hôm sau, gã khổng lồ và anh thợ may đi dạo tới một khu đầm lầy, liễu mọc đầy quanh bờ đầm. Khi đó gã khổng lồ bảo:
- Hãy nghe đây, chú thợ may. Chú thử leo lên một cành cây, rồi lấy sức đu uốn cành cây xuống sát mặt đất, tớ được xem như vậy chết cũng đã đời.
Thoắt một cái, anh thợ may đã ngồi chót vót trên một cành cây cao, rồi nín hơn dún đu mình ở đầu cành cây làm cành cong xuống. Đến khi lực dún hết tác dụng, rồi do anh không bỏ bàn ủi vào túi cho nặng thêm, cành cây liền bật vút trở lại, anh bị văng tít lên không, không ai nhìn thấy bóng dáng anh nữa. Còn gã khổng lồ thì vui mừng vô hạn.
Nếu anh chưa rơi xuống, chắc chắn anh vẫn còn đang bơi lơ lửng trong không trung.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Einem Schneider, der ein großer Prahler war, aber ein schlechter Zahler, kam es in den Sinn, ein wenig auszugehen und sich in dem Wald umzuschauen. Sobald er nur konnte, verließ er seine Werkstatt,
wanderte seinen Weg
über Brücke und Steg,
bald da, bald dort,
immer fort und fort.
Als er nun draußen war, erblickte er in der blauen Ferne einen steilen Berg und dahinter einen himmelhohen Turm, der aus einem wilden und finstern Wald hervorragte. "Potz Blitz!" rief der Schneider, "was ist das?" und weil ihn die Neugierde gewaltig stach, so ging er frisch drauf los. Was sperrte er aber Maul und Augen auf, als er in die Nähe kam, denn der Turm hatte Beine, sprang in einem Satz über den steilen Berg und stand als ein großmächtiger Riese vor dem Schneider. "Was willst du hier, du winziges Fliegenbein," rief der mit einer Stimme, als wenns von allen Seiten donnerte. Der Schneider wisperte: "Ich will mich umschauen, ob ich mein Stückchen Brot in dem Wald verdienen kann." - "Wenns um die Zeit ist," sagte der Riese, "so kannst du ja bei mir im Dienst eintreten." - "Wenns sein muß, warum das nicht? Was krieg ich aber für einen Lohn?" - "Was du für einen Lohn kriegst?" sagte der Riese, "das sollst du hören. Jährlich dreihundertfünfundsechzig Tage, und wenns ein Schaltjahr ist, noch einen obendrein. Ist dir das recht?" - "Meinetwegen," antwortete der Schneider und dachte in seinem Sinn: "Man muß sich strecken nach seiner Decke. Ich such mich bald wieder loszumachen." Darauf sprach der Riese zu ihm: "Geh, kleiner Halunke, und hol mir einen Krug Wasser." - "Warum nicht lieber gleich den Brunnen mitsamt der Quelle?" fragte der Prahlhans und ging mit dem Krug zum Wasser. "Was? Den Brunnen mitsamt der Quelle?" brummte der Riese, der ein bißchen tölpisch und albern war, in den Bart hinein und fing an sich zu fürchten, "der Kerl kann mehr als Äpfel braten: der hat einen Alraun im Leib. Sei auf deiner Hut, alter Hans, das ist kein Diener für dich." Als der Schneider das Wasser gebracht hatte, befahl ihm der Riese, in dem Wald ein paar Scheite Holz zu hauen und heim zu tragen. "Warum nicht lieber den ganzen Wald mit einem Streich,
den ganzen Wald
mit jung und alt,
mit allem, was er hat,
knorzig und glatt?"
fragte das Schneiderlein, und ging das Holz hauen. "Was?
den ganzen Wald
mit jung und alt,
mit allem, was er hat,
knorzig und glatt?
und den Brunnen mitsamt der Quelle?" brummte der leichtgläubige Riese in den Bart und fürchtete sich noch mehr, "der Kerl kann mehr als Äpfel braten, der hat einen Alraun im Leib. Sei auf deiner Hut, alter Hans, das ist kein Diener für dich." Wie der Schneider das Holz gebracht hatte, befahl ihm der Riese, zwei oder drei wilde Schweine zum Abendessen zu schießen. "Warum nicht lieber gleich tausend auf einen Schuß, und die alle hierher?" fragte der hoffärtige Schneider. "Was?" rief der Hasenfuß von einem Riesen und war heftig erschrocken, "laß es nur für heute gut sein und lege dich schlafen."
Der Riese fürchtete sich so gewaltig, daß er die ganze Nacht kein Auge zutun konnte und hin- und herdachte, wie ers anfangen sollte, um sich den verwünschten Hexenmeister von Diener je eher je lieber vom Hals zu schaffen. Kommt Zeit, kommt Rat. Am andern Morgen gingen der Riese und der Schneider zu einem Sumpf, um den ringsherum eine Menge Weidenbäume standen. Da sprach der Riese: "Hör einmal, Schneider, setz dich auf eine von den Weidenruten, ich möchte um mein Leben gern sehen, ob du imstand bist, sie herabzubiegen." Husch, saß das Schneiderlein oben, hielt den Atem ein und machte sich schwer, so schwer, daß sich die Gerte niederbog. Als er aber wieder Atem schöpfen mußte, da schnellte sie ihn, weil er zum Unglück kein Bügeleisen in die Tasche gesteckt hatte, zu großer Freude des Riesen so weit in die Höhe, daß man ihn gar nicht mehr sehen konnte. Wenn er nicht wieder heruntergefallen ist, so wird er wohl noch oben in der Luft herumschweben.