Tuổi thọ


Die Lebenszeit


Thượng đế sinh ra muôn loài và ngài cũng muốn ban tuổi thọ cho chúng. Con lừa bước tới hỏi:
- Xin tâu thượng đế, con sống bao nhiêu năm?
Thượng đế trả lời:
- Ba chục năm, thế ngươi đã hài lòng chưa?
Lừa than van:
- Xin thượng đế rủ lòng thương, đó quả thật là một thời gian quá dài đối với cuộc sống đầy vất vả của con: Từ sáng sớm đến tận đêm khuya lúc nào cũng đầu tắt mặt tối, hết thồ lại kéo xe lúa mì đi xay bột để cho những người khác ăn bánh mì, còn mình thì luôn luôn được thăm hỏi, bồi dưỡng bằng roi vọt và những cái đạp chân. Xin giảm cho con ít năm.
Thượng đế động lòng thương, giảm xuống cho còn có 18 năm.
Được an ủi, lừa vừa đi khỏi thì chó tới trình. Thượng đế hỏi:
- Ngươi muốn sống bao lâu? Đối với con lừa ba mươi năm là quá nhiều, nhưng có lẽ như vậy đối với ngươi là vừa.
Chó thưa:
- Xin thượng đế rủ lòng thương, đó chẳng phải là ý con, con suốt ngày chạy, chân con chắc không chạy nổi ngần ấy năm trường, khi răng con không còn nữa, sủa không ra tiếng, lúc bấy giờ con chỉ còn mỗi cách là chạy quanh xó nhà gầm gừ.
Thượng đế nghe thấy chó nói cũng có lý và giảm xuống còn 12 năm.
Tiếp đến là con khỉ. Thượng đế nói:
- Ngươi có thích sống ba mươi năm không? Ngươi chẳng phải làm lụng vất vả như lừa và chó, lúc nào cũng ăn ngon mặc đẹp.
Khỉ đáp:
- Muôn tâu Thượng đế, nhìn bề ngoài thì thế thật, nhưng sự thật lại hoàn toàn khác. Con lúc nào cũng gặp phải rủi ro. Con luôn luôn phải cau mày, nhăn mặt làm trò tiêu khiển mua vui cho thiên hạ. Nếu có được quả táo họ ném cho, cắn ăn thì té ra quả táo chua. Đằng sau những bông đùa ấy thường là những cay đắng buồn tủi. Chắc con chẳng sống được tới lúc ấy.
Thượng đế vốn tính thương người nên tha thứ cho, giảm xuống còn 10 năm.
Trình diện cuối cùng là con người. Với dáng khỏe mạnh, vui tươi, con người xin Thượng đế ban cho tuổi thọ. Thượng đế nói:
- Ngươi sẽ sống ba mươi năm. Thế đã đủ chưa?
Con người kêu phàn nàn:
- Quả là một thời gian ngắn ngủi! Khi con mới xây nhà xong và còn đang nhóm lửa ở trong căn bếp vừa mới làm xong, khi những cây con trồng vừa mới ra hoa kết quả vụ đầu, khi ấy con mới được sung sướng để ngắm sự đời, chính lúc ấy con lại phải từ giã cuộc đời. Xin Thượng đế tăng thêm tuổi thọ.
Thượng đế nói:
- Ta cho người thêm 18 năm của lừa.
- Dạ thế vẫn chưa đủ.
- Cho ngươi thêm mười hai năm của chó.
- Thế vẫn quá ít.
- Được, ta cho ngươi thêm mười năm của khỉ, nhưng hơn nữa thì không được.
Con người ra đi nhưng trong lòng vẫn chưa được thỏa mãn.
Thế là con người sống 70 năm, 30 năm đầu là những năm làm người, những năm tháng ấy trôi qua nhanh chóng, đó là lúc con người còn khỏe mạnh, vui tươi, hay làm việc, biết vui với đời. Tiếp đến là 18 năm lừa, lúc đó phải cáng đáng hết gánh nặng này đến gánh nặng khác. Sau đó là 12 năm chó, lúc bấy giờ chỉ nằm ru rú trong xó nhà mà càu nhàu suốt ngày vì chẳng còn răng mà nhai. Nếu như những năm ấy trôi qua, còn lại đoạn kết cuộc đời là 10 năm của khỉ. Lúc bấy giờ phần lớn đã trở nên lẩm cẩm.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Als Gott die Welt geschaffen hatte und allen Kreaturen ihre Lebenszeit bestimmen wollte, kam der Esel und fragte 'Herr, wie lange soll ich leben?' 'Dreißig Jahre,' antwortete Gott, 'ist dir das recht?' 'Ach Herr,' erwiderte der Esel, 'das ist eine lange Zeit. Bedenke mein mühseliges Dasein: von Morgen bis in die Nacht schwere Lasten tragen, Kornsäcke in die Mühle schleppen, damit andere das Brot essen, mit nichts als mit Schlägen und Fußtritten ermuntert und aufgefrischt zu werden! erlaß mir einen Teil der langen Zeit.' Da erbarmte sich Gott und schenkte ihm achtzehn Jahre. Der Esel ging getröstet weg, und der Hund erschien. 'Wie lange willst du leben?' sprach Gott zu ihm, 'dem Esel sind dreißig Jahre zu viel, du aber wirst damit zufrieden sein.' 'Herr,' antwortete der Hund, 'ist das dein Wille? bedenke, was ich laufen muß, das halten meine Füße so lange nicht aus; und habe ich erst die Stimme zum Bellen verloren und die Zähne zum Beißen, was bleibt mir übrig, als aus einer Ecke in die andere zu laufen und zu knurren?' Gott sah, daß er recht hatte, und erließ ihm zwölf Jahre. Darauf kam der Affe. 'Du willst wohl gerne dreißig Jahre leben?' sprach der Herr zu ihm, 'du brauchst nicht zu arbeiten wie der Esel und der Hund, und bist immer guter Dinge.' 'Ach Herr,' antwortete er, 'das sieht so aus, ist aber anders. Wenns Hirsenbrei regnet, habe ich keinen Löffel. Ich soll immer lustige Streiche machen, Gesichter schneiden, damit die Leute lachen, und wenn sie mir einen Apfel reichen und ich beiße hinein, so ist er sauer. Wie oft steckt die Traurigkeit hinter dem Spaß! Dreißig Jahre halte ich das nicht aus.' Gott war gnädig und schenkte ihm zehn Jahre.
Endlich erschien der Mensch, war freudig, gesund und frisch und bat Gott, ihm seine Zeit zu bestimmen. 'Dreißig Jahre sollst du leben,' sprach der Herr, 'ist dir das genug?' 'Welch eine kurze Zeit!' rief der Mensch, 'wenn ich mein Haus gebaut habe, und das Feuer auf meinem eigenen Herde brennt: wenn ich Bäume gepflanzt habe, die blühen und Früchte tragen, und ich meines Lebens froh zu werden gedenke, so soll ich sterben! o Herr, verlängere meine Zeit.' 'Ich will dir die achtzehn Jahre des Esels zulegen,' sagte Gott. 'Das ist nicht genug,' erwiderte der Mensch. 'Du sollst auch die zwölf Jahre des Hundes haben.' 'Immer noch zu wenig.' 'Wohlan,' sagte Gott, 'ich will dir noch die zehn Jahre des Affen geben, aber mehr erhältst du nicht.' Der Mensch ging fort, war aber nicht zufriedengestellt.
Also lebt der Mensch Siebeinzig Jahr. Die ersten dreißig sind seine menschlichen Jahre, die gehen schnell dahin; da ist er gesund, heiter, arbeitet mit Lust und freut sich seines Daseins. Hierauf folgen die achtzehn Jahre des Esels, da wird ihm eine Last nach der andern aufgelegt: er muß das Korn tragen, das andere nährt, und SchIäge und Tritte sind der Lohn seiner treuen Dienste. Dann kommen die zwölf Jahre des Hundes, da liegt er in den Ecken, knurrt und hat keine Zähne mehr zum Beißen. Und wenn diese Zeit vorüber ist, so machen die zehn Jahre des Affen den Beschluß. Da ist der Mensch schwachköpfig und närrisch, treibt alberne Dinge und wird ein Spott der Kinder.