Con cú


Die Eule


Hồi đó cách đây khoảng mấy trăm năm, khi con người còn chưa tinh khôn, ranh mãnh như chúng ta ngày nay, ở thị trấn kia đã xảy ra một chuyện lạ kỳ như sau:
- Tình cờ có một con cú thuộc giống cú lớn bay đi ăn đêm từ một khu rừng gần đó rồi lạc vào kho lúa và rơm của một gia đình kia. Đến sáng hôm sau, nó vẫn náu mình trong góc kho chẳng dám bay ra nữa vì sợ các giống chim khác thấy nó tất sẽ khiếp đảm mà kêu la ầm lên.
Khi trời đã rạng hẳn, người đầy tớ nhà kho ấy vào kho lấy rơm, hắn sợ hãi co cẳng chạy lên báo chủ là trong kho có một con quái vật suốt đời hắn chưa từng thấy bao giờ. Con quái vật đảo mắt lia lịa, chắc là nó nuốt chửng người ta dễ như chơi. Chủ nhà nói:
- Tao biết tính mày rồi! Mày chỉ có gan đuổi sẻ ngoài đồng, còn hễ thấy dù chỉ là một con gà mái đã chết lăn ra đó. Trước tiên mà cũng cứ đi kiếm gậy cầm lăm lăm trong tay rồi mới dám đến gần. Để tao thân chinh xuống xem con vật kỳ quái ấy hình thù thế nào?
Chủ nhà đứng phắt ngay dậy, hùng hổ vẻ can đảm lắm, đi thẳng xuống kho, tìm ngó quanh quẩn. Nhưng khi chính mắt bác nhìn thấy con vật lạ kỳ và gớm ghiếc kia thì hoảng sợ cũng chẳng kém gì người đầy tớ. Chỉ vài bước nhảy, bác đã ra khỏi nhà kho, chạy sang khẩn khoản xin hàng xóm cứu giúp chống lại con vật lạ kỳ nguy hiểm. Nếu không sẽ nguy cho cả thị trấn một khi con quái lọt được ra ngoài.
Khắp phố xá huyên náo, bàn tán về chuyện đó. Người người khắp mọi nơi đổ về, tay giáo, tay mác, tay liềm, tay hái, tay rìu, cứ như đi đánh giặc. Mấy vị trong tòa thị chính do viên thị trưởng dẫn đầu cũng có mặt. Đoàn người tụ tập ở bãi chợ để chỉnh đốn hàng ngũ, rồi nhất tề kéo đến vây kín kho. Tiếp đấy, một người dũng cảm táo tợn nhất trong đám đông, tay lăm lăm ngọn giáo, xông vào. Nhưng mới thấy con quái, hắn đã ù té chạy, mặt nhợt như da người chết, miệng lắp bắp không nói được lời nào. Thêm hai người nữa liều mình xông đến, nhưng cũng chẳng hơn gì người kia.
Mãi sau, có một người cao lớn, lực lưỡng bước ra. Anh nổi tiếng xưa nay vì những chiến công trong chiến trận. Anh nói:
- Các người chỉ nhìn suông thì làm sao đuổi được quái vật! Trong chuyện này, phải nghiêm túc mới được. Nhưng tôi thấy hình như các ông đã hóa thành loại đàn bà nhút nhát cả rồi thì phải, chẳng ai có gan đấu trí với cáo cả.
Anh đòi đem giáp, trụ, giáo, kiếm lại. Binh giáp đã sẵn sàng, mọi người đâm lo cho tính mạng anh, nhưng ai cũng khen anh là dũng cảm. Hai cánh cổng kho được mở và người ta thấy con cú đã bay lên đậu chính giữa một cái xà ngang rất lớn. Anh bảo đi lấy thang. Khi anh đặt thang xong, chuẩn bị trèo lên, ở bốn phía mọi người reo hò, cổ vũ anh, cầu thánh Gioóc, vị thánh đã giết rồng khi xưa phù hộ độ trì cho anh. Khi anh trèo sắp tới gần, con cú mới nhận ra là anh muốn trèo đến chỗ nó. Nó lại nhìn thấy đám đông người ở ngoài hô hoán huyên náo cả một vùng nên càng bàng hoàng, không biết trốn đi đâu. Mắt nó long lên, chớp liên tục, xù lông, giương cánh, cất giọng khàn khàn: "Cú… cú…." Đám đông hò hét khích lệ người anh hùng dũng cảm:
- Đâm đi, đâm luôn đi thôi!
Anh thanh niên đáp:
- Có giỏi cứ lên đây đứng, xem có còn dám hô "đâm đi" nữa không.
Thực ra anh cứ bước lên thêm được một nấc thang nữa, nhưng rồi toàn thân run rẩy. Anh rút lui trong tình trạng gần ngất xỉu.
Giờ không còn một ai dám dấn thân vào chỗ nguy hiểm ấy nữa. Mọi người bảo nhau:
- Con quái vật mới há mỏ, hà hơi thôi mà đã làm cho tráng sĩ cừ nhất của chúng ta trúng độc và bị thương rồi. Những loại như chúng ta dù có liều thân cũng chẳng được tích sự gì.
Họ đứng bàn tán, tìm xem có cách nào để cứu cả thị trấn khỏi đổ nát không. Tất cả mọi cách gần như không có hy vọng gì. Mãi sau, viên thị trưởng mới nghĩ ra một kế. Ông nói:
- Tôi nghĩ thế này: Ta đốt cả nhà kho cùng con quái vật kia. Rồi ta quyên góp tiền bồi thường cho chủ nhà cả kho lẫn rơm, lúa, cỏ, cùng những vật dụng để trong đó. Như vậy thì chẳng một ai phải liều thân nữa. Trong chuyện này không thể tính chi li được. Bủn xỉn chỉ mang hại cho chính mình.
Tất cả mọi người đều nhất trí như vậy. Mọi người, mỗi người một tay, châm lửa bốn góc nhà kho. Chẳng mấy chốc, nhà kho bị cháy rụi, con cú cũng bị chết thảm hại trong lò lửa.
Ai không tin chuyện kể, xin cứ đến đó mà hỏi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Vor ein paar hundert Jahren, als die Leute noch lange nicht so klug und verschmitzt waren, als sie heutzutage sind, hat sich in einer kleinen Stadt eine seltsame Geschichte zugetragen. Von ungefähr war eine von den großen Eulen, die man Schuhu nennt, aus dem benachbarten Walde bei nächtlicher Weile in die Scheuer eines Bürgers geraten und wagte sich, als der Tag anbrach, aus Furcht vor den andern Vögeln, die, wenn sie sich blicken läßt, ein furchtbares Geschrei erheben, nicht wieder aus ihrem Schlupfwinkel heraus. Als nun der Hausknecht morgens in die Scheuer kam, um Stroh zu holen, erschrak er bei dem Anblick der Eule, die da in einer Ecke saß, so gewaltig, daß er fortlief und seinem Herrn ankündigte, ein Ungeheuer, wie er zeit seines Lebens keins erblickt hätte, säße in der Scheuer, drehte die Augen im Kopf herum und könnte einen ohne Umstände verschlingen. 'Ich kenne dich schon,' sagte der Herr, 'einer Amsel im Felde nachzujagen, dazu hast du Mut genug, aber wenn du ein totes Huhn liegen siehst, so holst du dir erst einen Stock, ehe du ihm nahe kommst. Ich muß nur selbst einmal nachsehen, was das für ein Ungeheuer ist,' setzte der Herr hinzu, ging ganz tapfer zur Scheuer hinein und blickte umher. Als er aber das seltsame und greuliche Tier mit eigenen Augen sah, so geriet er in nicht geringere Angst als der Knecht. Mit ein paar Sätzen sprang er hinaus, lief zu seinen Nachbarn und bat sie flehentlich, ihm gegen ein unbekanntes und gefährliches Tier Beistand zu leisten; ohnehin könnte die ganze Stadt in Gefahr kommen, wenn es aus der Scheuer, wo es säße, heraus bräche. Es entstand großer Lärm und Geschrei in allen Straßen: die Bürger kamen mit Spießen, Heugabeln, Sensen und Äxten bewaffnet herbei, als wollten sie gegen den Feind ausziehen: zuletzt erschienen auch die Herren des Rats mit dem Bürgermeister an der Spitze. Als sie sich auf dem Markt geordnet hatten, zogen sie zu der Scheuer und umringten sie von allen Seiten. Hierauf trat einer der beherztesten hervor und ging mit gefälltem Spieß hinein, kam aber gleich darauf mit einem Schrei und totenbleich wieder herausgelaufen, und konnte kein Wort hervorbringen. Noch zwei andere wagten sich hinein, es erging ihnen aber nicht besser. Endlich trat einer hervor, ein großer starker Mann, der wegen seiner Kriegstaten berühmt war, und sprach 'mit bloßem Ansehen werdet ihr das Ungetüm nicht vertreiben, hier muß Ernst gebraucht werden, aber ich sehe, daß ihr alle zu Weibern geworden seid und keiner den Fuchs beißen will.' Er ließ sich Harnisch, Schwert und Spieß bringen und rüstete sich. Alle rühmten seinen Mut, obgleich viele um sein Leben besorgt waren. Die beiden Scheuertore wurden aufgetan, und man erblickte die Eule, die sich indessen in die Mitte auf einen großen Querbalken gesetzt hatte. Er ließ eine Leiter herbeibringen, und als er sie anlegte und sich bereitete hinaufzusteigen, so riefen ihm alle zu, er solle sich männlich halten, und empfahlen ihn dem heiligen Georg, der den Drachen getötet hatte. Als er bald oben war, und die Eule sah, daß er an sie wollte, auch von der Menge und dem Geschrei des Volks verwirrt war und nicht wußte, wohinaus, so verdrehte sie die Augen, sträubte die Federn, sperrte die Flügel auf, gnappte mit dem Schnabel und ließ ihr schuhu, schuhu mit rauher Stimme hören. 'Stoß zu, stoß zu!' rief die Menge draußen dem tapfern Helden zu. 'Wer hier stände, wo ich stehe,' antwortete er, 'der würde nicht stoß zu rufen.' Er setzte zwar den Fuß noch eine Staffel höher, dann aber fing er an zu zittern und machte sich halb ohnmächtig auf den Rückweg.
Nun war keiner mehr übrig, der sich in die Gefahr hätte begeben wollen. 'Das Ungeheuer,' sagten sie, 'hat den stärksten Mann, der unter uns zu finden war, durch sein Gnappen und Anhauchen allein vergiftet und tödlich verwundet, sollen wir andern auch unser Leben in die Schanze schlagen?' Sie ratschlagten, was zu tun wäre, wenn die ganze Stadt nicht sollte zugrunde gehen. Lange Zeit schien alles vergeblich, bis endlich der Bürgermeister einen Ausweg fand. 'Meine Meinung geht dahin,' sprach er, 'daß wir aus gemeinem Säckel diese Scheuer samt allem, was darinliegt, Getreide, Stroh und Heu, dem Eigentümer bezahlen und ihn schadlos halten, dann aber das ganze Gebäude und mit ihm das fürchterliche Tier abbrennen, so braucht doch niemand sein Leben daran zu setzen. Hier ist keine Gelegenheit zu sparen, und Knauserei wäre übel angewendet.' Alle stimmten ihm bei. Also ward die Scheuer an vier Ecken angezündet, und mit ihr die Eule jämmerlich verbrannt. Wers nicht glauben will, der gehe hin und frage selbst nach.