Chim hồng tước và con cú


Der Zaunkönig


Ngày ấy xa xôi lắm rồi, khi mỗi âm thanh đều có ý nghĩa riêng của nó. Khi nghe tiếng búa thợ rèn, người ta nghĩ ngay tới:
- Nào, đều nhịp búa nhé!
Khi nghe tiếng bào gỗ, người ta nghĩ ngay tới:
- Ấn miết đều tay cho phoi mịn.
Khi nghe tiếng cối xay gió, người ta nghĩ ngay tới:
- Chỉ có gió trời nó mới quay.
Nếu người thợ cối xay gió lại chính là người lừa đảo thì khi cho cối xay gió chạy sẽ có tiếng hỏi:
- Ai đó? Ai đó?
Và lập tức có ngay tiếng đáp:
- Thợ cối xay gió, thợ cối xay gió.
Và rồi tiếp sau đó là tiếng hối thúc:
- Ăn cắp thật lực vào, ăn cắp thật lực vào, tám phần chỉ còn sáu.
Cũng vào ngày ấy, loài chim có tiếng nói riêng ai cũng hiểu được chứ không phải là những tiếng xè xè, sẹt sẹt hay như tiếng người huýt sáo, chỉ có ít loài là nghe như nhạc không lời như những loài chim ngày nay.
Tự dưng loài chim lại muốn sống có vua và muốn chọn một con nào đó lên làm vua. Trong số chúng chỉ có con Kiebitz phản đối, nó thích sống tự do và cũng muốn được chết một cách thanh thản. Sợ hãi nó bay hết chỗ này tới chỗ khác, vừa bay vừa nói:
- Giờ thì mình ở đâu được? Giờ thì mình ở đâu được?
Rồi nó tự rút lui về sống ở những nơi đồng lầy hoang vắng, không bao giờ ló ra nữa.
Vào một buổi sáng tháng năm đẹp trời, các loài chim lũ lượt bay từ các cánh rừng, từ các thảo nguyên tụ hội lại với nhau, nào là đại bàng, chim sâu, cú, quạ, chim sẻ, chim sơn ca, chim nhiều ơi là nhiều, chim gáy cũng tới, rồi chim rẽ quạt cũng có mặt, có cả con chim gì cũng chẳng biết nữa, nó nhỏ xíu à, nó cũng nhập bọn. Có chị gà mái ở đâu chạy tới hỏi với giọng tò mò:
- Làm gì, làm gì mà tụ hợp đông thế nhỉ?
Rồi chị ta quang quác lên làm lũ gà con nhớn nhác. Anh gà trống chạy lại bảo:
- Có gì đâu, họp bầu vua đấy!
Cuộc họp quyết nghị, ai bay cao nhất người đó sẽ là vua. Chú nhái bén đậu bám trên cành cây nghe không rõ nên tưởng mọi người quát:
- Ướt, ướt, ướt, ướt ráo cả!
Nó tưởng rồi tha hồ mà khóc, khóc nhiều tới mức, ướt ráo tất cả.
Con quạ nói:
- Rồi cũng đâu vào đấy!
Bầy chim muốn việc đó được làm ngay khi trời đang nắng đẹp. Rồi sau khi có lệnh xuất phát, cả bầy chim vụt cất cánh bay, chúng đông tới mức người ta chỉ nghe thấy tiếng rào rào vỗ cánh và một đám mây bụi. Những loài chim nhỏ yếu ớt rớt lại đàng sau và rơi xuống đất. Những loài chim to ráng sức bay tiếp, nhưng chẳng con nào bay nhanh và cao bằng đại bàng, tưởng chừng nó muốn bay lên để mổ moi mắt của mặt trời. Khi đại bàng ngoảnh lại xem có ai bay theo không, nó thấy chẳng có con chim nào bay đua nổi, tất cả rớt lại mãi xa đằng sau. Nó nghĩ:
- Việc gì phải bay cao hơn nữa, thế cũng là vua rồi!
Đại bàng lượn từ từ xuống, bầy chim đồng thanh:
- Đại bàng làm vua, đại bàng làm vua, không ai sánh bằng cả.
Có con chim nhỏ nằm ẩn trong lông ngực đại bàng chui ra nói:
- Ngoại trừ tôi ra, ngoại trừ tôi ra!
Con chim nhỏ bay vút lên không trung, người ta tưởng chừng nó sẽ bay tới thượng giới. Khi đó nó lượn từ từ xuống và nói oang oang:
- Tôi mới là vua, tôi mới là vua!
Bầy chim tức giận hỏi:
- Mi mà cũng đòi làm vua chúng ta? Ngươi đã mưu mẹo ăn gian khi bay. Giờ bầy chim lại quyết định: Con chim nào rơi sâu nhất vào trong lòng đất thì nó sẽ được làm vua.
Con ngan bay lên bờ, gà trống ta ra sức bới cho mình một lỗ. Vịt ta vội nhảy xuống hào, không may bị trẹo chân, lạch bạch gắng lội xuống ao và la: "Đúng là đồ ăn mày! Đúng là đồ ăn mày!." Còn cái con chim nhỏ khi trước thì chui ngay vào trong hang chuột, rồi nói vọng ra: "Tôi mới là vua! Tôi mới là vua!."
Bầy chim tức giận hỏi:
- Ngươi mà cũng đòi làm vua à, ngươi tưởng đánh lừa được chúng ta ư?
Bầy chim quyết định bao vây hang chuột để cho con chim nhỏ kia chết đói trong hang chuột. Cú được phân công đứng canh cửa hang, không cho con chim lừa đảo kia chui ra khỏi hang, thế nó mới biết thân.
Khi bóng đêm từ từ buông xuống cánh rừng thì bầy chim bấy giờ mới thấy thấm mệt bởi cuộc đua tài. Chim mẹ, chim con lại lũ lượt kéo nhau bay về tổ. Chỉ còn một mình cú ta ở lại và mắt chăm chăm nhìn vào hang chuột. Được một lúc thì nó thấy mỏi mắt, cú nghĩ:
- Mình nhắm một mắt, còn mắt kia thì canh chừng không cho tên khốn kiếp chui ra khỏi hang.
Thế là cú ta nhắm một mắt, một mắt nhìn trừng trừng canh chừng nơi cửa hang chuột. Con chim nhỏ ló đầu khỏi hang tính trốn khỏi hang, cú ta liền bước tới. Con chim nhỏ liền tụt vào trong hang.
Giờ thì cú mở mắt kia, nhắm mắt này lại cho đỡ mỏi, cứ như vậy cú luân phiên mở mắt, nhắm mắt suốt cả đêm. Nhưng rồi có lần nhắm mắt này lại quên mở mắt kia. Thế là hai mắt nhắm nghiền và cứ thiu thiu đi vào giấc ngủ. Con chim nhỏ kia chỉ mong có chừng đó. Khi phát hiện ra cú nhắm cả hai mắt, nó chui ra khỏi hang và lẻn bay đi mất.
Từ ngày đó trở đi loài cú không được ló mặt ra khi trời sáng, vì mỗi khi nhìn thấy cú lập tức các loài chim xô tới rỉa lông nó. Từ đó, cú chỉ bay đi kiếm ăn vào ban đêm, nó căm tức lũ chuột và luôn săn bắt chúng để trả thù.
Còn con chim nhỏ kia cũng không dám xuất đầu lộ diện, nó chỉ sợ các loài chim trông thấy, rồi bay tới bắt, đánh nó. Giờ nó chỉ bay từ bụi rào này sang bụi rào khác, chỉ khi nào thấy chắc chắn nó mới cất tiếng: "Tôi mới là vua!." Các loài chim thấy nó vậy nên mỉa mai đặt cho nó cái tên "Vua hàng rào" (chim hồng tước).
Không có ai vui mừng bằng chim sơn ca, vì nó chẳng phải tuân lệnh Vua hàng rào. Mỗi khi ánh mặt trời xuất hiện thì chim sơn ca bay cao vút lên hót:
- Ái chà, nơi nào là tuyệt, thật là tuyệt vời, tuyệt vời, tuyệt vời! Nơi nào là tuyệt nhỉ!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
In den alten Zeiten, da hatte jeder Klang noch Sinn und Bedeutung. Wenn der Hammer des Schmieds ertönte, so rief er: "Smiet mi to! Smiet mi to!" Wenn der Hobel des Tischlers schnarrte, so sprach er: "Dor häst! Dor, dor häst!" Fing das Räderwerk der Mühle an zu klappern, so sprach es: "Help, Herr Gott! Help, Herr Gott!", und war der Müller ein Betrüger und ließ die Mühle an, so sprach sie hochdeutsch und fragte erst langsam: "Wer ist da? Wer ist da?", dann antwortete sie schnell: "Der Müller! Der Müller!", und endlich ganz geschwind: "Stiehlt tapfer, stiehlt tapfer, vom Achtel drei Sechter."
Zu dieser Zeit hatten auch die Vögel ihre eigene Sprache, die jedermann verstand, jetzt lautet es nur wie ein Zwitschern, Kreischen und Pfeifen und bei einigen wie Musik ohne Worte. Es kam aber den Vögeln in den Sinn, sie wollten nicht länger ohne Herrn sein und einen unter sich zu ihrem König wählen. Nur einer von ihnen, der Kiebitz, war dagegen; frei hatte er gelebt, und frei wollte er sterben, und angstvoll hin und her fliegend rief er: "Wo bliew ick? Wo bliew ick?" Er zog sich zurück in einsame und unbesuchte Sümpfe und zeigte sich nicht wieder unter seinesgleichen.
Die Vögel wollten sich nun über die Sache besprechen, und an einem schönen Maimorgen kamen sie alle aus Wäldern und Feldern zusammen, Adler und Buchfinke, Eule und Krähe, Lerche und Sperling, was soll ich sie alle nennen? Selbst der Kuckuck kam und der Wiedehopf, sein Küster, der so heißt, weil er sich immer ein paar Tage früher hören läßt; auch ein ganz kleiner Vogel, der noch keinen Namen hatte, mischte sich unter die Schar. Das Huhn, das zufällig von der ganzen Sache nichts gehört hatte, verwunderte sich über die große Versammlung.
"Wat, wat, wat is den dar to don?" gackerte es, aber der Hahn beruhigte seine liebe Henne und sagte: "Luter riek Lüd!", erzählte ihr auch, was sie vorhätten. Es ward aber beschlossen, daß der König sein sollte, der am höchsten fliegen könnte. Ein Laubfrosch, der im Gebüsche saß, rief, als er das hörte, warnend: "Natt, natt, natt! Natt, natt, natt!", weil er meinte, es würden deshalb viel Tränen vergossen werden. Die Krähe aber sagte: "Quark ok!", es sollte alles friedlich abgehen.
Es ward nun beschlossen, sie wollten gleich an diesem schönen Morgen aufsteigen, damit niemand hinterher sagen könnte: "Ich wäre wohl noch höher geflogen, aber der Abend kam, da konnte ich nicht mehr." Auf ein gegebenes Zeichen erhob sich also die ganze Schar in die Lüfte. Der Staub stieg da von dem Felde auf, es war ein gewaltiges Sausen und Brausen und Fittichschlagen, und es sah aus, als wenn eine schwarze Wolke dahinzöge. Die kleinern Vögel aber blieben bald zurück, konnten nicht weiter und fielen wieder auf die Erde. Die größern hielten's länger aus, aber keiner konnte es dem Adler gleichtun, der stieg so hoch, daß er der Sonne hätte die Augen aushacken können. Und als er sah, daß die andern nicht zu ihm herauf konnten, so dachte er: Was willst du noch höher fliegen, du bist doch der König, und fing an sich wieder herabzulassen. Die Vögel unter ihm riefen ihm alle gleich zu: "Du mußt unser König sein, keiner ist höher geflogen als du."
"Ausgenommen ich", schrie der kleine Kerl ohne Namen, der sich in die Brustfedern des Adlers verkrochen hatte. Und da er nicht müde war, so stieg er auf und stieg so hoch, daß er Gott auf seinem Stuhle konnte sitzen sehen. Als er aber so weit gekommen war, legte er seine Flügel zusammen, sank herab und rief unten mit feiner, durchdringender Stimme: "König bün ick! König bün ick!"
"Du unser König?" schrien die Vögel zornig. "Durch Ränke und Listen hast du es dahin gebracht." Sie machten eine andere Bedingung, der sollte ihr König sein, der am tiefsten in die Erde fallen könnte. Wie klatschte da die Gans mit ihrer breiten Brust wieder auf das Land! Wie scharrte der Hahn schnell ein Loch! Die Ente kam am schlimmsten weg, sie sprang in einen Graben, verrenkte sich aber die Beine und watschelte fort zum nahen Teiche mit dem Ausruf: "Pracherwerk! Pracherwerk!" Der Kleine ohne Namen aber suchte ein Mäuseloch, schlüpfte hinab und rief mit seiner feinen Stimme heraus: "König bün ick! König bün ick!"
"Du unser König?" riefen die Vögel noch zorniger. "Meinst du, deine Listen sollten gelten?" Sie beschlossen, ihn in seinem Loch gefangenzuhalten und auszuhungern. Die Eule ward als Wache davorgestellt; sie sollte den Schelm nicht herauslassen, so lieb ihr das Leben wäre. Als es aber Abend geworden war und die Vögel von der Anstrengung beim Fliegen große Müdigkeit empfanden, so gingen sie mit Weib und Kind zu Bett. Die Eule allein blieb bei dem Mäuseloch stehen und blickte mit ihren großen Augen unverwandt hinein.
Indessen war sie auch müde geworden und dachte: Ein Auge kannst du wohl zutun, du wachst ja noch mit dem andern, und der kleine Bösewicht soll nicht aus seinem Loch heraus. Also tat sie das eine Auge zu und schaute mit dem andern steif auf das Mäuseloch. Der kleine Kerl guckte mit dem Kopf heraus und wollte wegwitschen, aber die Eule trat gleich davor, und er zog den Kopf wieder zurück. Dann tat die Eule das eine Auge wieder auf und das andere zu und wollte so die ganze Nacht abwechseln. Aber als sie das eine Auge wieder zumachte, vergaß sie das andere aufzutun, und sobald die beiden Augen zu waren, schlief sie ein. Der Kleine merkte das bald und schlüpfte weg.
Von der Zeit an darf sich die Eule nicht mehr am Tage sehen lassen, sonst sind die andern Vögel hinter ihr her und zerzausen ihr das Fell. Sie fliegt nur zur Nachtzeit aus, haßt aber und verfolgt die Mäuse, weil sie solche böse Löcher machen. Auch der kleine Vogel läßt sich nicht gerne sehen, weil er fürchtet, es ginge ihm an den Kragen, wenn er erwischt würde. Er schlüpft in den Zäunen herum, und wenn er ganz sicher ist, ruft er wohl zuweilen: "König bün ick!", und deshalb nennen ihn die andern Vögel aus Spott Zaunkönig.
Niemand aber war froher als die Lerche, daß sie dem Zaunkönig nicht zu gehorchen brauchte. Wie sich die Sonne blicken läßt, steigt sie in die Lüfte und ruft: "Ach, wo is dat schön! Schön is dat! Schön! Schön! Ach, wo is dat schön!"