Hans lực lưỡng cường tráng


Der starke Hans


Ngày xửa ngày xưa, hai vợ chồng nhà kia chỉ có một người con. Họ sống một mình trong thung lũng hoang vắng. Có lần người mẹ vào rừng kiếm củi mang theo cậu bé Hans hai tuổi. Mùa xuân trăm hoa đia nở khoe sắc, hai mẹ con vui bước, đi hoài đi mãi vào tận trong rừng sâu lúc nào không hay. Bỗng có hai tên cướp nhảy ra từ bụi rậm bên đường, chúng túm lấy hai mẹ con và dẫn vào nơi hoang vu nhất trong rừng, nơi chưa từng có ai đặt chân tới.
Người mẹ đáng thương van nài bọn cướp thả hai mẹ con. Trái tim bọn cướp đã hóa đá, chúng đâu có thèm nghe lời van xin khẩn nài của người mẹ, chúng đẩy hai người đi tiếp. Sau hai tiếng đồng hồ đạp cây và gai trên đường, hai mẹ con bị đẩy tới bên cánh cửa nằm ở ngay vách núi. Bọn cướp gõ vào vách núi, cánh cửa từ từ mở.
Hai mẹ con đi dọc theo con đường hầm dài tối om, rồi tới cái động lớn có ánh lửa chập chờn tỏa sáng từ bếp lò đang đỏ rực. Treo ở trên tường nào là cung kiếm cùng những đồ giết người khác, chúng lấp lánh theo ánh lửa chập chờn. Một cái bàn màu đen đặt ở giữa động, bốn tên đang ngồi chơi, tên cầm đầu toán cướp ngồi gần đó.
Khi hai mẹ con bước vào động, tên cầm đầu tới nói, cứ yên tâm, đừng có sợ, công việc hàng ngày là lo cơm nước, dọn dẹp mọi cái cho ngăn nắp. Sau đó toán cướp đưa thức ăn cho hai mẹ con, chỉ cho chỗ ngủ của hai mẹ con.
Hai mẹ con sống nhiều năm ở chỗ bọn cướp. Hanxơ giờ đã khôn lớn. Người mẹ thường kể cho Hans nghe những chuyện về hiệp sĩ ở trong một quyển sách. Quyển sách đó bà tìm thấy ở trong động. Bà cũng thường dạy Hans đọc viết. Khi được chín tuổi, Hans lấy một cành bách bện thành thừng lớn và dấu nó ở dưới gầm giường. Hans tới bên mẹ và nói:
- Mẹ kính yêu, mẹ nói cho con biết, ai là cha con.
Người mẹ nín lặng, không muốn nói cho con biết điều đó để nó lại nhớ nhà. Người mẹ cũng biết rất rõ, lũ cướp chẳng đời nào để cho Hans rời khỏi nơi này. Bà cũng rất đau lòng, khi Hans không được về thăm cha. Đêm khuya, khi bọn cướp trở về. Hans lấy thừng cầm tay và bước tới chỗ tên cầm đầu bọn cướp và nói:
- Ta muốn biết chỗ ở của cha ta. Nói ngay, không ta vụt cho lăn quay ra bây giờ!
Tên cầm đầu cười lớn và cho Hans một cái bạt tai làm Hanxơ lộn mấy vòng lăn vào trong gầm bàn. Hans gượng dậy, bụng nghĩ:
- Mình phải đợi năm tới, khi đó ta lại tìm cách, có lẽ mọi chuyện sẽ tốt hơn.
Lại một năm qua đi, Hans cầm chiếc gậy, phủi sạch bụi, nhìn kỹ nó rồi nói:
- Chiếc gậy này chắc chắn đấy chứ!
Đêm khuya, lũ cướo trở về, chúng uống rưọu hết bình này tới bình khác cho tới khi say mới thôi. Hans lại lấy chiếc gậy ra, đứng trước mặt tên thủ lĩnh và hỏi hắn cha của nó là ai. Tên thủ lĩnh tát cho một cái bạt tai, Hans ngã dúi lăn xuống gầm bàn, nhưng ngay sau đó, Hans đứng dậy, giơ gậy lên nhằm thẳng đầu tên đầu sỏ và các tên cướp khác mà nện. Chúng bị đánh đau đến mức chân tay chẳng động đậy nổi.
Bà mẹ đứng ở một góc, nhìn thấy Hans dũng mãnh như thế thì rất kinh ngạc. Trừng trị lũ cướo xong, Hans bước tới trước mặt mẹ nói:
- Giờ đến chuyện của con. Bây giờ con muốn biết cha của con là ai?
Bà mẹ trả lời:
- Con yêu dấu, giờ thì mẹ con chúng ta đi tìm cha con, tìm cho tới khi gặp mặt cha con.
Bà lấy chìa khóa của tên thủ lĩnh để mở cửa hang, Hans lấy một cái bao rất to để chứa vàng, bạc châu báu, khi bao đầy căng, Hans vác lên vai. Rồi hai mẹ con đi ra khỏi hang. Từ trong bóng tối đi ra ngoài trời sáng, bất giác Hans mở to mắt nhìn rừng xanh, hoa và chim dưới ánh nắng chói chang. Nó đứng ngây người ngắm nhìn cảnh tượng đó.
Hai mẹ con tìm đường về nhà. Đi được mấy tiếng đồng hồ thì cả hai tới một thung lũng hoang vắng, nơi có một căn nhà nhỏ.
Một người đàn ông đang ngồi trước cửa nhà. Khi nhận ra vợ mình và nghe nói Hans là con trai của mình, ông mừng đến phát khóc. Ông vẫn nghĩ rằng họ đã chết lâu rồi!
Hans tuy mới mười hai tuổi nhưng cao hơn cha một cái đầu. Họ cùng vào nhà. Khi Hans đặt chiếc túi xuống chiếc ghế dài bên lò sưởi, thì cả căn nhà rung lên răng rắc: chiếc ghế dài bị gãy, đất lún làm cho chiếc túi nặng rơi xuống hầm nhà. Người cha thốt lên:
- Cầu Chúa phù hộ chúng ta. Thế này là thế nào. Con làm xập nhà rồi còn gì!
Hans trả lời:
- Cha yêu quý, cha không phải lo cho bạc tóc. Vàng bạc trong bao này đủ để xây căn nhà mới!
Hai cha con lập tức bắt tay vào làm nhà mới, mua súc vật, tậu ruộng để lập kế sinh nhai. Hans nhẹ nhàng đẩy chiếc cày lật đất nên bò không kéo nặng.
Mùa xuân năm thứ hai, Hans nói:
- Cha ơi, cha giữ lấy số tiền này, chỉ xin cha làm cho con một chiếc gậy nặng một trăm cân để con mang theo khi đi chu du thiên hạ.
Sau khi chiếc gậy được làm xong, chàng trai lên đường.
Hans tới một khu rừng âm u, bỗng nghe thấy răng rắc răng rắc. Anh ngó nhìn quanh thì thấy một sợi dây thừng quấn quanh cây thông từ trên một ngọn cây cao xuống. Anh nhìn lên thì thấy một chàng trai to cao đang túm chắc lấy cây mà co kéo, làm như vặn một cây liễu vậy. Hanxơ hỏi:
- Này, anh làm gì ở đó?
- Hôm qua tôi kiếm được mấy đống củi, nay dùng dây bó nó lại.
Hans nghĩ: "Người này được đấy. Anh ta rất khỏe." Rồi Hans gọi anh chàng đó:
- Cứ để nó ở đấy, hãy cùng đi với tôi nhé!
Chàng trai tụt xuống. Anh ta cao hơn Hans một cái đầu, tuy Hans đâu có thấp nhỏ. Hans nói:
- Bây giờ gọi anh là "Chàng vặn cây thông" nhé!
Họ cùng nhau lên đường. Bỗng họ nghe tiếng đập và tiếng gõ vang lên rất to, nó làm mặt đất rung lên. Không lâu sau họ tới trước một vách đá lớn, có một người khổng lồ đứng trước vách núi giơ nắm tay đập vỡ từng mảng đá lớn. Hans hỏi người khổng lồ làm thế để làm gì, anh ta đáp:
- Ban đêm tôi muốn ngủ mà lũ gấu, sói và các loài súc vật khác cứ lượn lờ, ngửi hít bên người làm tôi chẳng sao ngủ được. Do đó tôi muốn làm một căn phòng để nằm cho được yên thân!
Hans nghĩ: "Ồ, người này mình cũng cần đây!" và nói với anh chàng đó:
- Anh gác chuyện đó lại, giờ đi với tôi đi! Tên anh sẽ là "Chàng đập vách núi" nhé!
Người khổng lồ ưng thuận. Ba người đi qua một cánh rừng. Chỗ nào họ qua, thú dữ đều hốt hoảng, chạy trốn. Tối họ tới một lâu đài cổ bỏ hoang, họ bước vào một gian phòng lớn và ngủ ở đó.
Sáng sớm hôm sau, Hans ra vườn hoa bị bỏ hoang vu cây cỏ mọc um tùm. Anh đang đi đi lại lại trong vườn hoa thì môt con lợn hoang xồ tới. Anh giơ chiếc gậy phang một cái khiến con lợn quay lơ ra. Anh vác con lợn lên vao, đưa vào trong gian phòng lớn. Ba người xẻ thịt lợn ra, nướng trên xiên sắt, chén một bữa ngon lành. Họ hẹn nhau cứ mỗi ngày hai người luân phiên đi săn, còn một người ở nhà nấu nướng, vì mỗi người cần ăn tới 4,5kg thịt.
Ngày thứ nhất, anh chàng vặn cây thông ở nhà, Hans và anh chàng đập vách núi đi săn. Anh chàng vặn cây thông đang nướng thịt thì một người lùn mặt đầy vết nhăn đi vào trong lâu đài, xin anh ta ít thịt để ăn.
Chàng vặn cây thông từ chối nói:
- Con quỷ nhát gan cút đi. Mi không đáng ăn thịt!
Thoắt một cái, gã người lùn xấu xí ấy đã ở trên lưng chàng vặn cây thông, và đấm liên tiếp khiến anh chàng ngã lăn ra đất mà thở. Hết cơn bực tức người lùn bỏ đi.
Khi hai người kia đi săn về, người vặn cây thông chẳng hé răng nói một lời nào về việc người lùn và việc mình bị đánh, mà nghĩ bụng: "Nếu bọn họ ở nhà thì cũng sẽ biết tính khí của gã người lùn!" Nghĩ vậy, anh ta mừng thầm.
Ngày hôm sau, chàng đập vách núi ở nhà và cũng gặp phải chuyện y như chàng vặn cây thông, vì không cho gã người lùn ăn thịt nên cũng bị nện một trận ra trò.
Buổi tối, khi hai người đi săn về nhà, chàng vặn cây thông vừa nhìn chàng đập vách núi, biết ngay đã xảy ra chuyện gì, nhưng cả hai đều im lặng, vì nghĩ: "Để Hans cũng nếm mùi đó!"
Ngày thứ ba tới lượt Hans ở nhà làm việc bếp núc. Khi chàng trai đang đứng với bọt trong nồi trên bếp lò thì gã người lùn bước tới xin một miếng thịt để ăn. Hans nghĩ: "Người lùn này thật đáng thương, hãy cho phần thịt của mình để anh ta ăn thì người khác cũng chẳng mất phần của họ!" Thế là anh cho gã người lùn tảng thịt.
Gã người lùn ăn xong một tảng, lại xin thêm một tảng nữa. Hans tốt bụng lại cho anh ta thêm một tảng thịt, đồng thời nói là tảng cuối cùng. Ăn xong, gã người lùn lại đòi miếng thịt thứ ba.
- Quân vô hại! - Hans nói và không cho gì nữa.
Gã người lùn hung bạo định nhảy xổ lên lưng Hans như với anh chàng vặn cây thông và anh chàng đập vách núi, mà đấm đá. Nhưng lần này thì gã đã lầm. Hans phang cho gã ta mấy cái khiến gã văng ra bậc thang đá của lâu đài. Hans rượt đuổi theo, chạy một mạch tới khu rừng thì nhìn thấy gã lùn chui vào trong một hang đá. Hans đành về nhà, nhưng chàng nhớ nơi đó.
Khi hai người bạn kia trở về, nhìn thấy Hans vẫn hăng hái thì lạ lắm. Hanxơ kể lại chuyện mới xảy ra cho họ nghe và họ cũng kể lại những việc họ gặp phải. Nghe xong, Hans cười nói:
- Đúng là đáng đời cho thói bủn xỉn của các anh! Các bạn cao lớn thế mà lại để người lùn nện cho mặt trận, thật xấu hổ! Một lúc sau, ba người bọn họ mang theo chiếc sọt và dây rợ, cùng đi tới chỗ hang đá mà người lùn đã chui xuống. Hans cầm gậy ngồi vào chiếc sọt để hai người kia dùng giây thả xuống.
Khi xuống tới đáy hang, Hans thấy một cánh cửa, chàng mở cửa nhìn vào thì thấy một thiếu nữ đẹp như người trong tranh đang ngồi ở bên gã người lùn, hắn cười khẩy nhìn Hans. Thiếu nữ bị quấn chặt bằng dây xích, nàng nhìn Hans bằng ánh mắt tội nghiệp khiến chàng rất thương cảm và nghĩ: "Phải cứu nàng thoát khỏi bàn tay hung bạo của gã người lùn đó!" Chàng vung gậy phang một cái khiến gã người lùn ngã lăn ra đất, chết luôn.
Gã người lùn vừa chết thì xiềng xích trên người thiếu nữ lập tức rơi xuống, Hans ngây ngất trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng.
Thiếu nữ kể cho Hans nghe rằng nàng vốn là một công chúa bị một tên bá tước phóng đãng bắt đi khỏi quê hương, bị giam cầm trong hang đá, vì nàng không thuận theo ý muốn của hắn, hắn giao cho người lùn canh giữ. Gã lùn đã tìm mọi cách quấy rầy nàng, hành hạ nàng.
Hans để thiếu nữ ngồi vào chiếc sọt để nàng lên trước. Chiếc sọt lên rồi lại hạ xuống. Giờ đây, Hans đã không còn tin tưởng hai người bạn nữa, chàng nghĩ bụng: "Trước đây bọn họ đã giả dối, việc xảy ra với người lùn mà họ chẳng chịu nói với mình, thì bây giờ ai mà biết họ còn giở trò gì để hãm hại mình đây?"
Nghĩ thế chàng bèn đặt chiếc gậy vào trong sọt. Đó cũng là may cho chàng, bởi chiếc sọt kéo lên lưng chừng thì hai tên kia cho nó rơi xuống. Nếu Hans ngồi trong sọt đó thì chắc đã toi mạng!
Nhưng bây giờ thì Hans không biết làm thế nào để ra khỏi đáy hang. Chàng nghĩ mãi mà chẳng tìm ra cách nào. Chàng lẩm bẩm:
- Nhìn mình loay hoay khổ sở ở dưới đáy hang khiến cho người ta cũng phải thương thay!
Chàng đi đi lại lại, rồi đến căn phòng mà thiếu nữ đã ngồi đó, nhìn thấy người lùn có đeo một chiếc nhẫn sáng lấp lánh ở ngón tay. Chàng tháo chiếc nhẫn đó ra, đeo vào tay mình, quay một vòng trên ngón tay thì đột nhiên nghe thấy trên đầu mình có tiếng gì lao xao. Chàng ngước lên nhìn thì hóa ra có mấy con quỷ bay trong không trung. Chúng nói Hans là chủ nhân của chúng, và hỏi chàng có yêu cầu gì.
Thoạt đầu Hans chẳng biết nói gì, nhưng lát sau mới bảo là chúng phải đưa chàng lên khỏi hang. Vừa lên tới mặt đất, chàng nhìn quanh chẳng thấy một người nào. Chàng vào trong lâu đài cổ thì cũng chẳng thấy ai. Chàng vặn cây thông và chàng đập vách núi đều đã chạy trốn, đem theo nàng thiếu nữ xinh đẹp.
Hans liền xoay chiếc nhẫn, lũ quỷ bay tới, báo cho chàng biết là hai tên đó đang ở trên biển. Hans chạy nhanh ra bờ biển, nhìn thấy một con thuyền nhỏ ở ngoài khơi, ngồi trên thuyền là hai kẻ bất lương ấy. Không suy nghĩ gì nữa, Hans cầm chiếc gậy trong tay, nhảy ngay xuống nước, và bơi. Nhưng chiếc gậy nặng đã kéo chàng xuống sâu, khiến chàng suýt nữa chết đuối.
Khi đó Hans chợt nhớ ra, bèn quay chiếc nhẫn. Trong nháy mắt, lũ quỷ lại bay tới, đưa chàng tới chiếc thuyền nhỏ. Chàng vung gậy trừng trị hai tên vô lại, và quẳng chúng xuống biển. Lại một lần nữa Hans cứu nàng thiếu nữ. Chàng quay thuyền lại, chở nàng thiếu nữ xinh đẹp đang hoảng sợ về nhà cha mẹ của nàng, và chàng cùng nàng kết hôn, mọi người hết sức vui mừng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein Mann und eine Frau, die hatten nur ein einziges Kind und lebten in einem abseits gelegenen Tale ganz allein. Es trug sich zu, daß die Mutter einmal ins Holz ging, Tannenreiser zu lesen, und den kleinen Hans, der erst zwei Jahr alt war, mitnahm. Da es gerade in der Frühlingszeit war und das Kind seine Freude an den bunten Blumen hatte, so ging sie immer weiter mit ihm in den Wald hinein.
Plötzlich sprangen aus dem Gebüsch zwei Räuber hervor, packten die Mutter und das Kind und führten sie tief in den schwarzen Wald, wo jahraus, jahrein kein Mensch hinkam. Die arme Frau bat die Räuber inständig, sie mit ihrem Kinde freizulassen, aber das Herz der Räuber war von Stein; sie hörten nicht auf ihr Bitten und Flehen und trieben sie mit Gewalt an weiterzugehen.
Nachdem sie etwa zwei Stunden durch Stauden und Dörner sich hatten durcharbeiten müssen, kamen sie zu einem Felsen, wo eine Türe war, an welche die Räuber klopften und die sich alsbald öffnete. Sie mußten durch einen langen, dunkelen Gang und kamen endlich in eine große Höhle, die von einem Feuer, das auf dem Herd brannte, erleuchtet war. An der Wand hingen Schwerter, Säbel und andere Mordgewehre, die in dem Lichte blinkten, und in der Mitte stand ein schwarzer Tisch, an dem vier andere Räuber saßen und spielten, und obenan saß der Hauptmann. Dieser kam, als er die Frau sah, herbei, redete sie an und sagte, sie sollte nur ruhig und ohne Angst sein, sie täten ihr nichts zuleid, aber sie müßte das Hauswesen besorgen, und wenn sie alles in Ordnung hielte, so sollte sie es nicht schlimm bei ihnen haben. Darauf gaben sie ihr etwas zu essen und zeigten ihr ein Bett, wo sie mit ihrem Kinde schlafen könnte.
Die Frau blieb viele Jahre bei den Räubern, und Hans ward groß und stark. Die Mutter erzählte ihm Geschichten und lehrte ihn in einem alten Ritterbuch, das sie in der Höhle fand, lesen. Als Hans neun Jahre alt war, machte er sich aus einem Tannenast einen starken Knüttel und versteckte ihn hinter das Bett; dann ging er zu seiner Mutter und sprach: "Liebe Mutter, sage mir jetzt einmal, wer mein Vater ist, ich will und muß es wissen." Die Mutter schwieg still und wollte es ihm nicht sagen, damit er nicht das Heimweh bekäme; sie wußte auch, daß die gottlosen Räuber den Hans doch nicht fortlassen würden; aber es hätte ihr fast das Herz zersprengt, daß Hans nicht sollte zu seinem Vater kommen.
In der Nacht, als die Räuber von ihrem Raubzug heimkehrten, holte Hans seinen Knüttel hervor, stellte sich vor den Hauptmann und sagte: "Jetzt will ich wissen, wer mein Vater ist, und wenn du mir's nicht gleich sagst, so schlag ich dich nieder." Da lachte der Hauptmann und gab dem Hans eine Ohrfeige, daß er unter den Tisch kugelte. Hans machte sich wieder auf, schwieg und dachte: Ich will noch ein Jahr warten und es dann noch einmal versuchen, vielleicht geht's besser.
Als das Jahr herum war, holte er seinen Knüttel wieder hervor, wischte den Staub ab, betrachtete ihn und sprach: "Es ist ein tüchtiger, wackerer Knüttel." Nachts kamen die Räuber heim, tranken Wein, einen Krug nach dem anderen, und fingen an die Köpfe zu hängen. Da holte der Hans seinen Knüttel herbei, stellte sich wieder vor den Hauptmann und fragte ihn, wer sein Vater wäre. Der Hauptmann gab ihm abermals eine so kräftige Ohrfeige, daß Hans unter den Tisch rollte, aber es dauerte nicht lange, so war er wieder oben und schlug mit seinem Knüttel auf den Hauptmann und die Räuber, daß sie Arme und Beine nicht mehr regen konnten. Die Mutter stand in einer Ecke und war voll Verwunderung über seine Tapferkeit und Stärke. Als Hans mit seiner Arbeit fertig war, ging er zu seiner Mutter und sagte: "Jetzt ist mir's Ernst gewesen, aber jetzt muß ich auch wissen, wer mein Vater ist."
"Lieber Hans", antwortete die Mutter, "komm, wir wollen gehen und ihn suchen, bis wir ihn finden." Sie nahm dem Hauptmann den Schlüssel zu der Eingangstüre ab, und Hans holte einen großen Mehlsack, packte Gold, Silber, und was er sonst noch für schöne Sachen fand, zusammen, bis er voll war, und nahm ihn dann auf den Rücken. Sie verließen die Höhle, aber was tat Hans die Augen auf, als er aus der Finsternis heraus in das Tageslicht kam und den grünen Wald, Blumen und Vögel und die Morgensonne am Himmel erblickte. Er stand da und staunte alles an, als wenn er nicht recht gescheit wäre. Die Mutter suchte den Weg nach Haus, und als sie ein paar Stunden gegangen waren, so kamen sie glücklich in ihr einsames Tal und zu ihrem Häuschen.
Der Vater saß unter der Türe, er weinte vor Freude, als er seine Frau erkannte und hörte, daß Hans sein Sohn war, die er beide längst für tot gehalten hatte. Aber Hans, obgleich erst zwölf Jahr alt, war doch einen Kopf größer als sein Vater. Sie gingen zusammen in das Stübchen, aber kaum hatte Hans seinen Sack auf die Ofenbank gesetzt, so fing das ganze Haus an zu krachen, die Bank brach ein und dann auch der Fußboden, und der schwere Sack sank in den Keller hinab.
"Gott behüte uns", rief der Vater, "was ist das? Jetzt hast du unser Häuschen zerbrochen."
"Laßt Euch keine graue Haare darüber wachsen, lieber Vater", antwortete Hans, "da in dem Sack steckt mehr, als für ein neues Haus nötig ist." Der Vater und Hans fingen auch gleich an, ein neues Haus zu bauen, Vieh zu erhandeln und Land zu kaufen und zu wirtschaften. Hans ackerte die Felder, und wenn er hinter dem Pflug ging und ihn in die Erde hineinschob, so hatten die Stiere fast nicht nötig zu ziehen.
Den nächsten Frühling sagte Hans: "Vater, behaltet alles Geld, und laßt mir einen zentnerschweren Spazierstab machen, damit ich in die Fremde gehen kann." Als der verlangte Stab fertig war, verließ er seines Vaters Haus, zog fort und kam in einen tiefen und finstern Wald. Da hörte er etwas knistern und knastern, schaute um sich und sah eine Tanne, die von unten bis oben wie ein Seil gewunden war; und wie er die Augen in die Höhe richtete, so erblickte er einen großen Kerl, der den Baum gepackt hatte und ihn wie eine Weidenrute umdrehte. "He!" rief Hans, "was machst du da droben?" Der Kerl antwortete: "Ich habe gestern Reiswellen zusammengetragen und will mir ein Seil dazu drehen." - Das laß ich mir gefallen, dachte Hans, der hat Kräfte, und rief ihm zu: "Laß du das gut sein, und komm mit mir." Der Kerl kletterte von oben herab und war einen ganzen Kopf größer als Hans, und der war doch auch nicht klein. "Du heißest jetzt Tannendreher", sagte Hans zu ihm.
Sie gingen darauf weiter und hörten etwas klopfen und hämmern, so stark, daß bei jedem Schlag der Erdboden zitterte. Bald darauf kamen sie zu einem mächtigen Felsen, vor dem stand ein Riese und schlug mit der Faust große Stücke davon ab. Als Hans fragte, was er da vorhätte, antwortete er: "Wenn ich nachts schlafen will, so kommen Bären, Wölfe und anderes Ungeziefer der Art, die schnuppern und schnuffeln an mir herum und lassen mich nicht schlafen, da will ich mir ein Haus bauen und mich hineinlegen, damit ich Ruhe habe." - Ei ja wohl, dachte Hans, den kannst du auch noch brauchen, und sprach zu ihm: "Laß das Hausbauen gut sein, und geh mit mir, du sollst der Felsenklipperer heißen." Er willigte ein, und sie strichen alle drei durch den Wald hin, und wo sie hinkamen, da wurden die wilden Tiere aufgeschreckt und liefen vor ihnen weg.
Abends kamen sie in ein altes, verlassenes Schloß, stiegen hinauf und legten sich in den Saal schlafen. Am andern Morgen ging Hans hinab in den Garten, der war ganz verwildert und stand voll Dörner und Gebüsch. Und wie er so herumging, sprang ein Wildschwein auf ihn los; er gab ihm aber mit seinem Stab einen Schlag, daß es gleich niederfiel. Dann nahm er es auf die Schulter und brachte es hinauf; da steckten sie es an einen Spieß, machten sich einen Braten zurecht und waren guter Dinge. Nun verabredeten sie, daß jeden Tag, der Reihe nach, zwei auf die Jagd gehen sollten und einer daheim bleiben und kochen, für jeden neun Pfund Fleisch.
Den ersten Tag blieb der Tannendreher daheim, und Hans und der Felsenklipperer gingen auf die Jagd. Als der Tannendreher beim Kochen beschäftigt war, kam ein kleines, altes, zusammengeschrumpeltes Männchen zu ihm auf das Schloß und forderte Fleisch.
"Pack dich, Duckmäuser", antwortete er, "du brauchst kein Fleisch." Aber wie verwunderte sich der Tannendreher, als das kleine, unscheinbare Männlein an ihm hinaufsprang und mit Fäusten so auf ihn losschlug, daß er sich nicht wehren konnte, zur Erde fiel und nach Atem schnappte. Das Männlein ging nicht eher fort, als bis es seinen Zorn völlig an ihm ausgelassen hatte. Als die zwei andern von der Jagd heimkamen, sagte ihnen der Tannendreher nichts von dem alten Männchen und den Schlägen, die er bekommen hatte, und dachte: Wenn sie daheim bleiben, so können sie's auch einmal mit der kleinen Kratzbürste versuchen, und der bloße Gedanke machte ihm schon Vergnügen.
Den folgenden Tag blieb der Steinklipperer daheim, und dem ging es geradeso wie dem Tannendreher, er ward von dem Männlein übel zugerichtet, weil er ihm kein Fleisch hatte geben wollen. Als die andern abends nach Haus kamen, sah es ihm der Tannendreher wohl an, was er erfahren hatte, aber beide schwiegen still und dachten: Der Hans muß auch von der Suppe kosten.
Der Hans, der den nächsten Tag daheim bleiben mußte, tat seine Arbeit in der Küche, wie sich's gebührte, und als er oben stand und den Kessel abschaumte, kam das Männchen und forderte ohne weiteres ein Stück Fleisch. Da dachte Hans: Es ist ein armer Wicht, ich will ihm von meinem Anteil geben, damit die andern nicht zu kurz kommen, und reichte ihm ein Stück Fleisch. Als es der Zwerg verzehrt hatte, verlangte er nochmals Fleisch, und der gutmütige Hans gab es ihm und sagte, da wäre noch ein schönes Stück, damit sollte er zufrieden sein. Der Zwerg forderte aber zum drittenmal.
"Du wirst unverschämt", sagte Hans und gab ihm nichts. Da wollte der boshafte Zwerg an ihm hinaufspringen und ihn wie den Tannendreher und Felsenklipperer behandeln, aber er kam an den Unrechten. Hans gab ihm, ohne sich anzustrengen, ein paar Hiebe, daß er die Schloßtreppe hinabsprang. Hans wollte ihm nachlaufen, fiel aber, so lang er war, über ihn hin. Als er sich wieder aufgerichtet hatte, war ihm der Zwerg voraus. Hans eilte ihm bis in den Wald nach und sah, wie er in eine Felsenhöhle schlüpfte. Hans kehrte nun heim, hatte sich aber die Stelle gemerkt.
Die beiden andern, als sie nach Haus kamen, wunderten sich, daß Hans so wohlauf war. Er erzählte ihnen, was sich zugetragen hatte, und da verschwiegen sie nicht länger, wie es ihnen ergangen war. Hans lachte und sagte: "Es ist euch ganz recht, warum seid ihr so geizig mit eurem Fleisch gewesen, aber es ist eine Schande, ihr seid so groß und habt euch von dem Zwerge Schläge geben lassen."
Sie nahmen darauf Korb und Seil und gingen alle drei zu der Felsenhöhle, in welche der Zwerg geschlüpft war, und ließen den Hans mit seinem Stab im Korb hinab. Als Hans auf dem Grund angelangt war, fand er eine Türe, und als er sie öffnete, saß da eine bildschöne Jungfrau, nein, so schön, daß es nicht zu sagen ist, und neben ihr saß der Zwerg und grinste den Hans an wie eine Meerkatze. Sie aber war mit Ketten gebunden und blickte ihn so traurig an, daß Hans großes Mitleid empfand und dachte: Du mußt sie aus der Gewalt des bösen Zwerges erlösen, und gab ihm einen Streich mit seinem Stab, daß er tot niedersank.
Alsbald fielen die Ketten von der Jungfrau ab, und Hans war wie verzückt über ihre Schönheit. Sie erzählte ihm, sie wäre eine Königstochter, die ein wilder Graf aus ihrer Heimat geraubt und hier in den Felsen eingesperrt hätte, weil sie nichts von ihm hätte wissen wollen; den Zwerg aber hätte der Graf zum Wächter gesetzt, und er hätte ihr Leid und Drangsal genug angetan.
Darauf setzte Hans die Jungfrau in den Korb und ließ sie hinaufziehen. Der Korb kam wieder herab, aber Hans traute den beiden Gesellen nicht und dachte: Sie haben sich schon falsch gezeigt und dir nichts von dem Zwerg gesagt, wer weiß, was sie gegen dich im Schild führen. Da legte er seinen Stab in den Korb, und das war sein Glück, denn als der Korb halb in der Höhe war, ließen sie ihn fallen, und hätte Hans wirklich darin gesessen, so wäre es sein Tod gewesen. Aber nun wußte er nicht, wie er sich aus der Tiefe herausarbeiten sollte, und wie er hin und her dachte, er fand keinen Rat.
"Es ist doch traurig", sagte er, "daß du da unten verschmachten sollst." Und als er so auf und ab ging, kam er wieder zu dem Kämmerchen, wo die Jungfrau gesessen hatte, und sah, daß der Zwerg einen Ring am Finger hatte, der glänzte und schimmerte. Da zog er ihn ab und steckte ihn an, und als er ihn am Finger umdrehte, so hörte er plötzlich etwas über seinem Kopf rauschen. Er blickte in die Höhe und sah da Luftgeister schweben, die sagten, er wäre ihr Herr, und fragten, was sein Begehren wäre.
Hans war anfangs ganz verstummt, dann aber sagte er, sie sollten ihn hinauftragen. Augenblicklich gehorchten sie, und es war nicht anders, als flöge er hinauf. Als er aber oben war, so war kein Mensch mehr zu sehen, und als er in das Schloß ging, so fand er auch dort niemand. Der Tannendreher und der Felsenklipperer waren fortgeeilt und hatten die schöne Jungfrau mitgeführt. Aber Hans drehte den Ring, da kamen die Luftgeister und sagten ihm, die zwei wären auf dem Meer. Hans lief und lief in einem fort, bis er zu dem Meeresstrand kam, da erblickte er weit, weit auf dem Wasser ein Schiffchen, in welchem seine treulosen Gefährten saßen. Und im heftigen Zorn sprang er, ohne sich zu besinnen, mitsamt seinem Stab ins Wasser und fing an zu schwimmen, aber der zentnerschwere Stab zog ihn tief hinab, daß er fast ertrunken wäre.
Da drehte er noch zu rechter Zeit den Ring, alsbald kamen die Luftgeister und trugen ihn, so schnell wie der Blitz, in das Schiffchen. Da schwang er seinen Stab und gab den bösen Gesellen den verdienten Lohn und warf sie hinab ins Wasser; dann aber ruderte er mit der schönen Jungfrau, die in den größten Ängsten gewesen war und die er zum zweiten Male befreit hatte, heim zu ihrem Vater und ihrer Mutter und ward mit ihr verheiratet, und haben alle sich gewaltig gefreut.