Ngày xưa, có một người đàn bà góa nghèo khó sống cô quạnh trong một túp lều tranh. Trước lều tranh là một cái vườn có hai cây hồng, một cây ra hoa hồng trắng, còn cây kia lại ra hoa hồng đỏ. Bà có hai cô con gái nom đẹp như hai cây hoa hồng. Vì vậy bà đặt tên cho một cô là Bạch Tuyết và cô kia là Hồng Hoa.
Hai cô bé tính tình vui vẻ, nết na, cần cù, làm việc không hề biết mỏi, trên trần gian này thật hiếm có những đứa trẻ như vậy. Bạch Tuyết tính tình dịu dàng, thùy mị hơn Hồng Hoa. Hồng Hoa hay tung tăng chạy nhảy trên bãi cỏ và ngoài đồng để hái hoa, bắt bướm. Ngược lại, Bạch Tuyết luôn luôn ở nhà với mẹ, giúp mẹ trong công việc nội trợ, nếu không có việc gì nữa cô lấy sách đọc truyện cho mẹ nghe. Hai chị em thương yêu nhau lắm, đi đâu cũng dắt tay nhau. Khi Bạch Tuyết nói:
- Chị em chúng ta chẳng muốn sống xa nhau.
Thì Hồng Hoa nói tiếp:
- Suốt đời chúng ta chẳng muốn xa nhau.
Bà mẹ còn dặn hai con:
- Có gì ăn các con cũng phải chia nhau nhé.
Hai chị em hay đi tha thẩn chơi một mình trong rừng hái quả dâu rừng. Không có một con thú rừng nào có ý hại hai em, chúng mon men lại gần hai em; thỏ ăn lá bắp cải trên tay các em, hoẵng đứng ngay bên cạnh hai em thản nhiên gặm cỏ, hươu nhảy nhót tung tăng qua lại, chim đậu trên cành hót líu lo nghe đến vui tai. Chẳng có chuyện gì xảy ra với hai em cả, nếu hai em có mải chơi trong rừng mà trời đã tối thì hai em nằm sát bên nhau trên rêu và ngủ luôn cho đến sáng. Bà mẹ biết vậy nên cũng chẳng bận tâm lo lắng gì.
Có lần hai chị em ngủ lại trong rừng. Khi trời rạng đông hai em tỉnh giấc thì nhìn thấy một cậu bé xinh đẹp mặc quần áo trắng toát ngồi bên cạnh chỗ mình nằm. Cậu bé thấy hai cô thức giấc liền đứng dậy nhìn hai cô trìu mến và đi vào trong rừng. Hai chị em nhìn quanh thì thấy mình nằm ngủ ngay bên cạnh một vực thẳm mà đêm qua cả hai không nhìn thấy, chỉ cần bước thêm vài bước chắc chắn hai cô đã rơi xuống đấy. Nghe chuyện, mẹ bảo hai cô, chắc đó là thiên thần xuống canh cho những trẻ ngoan ngủ được yên lành.
Bạch Tuyết và Hồng Hoa chăm nom, quét tước nhà cửa sạch sẽ trông đến vui mắt. Việc thu dọn, nội trợ trong mùa hè do Hồng Hoa đảm nhận. Sáng nào cũng vậy, trước khi mẹ thức giấc, cô đã đi ra vườn hái hoa và đặt trước giường mẹ một lọ hoa có một bông hồng trắng và một bông hồng đỏ. Mùa đông thì Bạch Tuyết đốt lò sưởi, treo nồi lên bếp lửa, chiếc nồi bằng đồng thau cô đánh kỹ nên bóng nhoáng như vàng. Tối tối, khi hoa tuyết rơi, mẹ bảo:
- Bạch Tuyết, con hãy ra cài cửa lại.
Rồi ba mẹ con ngồi bên bếp lửa. Mẹ đeo kính, lấy quyển sách to đọc chuyện cho cả nhà nghe. Hai con gái vừa ngồi kéo sợi vừa nghe. Nằm cạnh đó là một con cừu con, đằng sau có một con chim bồ câu trắng đang rúc đầu vào cánh mà ngủ.
Một buổi tối, khi thấy mẹ con đang quây quần bên nhau nghe chuyện thì có tiếng gõ cửa, tiếng gõ dồn dập như người nào đó cần được vào nhà ngay. Mẹ bảo:
- Hồng Hoa, con chạy mau ra mở cửa, chắc đó là khách bộ hành tìm chỗ trú đêm đấy.
Hồng Hoa chạy ra, kéo then cài cửa, nghĩ bụng: chắc lại là một người nghèo khổ nào đó. Ai ngờ đó lại là một con gấu thò cái đầu to tướng và đen sì vào trong nhà. Hồng Hoa thét lên và lùi lại. Dê kêu be be, chim bồ câu vỗ cánh và Bạch Tuyết trốn sau giường mẹ.
Nhưng gấu lại biết nói, gấu nói:
- Các em đừng sợ, tôi không làm gì các em đâu, tôi rét cóng cả người, tôi chỉ muốn sưởi nhờ ở đây một lát.
Bà mẹ bảo gấu:
- Tội nghiệp gấu quá, lại gần lửa mà sưởi, cẩn thận kẻo cháy lông đấy.
Rồi bà gọi con:
- Bach Tuyết, Hồng Hoa, ra đi con, gấu không làm gì các con đâu, gấu rất hiền đấy.
Rồi hai em chạy lại, dần dần cừu và chim bồ câu cũng tới gần, không còn sợ gấu nữa.
Gấu nói:
- Các em hãy rũ tuyết bám ở lông xuống hộ tôi nhé.
Hai em lấy chổi, rồi quét sạch tuyết bám trên lông gấu. Gấu nằm duỗi người ra cho gần lửa, kêu gừ gừ tỏ vẻ sung sướng, dễ chịu. Chẳng mấy chốc hai em đã làm quen với gấu, đùa giỡn với người khách ngờ nghệch vụng về. Hai em lấy tay véo lông gấu, để chân lên lưng gấu, vờn gấu sang trái rồi sang phải, hoặc còn nghịch hơn là lấy cành dẻ làm roi quật gấu, và hễ gấu gừ gừ là các em cười khoái chí.
Gấu cũng thích để hai em nghịch như vậy, nhưng khi hai em nghịch quá thì gấu nói:
Bạch Tuyết, Hồng Hoa!
Đùa chơi thì được các em,
Giết người yêu quý xem chừng không nên.
Đã đến giờ ngủ, khi các em đã đi ngủ, bà mẹ bảo gấu:
- Con có thể nằm lại bên bếp lửa sưởi, tránh được giá lạnh và thời tiết xấu.
Trời vừa hửng sáng, các em mở cửa cho gấu ra, gấu đạp tuyết đi vào trong rừng.
Từ đó trở đi, tối nào cũng vậy, cứ đúng giờ ấy gấu lại tới nằm bên bếp lửa và để cho hai cô bé tha hồ đùa giỡn. Lâu dần thành thói quen, cả nhà đợi lúc nào anh chàng lông đen tới mới cài then cửa.
Mùa xuân đã đến, khắp mọi nơi cây lại xanh tươi, vào một buổi sáng, gấu nói với Bạch Tuyết:
- Bây giờ anh phải ra đi. Suốt mùa hè anh không thể lại đây được.
Bạch Tuyết hỏi:
- Thế anh đi đâu, anh gấu thân yêu?
- Anh phải vào rừng để trông coi của cải của anh kẻo những thằng lùn gian ác lấy trộm mất. Mùa đông đất rắn lại do băng giá, thì bọn lùn đành phải ở lại dưới lòng đất, không sao chui lên được. Nhưng nay mặt trời mùa xuân làm tan băng giá, đất mềm ra, chúng sẽ chui lên được và sẽ lùng sục, tìm cách ăn trộm. Cái gì đã vào tay chúng và đã nằm trong sào huyệt của chúng thì khó lòng mà lấy lại được.
Bạch Tuyết rất buồn vì phải chia tay gấu. Lúc em kéo then cài cửa và lúc gấu né người để ra cổng vì mắc chốt cửa nên trầy một miếng da, Bạch Tuyết thấy hình như có vàng lấp lánh dưới da gấu, nhưng em đâu có biết chuyện riêng của gấu. Gấu rảo bước rồi khuất bóng sau cây rừng.
Ít lâu sau mẹ sai hai em vào rừng nhặt cành cây về làm củi. Trong rừng hai em nhìn thấy một cây cổ thụ đổ nằm trên mặt đất, ở đám cỏ gần gốc cây có vật gì đó đang nhảy lên nhảy xuống. Hai em không biết là cái gì. Khi hai em lại gần thì thấy một người lùn, khuôn mặt già nua, có bộ râu dài trắng như tuyết. Râu bị mắc kẹt vào một kẽ thân cây, người lùn nhảy lung tung nhưng càng nhảy càng vướng vít, không biết cách gỡ ra sao. Hắn quắc đôi mắt đỏ ngầu nhìn hai em trừng trừng và quát:
- Tụi bây đứng đó làm gì? Sao không tới đây giúp tao một tay?
Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm gì mà đến nông nỗi vậy, bác người lùn?
Người lùn đáp:
- Cái con ngỗng ngu si, tò mò kia, tao muốn bổ cây để có củi nhỏ đun bếp, đun củi to thì cháy mất thức ăn. Chúng tao chỉ ăn có chút xíu chứ đâu phải nuốt chửng ngốn ngấu như tụi tham ăn, tham uống tụi bây. Tao đã chêm vào một cách chắc chắn, tưởng chừng mọi chuyện sẽ êm xuôi, ai ngờ cái gỗ chết tiệt kia trơn quá, chêm bị văng ra, nhanh như chớp khe gỗ khép kín lại làm cho chòm râu bạc đẹp đẽ của tao mắc kẹt lại không lôi ra được. Có thế mà tụi bây lại cười, lũ nhãi ranh ngu ngốc còn hôi sữa kia, tụi bây không biết xấu hổ hay sao?
Hai em cố hết sức, nhưng không làm sao kéo được chòm râu ra, vì nó bị kẹp chặt quá.
Hồng Hoa nói:
- Để tôi chạy đi gọi người đến giúp.
Thằng lùn khàn giọng quát:
- Đồ cừu điên dại, ai lại đi gọi người tới giúp, tụi bây hai người là thừa sức giúp rồi còn gì, tụi bây không nghĩ ra kế gì hay hơn à?
Bạch Tuyết nói:
- Bác đừng sốt ruột, tôi đã có cách.
Rồi em lấy kéo nhỏ trong túi ra và cất sát chỗ râu bị kẹt.
Thấy mình đã thoát nạn, thằng lùn nhấc chiếc bị đựng đầy vàng nằm trong đám rễ cây và càu nhàu:
- Đồ mất dạy, tụi bây cắt mất một đoạn của bộ râu kiêu hãnh của ông! Quỷ sẽ hành hạ tụi bây.
Nói rồi hắn quẩy bị lên vai đi thẳng không thèm quay lại chào hai em lấy một câu.
Sau đó ít lâu, Bạch Tuyết và Hồng Hoa muốn đi câu cá. Khi hai em tới gần bờ suối thì thấy có cái gì như con châu chấu to muốn nhảy xuống uống nước. Hai em chạy lại thì nhận ra ngay thằng lùn hôm nọ. Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm chi vậy, chắc bác không muốn nhảy xuống uống nước chứ?
Thằng lùn thét lên:
- Tao đâu có điên dại như vậy, tụi bây không mở mắt ra mà trông, con cá khốn khiếp nó tính kéo tao xuống.
Thì ra thằng lùn ngồi ăn ở đó, rồi ngồi câu cá. Nhưng không may, gió thổi cuộn luôn râu nó vào cước câu, ngay lúc đó có một con cá to cắn câu, thằng lùn không đủ sức kéo cá lên, cá khỏe hơn cứ thế kéo giật thằng lùn xuống nước. Thằng lùn đã bám lấy cỏ, sậy nhưng cũng chẳng giúp ích bao nhiêu, nó vẫn bị cá kéo và đúng lúc nó sắp bị cá kéo xuống nước, thì hai em đi tới. Hai cô bé giữ chặt dây câu nhưng không được, vì hai thứ đã rối chặt vào nhau, chả còn cách nào khác là phải dùng tới kéo, và tất nhiên một đoạn râu nữa lại bị cắt. Thằng lùn thấy vậy kêu lên:
- Đồ ranh con, có phải đó là cách chơi không, ai lại đi làm méo mó mặt mày người ta thế? Chơi thế chưa đủ hay sao, ở đằng kia tụi bây cắt đoạn dưới, giờ cắt tiếp đoạn râu đẹp nhất của tao, làm cho tao không dám để đồng bọn nhìn thấy mặt nữa. Tao cầu cho tụi bây phải chạy tới bật gót giày thì thôi.
Rồi lấy túi ngọc trai để trong đám sậy và không thèm nói thêm nửa lời, nó vác túi lên vai đi thẳng và lẩn sau một hòn đá lớn.
Một hôm khác, mẹ sai hai chị em ra tỉnh mua kim, chỉ và dây băng. Con đường qua một vùng toàn những bụi cây con thấp lè tè, nhưng đây đó thỉnh thoảng có những tảng đá lớn. Hai cô bé nhìn thấy một con chim to bay liệng mãi trên đầu mình, rồi sà xuống một phiến đá. Tức thì hai cô nghe thấy tiếng kêu cứu thảm thiết. Hai cô chạy tới và rất sợ hãi khi nhận ra đại bàng đã quặp lấy thằng lùn mà hai cô đã quen mặt. Đại bàng định tha nó đi. Hai cô gái vốn thương người vội níu chặt lấy thằng lùn, giằng co mãi cho tới khi chim phải buông mồi ra. Nhưng khi đã hoàn hồn, thằng lùn lại quay ra quát mắng:
- Chúng bay đồ hư hỏng! Đồ vụng về thô kệch! Có đời thuở nhà ai lại cứ thế mà cắm cổ kéo làm cho chiếc áo mỏng của người ta rách bươm ra thế này.
Rồi nó cắp túi ngọc, len lỏi qua các kê đá chui vào hang.
Hai cô đã quen với tính bạc bẽo của nó, cứ thế đi thẳng ra tỉnh làm cho xong phần việc mẹ giao.
Khi về hai cô cũng qua vùng đồng hoang ấy. Thằng lùn ngạc nhiên không ngờ muộn rồi mà vẫn có người đi qua. Nó đang đổ những viên ngọc ra một chỗ đất sạch. Dưới ánh nắng chiều hôm, ngọc lóng lánh tỏa muôn màu sắc làm hai cô tò mò đứng lại xem.
Thằng lùn quát:
- Chúng bay đứng đó làm gì, lũ khỉ kia.
Mặt nó vốn trông ềnh ệch nay đỏ lên vì tức giận.
Hắn toan chửi tiếp thì bỗng có tiếng gừ gừ nghe kinh hồn, một con gấu đen từ trong rừng bước ra. Thằng lùn hoảng hồn nhảy chồm dậy, tính chạy về hang nhưng không kịp, gấu đã đứng ngay bên cạnh. Thằng lùn sợ hãi, van xin:
- Ông gấu kính mến, ông tha cho tôi, tôi xin biếu tất cả châu báu, ông thấy những viên ngọc đẹp chưa. Xin ông để cho tôi sống, cái thằng nhỏ bé, gầy gò ăn không bõ nhét răng. Ông xơi hai con ranh gian xảo kia, thịt chúng mềm và béo như thịt chó đồng ấy, xin ông cứ xơi.
Gấu không thèm để ý tới những lời van xin của nó, thẳng cánh tát ho tên gian ác một cái khiến nó chết thẳng cẳng.
Hai cô gái chạy trốn, nhưng gấu gọi theo họ:
- Bạch Tuyết, Hồng Hoa ơi, đừng sợ, đợi anh đi cùng với các em.
Hai cô nhận ra tiếng gấu bèn đứng lại. Khi gấu tới gần hai cô, bỗng nhiên bộ lông gấu rơi xuống, gấu đã biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, quần áo mặc toàn bằng vàng.
Chàng trai nói:
- Anh là hoàng tử. Thằng lùn độc ác kia đã ăn trộm những của quý của anh, rồi phù phép biến anh hóa ra gấu chạy trong rừng tới khi nó chết mới được giải thoát. Giờ thì nó đã được nhận sự trừng phạt đáng với tội của nó.
Bạch Tuyết kết hôn với hoàng tử, Hồng Hoa với em hoàng tử, rồi bốn người chia nhau số của cải mà thằng lùn tha về cất giấu trong hang của nó.
Bà mẹ già còn sống nhiều năm yên vui cùng với các con gái mình. Hai cây hồng bà đem theo trồng ngay trước cửa sổ, năm nào hai cây cũng trổ những bông hoa hồng trắng và đỏ nom thật đẹp.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Eine arme Witwe, die lebte einsam in einem Hüttchen, und vor dem Hüttchen war ein Garten, darin standen zwei Rosenbäumchen, davon trug das eine weiße, das andere rote Rosen; und sie hatte zwei Kinder, die glichen den beiden Rosenbäumchen, und das eine hieß Schneeweißchen, das andere Rosenrot. Sie waren aber so fromm und gut, so arbeitsam und unverdrossen, als je zwei Kinder auf der Welt gewesen sind: Schneeweißchen war nur stiller und sanfter als Rosenrot. Rosenrot sprang lieber in den Wiesen und Feldern umher, suchte Blumen und fing Sommervögel; Schneeweißchen aber saß daheim bei der Mutter, half ihr im Hauswesen oder las ihr vor, wenn nichts zu tun war. Die beiden Kinder hatten einander so lieb, daß sie sich immer an den Händen faßten, sooft sie zusammen ausgingen; und wenn Schneeweißchen sagte: "Wir wollen uns nicht verlassen", so antwortete Rosenrot: "Solange wir leben, nicht", und die Mutter setzte hinzu: "Was das eine hat, soll's mit dem andern teilen." Oft liefen sie im Walde allein umher und sammelten rote Beeren, aber kein Tier tat ihnen etwas zuleid, sondern sie kamen vertraulich herbei: das Häschen fraß ein Kohlblatt aus ihren Händen, das Reh graste an ihrer Seite, der Hirsch sprang ganz lustig vorbei, und die Vögel blieben auf den Ästen sitzen und sangen, was sie nur wußten. Kein Unfall traf sie - wenn sie sich im Walde verspätet hatten und die Nacht sie überfiel, so legten sie sich nebeneinander auf das Moos und schliefen, bis der Morgen kam, und die Mutter wußte das und hatte ihrentwegen keine Sorge. Einmal, als sie im Walde übernachtet hatten und das Morgenrot sie aufweckte, da sahen sie ein schönes Kind in einem weißen, glänzenden Kleidchen neben ihrem Lager sitzen. Es stand auf und blickte sie ganz freundlich an, sprach aber nichts und ging in den Wald hinein. Und als sie sich umsahen, so hatten sie ganz nahe bei einem Abgrunde geschlafen und wären gewiß hineingefallen, wenn sie in der Dunkelheit noch ein paar Schritte weitergegangen wären. Die Mutter aber sagte ihnen, das müßte der Engel gewesen sein, der gute Kinder bewache.
Schneeweißchen und Rosenrot hielten das Hüttchen der Mutter so reinlich, daß es eine Freude war hineinzuschauen. Im Sommer besorgte Rosenrot das Haus und stellte der Mutter jeden Morgen, ehe sie aufwachte, einen Blumenstrauß vors Bett, darin war von jedem Bäumchen eine Rose. Im Winter zündete Schneeweißchen das Feuer an und hing den Kessel an den Feuerhaken, und der Kessel war von Messing, glänzte aber wie Gold, so rein war er gescheuert. Abends, wenn die Flocken fielen, sagte die Mutter: "Geh, Schneeweißchen, und schieb den Riegel vor", und dann setzten sie sich an den Herd, und die Mutter nahm die Brille und las aus einem großen Buche vor und die beiden Mädchen hörten zu, saßen und spannen; neben ihnen lag ein Lämmchen auf dem Boden, und hinter ihnen auf einer Stange saß ein weißes Täubchen und hatte seinen Kopf unter den Flügel gesteckt.
Eines Abends, als sie so vertraulich beisammensaßen, klopfte jemand an die Türe, als wollte er eingelassen sein. Die Mutter sprach: "Geschwind, Rosenrot, mach auf, es wird ein Wanderer sein, der Obdach sucht." Rosenrot ging und schob den Riegel weg und dachte, es wäre ein armer Mann, aber der war es nicht, es war ein Bär, der seinen dicken schwarzen Kopf zur Türe hereinstreckte. Rosenrot schrie laut und sprang zurück: das Lämmchen blökte, das Täubchen flatterte auf, und Schneeweißchen versteckte sich hinter der Mutter Bett. Der Bär aber fing an zu sprechen und sagte: "Fürchtet euch nicht, ich tue euch nichts zuleid, ich bin halb erfroren und will mich nur ein wenig bei euch wärmen." "Du armer Bär", sprach die Mutter, "leg dich ans Feuer und gib nur acht, daß dir dein Pelz nicht brennt." Dann rief sie: "Schneeweißchen, Rosenrot, kommt hervor, der Bär tut euch nichts, er meint's ehrlich." Da kamen sie beide heran, und nach und nach näherten sich auch das Lämmchen und Täubchen und hatten keine Furcht vor ihm. Der Bär sprach: "Ihr Kinder, klopft mir den Schnee ein wenig aus dem Pelzwerk", und sie holten den Besen und kehrten dem Bär das Fell rein; er aber streckte sich ans Feuer und brummte ganz vergnügt und behaglich. Nicht lange, so wurden sie ganz vertraut und trieben Mutwillen mit dem unbeholfenen Gast. Sie zausten ihm das Fell mit den Händen, setzten ihre Füßchen auf seinen Rücken und walgerten ihn hin und her, oder sie nahmen eine Haselrute und schlugen auf ihn los, und wenn er brummte, so lachten sie. Der Bär ließ sich's aber gerne gefallen, nur wenn sie's gar zu arg machten, rief er: "Laßt mich am Leben, ihr Kinder.
Schneeweißchen, Rosenrot,
schlägst dir den Freier tot."
Als Schlafenszeit war und die andern zu Bett gingen, sagte die Mutter zu dem Bär: "Du kannst in Gottes Namen da am Herde liegenbleiben, so bist du vor der Kälte und dem bösen Wetter geschützt." Sobald der Tag graute, ließen ihn die beiden Kinder hinaus, und er trabte über den Schnee in den Wald hinein. Von nun an kam der Bär jeden Abend zu der bestimmten Stunde, legte sich an den Herd und erlaubte den Kindern, Kurzweil mit ihm zu treiben, soviel sie wollten; und sie waren so gewöhnt an ihn, daß die Türe nicht eher zugeriegelt ward, als bis der schwarze Gesell angelangt war.
Als das Frühjahr herangekommen und draußen alles grün war, sagte der Bär eines Morgens zu Schneeweißchen: "Nun muß ich fort und darf den ganzen Sommer nicht wiederkommen." "Wo gehst du denn hin, lieber Bär?" fragte Schneeweißchen. "Ich muß in den Wald und meine Schätze vor den bösen Zwergen hüten: im Winter, wenn die Erde hartgefroren ist, müssen sie wohl unten bleiben und können sich nicht durcharbeiten, aber jetzt, wenn die Sonne die Erde aufgetaut und erwärmt hat, da brechen sie durch, steigen herauf, suchen und stehlen; was einmal in ihren Händen ist und in ihren Höhlen liegt, das kommt so leicht nicht wieder an des Tages Licht." Schneeweißchen war ganz traurig über den Abschied, und als es ihm die Türe aufriegelte und der Bär sich hinausdrängte, blieb er an dem Türhaken hängen, und ein Stück seiner Haut riß auf, und da war es Schneeweißchen, als hätte es Gold durchschimmern gesehen; aber es war seiner Sache nicht gewiß. Der Bär lief eilig fort und war bald hinter den Bäumen verschwunden.
Nach einiger Zeit schickte die Mutter die Kinder in den Wald, Reisig zu sammeln. Da fanden sie draußen einen großen Baum, der lag gefällt auf dem Boden, und an dem Stamme sprang zwischen dem Gras etwas auf und ab, sie konnten aber nicht unterscheiden, was es war. Als sie näher kamen, sahen sie einen Zwerg mit einem alten, verwelkten Gesicht und einem ellenlangen, schneeweißen Bart. Das Ende des Bartes war in eine Spalte des Baums eingeklemmt, und der Kleine sprang hin und her wie ein Hündchen an einem Seil und wußte nicht, wie er sich helfen sollte. Er glotzte die Mädchen mit seinen roten feurigen Augen an und schrie. "Was steht ihr da! Könnt ihr nicht herbeigehen und mir Beistand leisten?" "Was hast du angefangen, kleines Männchen?" fragte Rosenrot. "Dumme, neugierige Gans", antwortete der Zwerg, "den Baum habe ich mir spalten wollen, um kleines Holz in der Küche zu haben; bei den dicken Klötzen verbrennt gleich das bißchen Speise, das unsereiner braucht, der nicht so viel hinunterschlingt als ihr grobes, gieriges Volk. Ich hatte den Keil schon glücklich hineingetrieben, und es wäre alles nach Wunsch gegangen, aber das verwünschte Holz war zu glatt und sprang unversehens heraus, und der Baum fuhr so geschwind zusammen, daß ich meinen schönen weißen Bart nicht mehr herausziehen konnte; nun steckt er drin, und ich kann nicht fort. Da lachen die albernen glatten Milchgesichter! Pfui, was seid ihr garstig!" Die Kinder gaben sich alle Mühe, aber sie konnten den Bart nicht herausziehen, er steckte zu fest. "Ich will laufen und Leute herbeiholen", sagte Rosenrot. "Wahnsinnige Schafsköpfe", schnarrte der Zwerg, "wer wird gleich Leute herbeirufen, ihr seid mir schon um zwei zu viel; fällt euch nicht Besseres ein?" "Sei nur nicht ungeduldig", sagte Schneeweißchen, "ich will schon Rat schaffen", holte sein Scherchen aus der Tasche und schnitt das Ende des Bartes ab. Sobald der Zwerg sich frei fühlte, griff er nach einem Sack, der zwischen den Wurzeln des Baums steckte und mit Gold gefüllt war, hob ihn heraus und brummte vor sich hin: "Ungehobeltes Volk, schneidet mir ein Stück von meinem stolzen Barte ab! Lohn's euch der Guckuck!" Damit schwang er seinen Sack auf den Rücken und ging fort, ohne die Kinder nur noch einmal anzusehen.
Einige Zeit danach wollten Schneeweißchen und Rosenrot ein Gericht Fische angeln. Als sie nahe bei dem Bach waren, sahen sie, daß etwas wie eine große Heuschrecke nach dem Wasser zuhüpfte, als wollte es hineinspringen. Sie liefen heran und erkannten den Zwerg. "Wo willst du hin?" sagte Rosenrot, "du willst doch nicht ins Wasser?" "Solch ein Narr bin ich nicht", schrie der Zwerg, "seht ihr nicht, der verwünschte Fisch will mich hineinziehen?" Der Kleine hatte dagesessen und geangelt, und unglücklicherweise hatte der Wind seinen Bart mit der Angelschnur verflochten; als gleich darauf ein großer Fisch anbiß, fehlten dem schwachen Geschöpf die Kräfte, ihn herauszuziehen: der Fisch behielt die Oberhand und riß den Zwerg zu sich hin. Zwar hielt er sich an allen Halmen und Binsen, aber das half nicht viel, er mußte den Bewegungen des Fisches folgen und war in beständiger Gefahr, ins Wasser gezogen zu werden. Die Mädchen kamen zu rechter Zeit, hielten ihn fest und versuchten, den Bart von der Schnur loszumachen, aber vergebens, Bart und Schnur waren fest ineinander verwirrt. Es blieb nichts übrig, als das Scherchen hervorzuholen und den Bart abzuschneiden, wobei ein kleiner Teil desselben verlorenging. Als der Zwerg das sah, schrie er sie an: "Ist das Manier, ihr Lorche, einem das Gesicht zu schänden? Nicht genug, daß ihr mir den Bart unten abgestutzt habt, jetzt schneidet ihr mir den besten Teil davon ab: ich darf mich vor den Meinigen gar nicht sehen lassen. Daß ihr laufen müßtet und die Schuhsohlen verloren hättet!" Dann holte er einen Sack Perlen, der im Schilfe lag, und ohne ein Wort weiter zu sagen, schleppte er ihn fort und verschwand hinter einem Stein.
Es trug sich zu, daß bald hernach die Mutter die beiden Mädchen nach der Stadt schickte, Zwirn, Nadeln, Schnüre und Bänder einzukaufen. Der Weg führte sie über eine Heide, auf der hier und da mächtige Felsenstücke zerstreut lagen. Da sahen sie einen großen Vogel in der Luft schweben, der langsam über ihnen kreiste, sich immer tiefer herabsenkte und endlich nicht weit bei einem Felsen niederstieß. Gleich darauf hörten sie einen durchdringenden, jämmerlichen Schrei. Sie liefen herzu und sahen mit Schrecken, daß der Adler ihren alten Bekannten, den Zwerg, gepackt hatte und ihn forttragen wollte. Die mitleidigen Kinder hielten gleich das Männchen fest und zerrten sich so lange mit dem Adler herum, bis er seine Beute fahrenließ. Als der Zwerg sich von dem ersten Schrecken erholt hatte, schrie er mit einer kreischenden Stimme: "Konntet ihr nicht säuberlicher mit mir umgehen? Gerissen habt ihr an meinem dünnen Röckchen, daß es überall zerfetzt und durchlöchert ist, unbeholfenes und läppisches Gesindel, das ihr seid!" Dann nahm er einen Sack mit Edelsteinen und schlüpfte wieder unter den Felsen in seine Höhle. Die Mädchen waren an seinen Undank schon gewöhnt, setzten ihren Weg fort und verrichteten ihr Geschäft in der Stadt. Als sie beim Heimweg wieder auf die Heide kamen, überraschten sie den Zwerg, der auf einem reinlichen Plätzchen seinen Sack mit Edelsteinen ausgeschüttet und nicht gedacht hatte, daß so spät noch jemand daherkommen würde. Die Abendsonne schien über die glänzenden Steine, sie schimmerten und leuchteten so prächtig in allen Farben, daß die Kinder stehenblieben und sie betrachteten. "Was steht ihr da und habt Maulaffen feil!" schrie der Zwerg, und sein aschgraues Gesicht ward zinnoberrot vor Zorn. Er wollte mit seinen Scheltworten fortfahren, als sich ein lautes Brummen hören ließ und ein schwarzer Bär aus dem Walde herbeitrabte. Erschrocken sprang der Zwerg auf, aber er konnte nicht mehr zu seinem Schlupfwinkel gelangen, der Bär war schon in seiner Nähe. Da rief er in Herzensangst: "Lieber Herr Bär, verschont mich, ich will Euch alle meine Schätze geben, sehet, die schönen Edelsteine, die da liegen. Schenkt mir das Leben, was habt Ihr an mir kleinen, schmächtigen Kerl? Ihr spürt mich nicht zwischen den Zähnen; da, die beiden gottlosen Mädchen packt, das sind für Euch zarte Bissen, fett wie junge Wachteln, die freßt in Gottes Namen." Der Bär kümmerte sich um seine Worte nicht, gab dem boshaften Geschöpf einen einzigen Schlag mit der Tatze, und es regte sich nicht mehr.
Die Mädchen waren fortgesprungen, aber der Bär rief ihnen nach: "Schneeweißchen und Rosenrot, fürchtet euch nicht, wartet, ich will mit euch gehen." Da erkannten sie seine Stimme und blieben stehen, und als der Bär bei ihnen war, fiel plötzlich die Bärenhaut ab, und er stand da als ein schöner Mann und war ganz in Gold gekleidet. "Ich bin eines Königs Sohn", sprach er, "und war von dem gottlosen Zwerg, der mir meine Schätze gestohlen hatte, verwünscht, als ein wilder Bär in dem Walde zu laufen, bis ich durch seinen Tod erlöst würde. Jetzt hat er seine wohlverdiente Strafe empfangen."
Schneeweißchen ward mit ihm vermählt und Rosenrot mit seinem Bruder, und sie teilten die großen Schätze miteinander, die der Zwerg in seiner Höhle zusammengetragen hatte. Die alte Mutter lebte noch lange Jahre ruhig und glücklich bei ihren Kindern. Die zwei Rosenbäumchen aber nahm sie mit, und sie standen vor ihrem Fenster und trugen jedes Jahr die schönsten Rosen, weiß und rot.