Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, người anh giàu có còn người em nghèo xác xơ, sống bằng nghề buôn thúng bán mẹt ở chợ phiên, có hôm ế hàng, không kiếm đủ đồng tiền bát gạo để nuôi vợ con.
Có lần người em đẩy xe đi trong rừng thì thấy bên đường sừng sững một quả núi trọc lớn mà anh chưa nhìn thấy bao giờ. Anh dừng chân lặng ngắm một cách hiếu kỳ.
Đang mải ngắm nhìn, anh chợt thấy có mười hai người cao lớn, dáng nom dữ tợn đi về hướng núi, anh đoán chắc đây là bọn cướp nên đẩy xe giấu vào trong bụi cây, rồi trèo lên cây cao ngóng nhìn. Mười hai người kia dừng chân trước núi và cất tiếng gọi:
- Núi Simeli, núi Simeli, hãy mở ra!
Tức thì quả núi trọc kia tách làm đôi để toán cướp đi vào, và sau đó núi từ từ khép lại. Chừng một lát sau lại thấy núi mở ra, và toán cướp đi ra, tất cả đứng trước núi đồng thanh nói:
- Núi Simeli, núi Simeli, hãy khép lại đi!
Hai nửa từ từ khép lại, và chẳng ai nhận biết được là có đường đi vào trong núi. Sau đó cả toán lên đường.
Đợi cho bọn cướp đi khuất hẳn, người em tụt từ trên cây xuống. Tính hiếu kỳ nổi lên, anh muốn biết ở trong ngọn núi kia có gì bí mật. Anh cũng đến trước núi cất tiếng gọi:
- Núi Simeli, núi Simeli, hãy mở ra!
Trước mặt anh quả núi từ từ mở ra. Anh bước vào, bên trong núi là một hang động chứa đầy vàng bạc, phía sau đống vàng bạc là đống ngọc và kim cương tỏa sáng óng ánh, lấp lánh, to như đống lúa. Người em không biết nên tính thế nào, liệu có được phép lấy chút đỉnh mang về hay không. Sau cùng anh nhặt đầy mấy túi vàng còn ngọc và kim cương anh không đụng đến. Khi ra khỏi hang anh cũng đứng trước núi bắt chước nói:
- Núi Simelii, núi Simeli, hãy khép lại đi!
Tức thì quả núi từ từ khép lại và anh đẩy xe về nhà. Từ đó anh không còn phải lo âu nữa, với số vàng lấy được anh đủ sức nuôi vợ con. Anh sống thoải mái và vui vẻ với mọi người, giúp kẻ nghèo khó, làm điều thiện. Lúc tiền tiêu đã hết, anh đi lấy thêm về để dùng và sang nhà người anh mượn cái đấu để đong, nhưng vẫn không đụng đến đống ngọc và kim cương.
Khi đi lấy vàng lần thứ ba, anh cũng mượn đấu của người anh. Lâu nay người anh vẫn ghen ghét và thèm muốn có tài sản và nhà cửa bề thế như của người em. Hắn thắc mắc không hiểu những của ấy ở đâu mà ra, và cũng không hiểu người em mượn đấu để làm gì. Lần này hắn nghĩ ra một kế, lấy nhựa thông quét trong lòng đấu. Và khi hắn nhận lại đấu thì có một mẩu vàng dính lại ở dưới đáy đấu. Lập tức hắn ta chạy sang nhà người em dò hỏi. Người em thành thật kể cho anh biết mọi chuyện.
Người anh liền cho đóng ngựa vào xe, rồi lập tức lên đường, nghĩ bụng mình phải lợi dụng cơ hội hiếm có này, lấy tất cả những gì có thể lấy được, kể cả ngọc và kim cương. Đến trước núi, hắn gọi:
- Núi Simeli, núi Simeli, hãy mở ra!
Núi từ từ mở, hắn vội bước vào. Tới trong hang hắn hoa mắt lên vì đống vàng bạc, ngọc và kim cương không còn biết nên lấy gì trước. Sau hắn chỉ lấy toàn kim cương, mãi đến lúc không thể mang được nữa mới thôi. Rồi hắn tính mang chiếc bao tải nặng ấy ra ngoài, nhưng tâm trí hắn rối bời về những của quý kia, hắn quên bẵng cả tên núi, nên gọi chệch đi là:
- Núi Dimeli, núi Dimeli, hãy mở ra.
Nhưng đó đâu phải là tên của núi mà núi chuyển mình, núi vẫn khép kín. Hắn trở nên hoảng hốt, càng vắt óc suy nghĩ thì hắn càng bối rối, đống của cải kia cũng chẳng giúp ích được gì.
Tối đến, núi từ từ mở và mười hai tên cướp đi vào. Nhìn thấy hắn, chúng cười ầm lên, hét:
- Chà, chú chim này, giờ thì chúng ta tóm được mi, mi đã vào đây ba lần, mi tưởng chúng ta không biết sao? Ba lần trước chúng ta chưa bắt được mi, nhưng lần này thì mi đừng có hòng mà thoát.
Hắn vội kêu:
- Những lần trước không phải là tôi, mà là em tôi đấy chứ!
Nhưng mặc hắn kể lể, van xin, toán cướp vẫn không tha tội chết.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es waren zwei Brüder, einer war reich, der andere arm. Der Reiche aber gab dem Armen nichts, und er mußte sich vom Kornhandel kümmerlich ernähren; da ging es ihm oft so schlecht, daß er für seine Frau und Kinder kein Brot hatte. Einmal fuhr er mit seinem Karren durch den Wald, da erblickte er zur Seite einen großen, kahlen Berg, und weil er den noch nie gesehen hatte, hielt er still und betrachtete ihn mit Verwunderung. Wie er so stand, sah er zwölf wilde, große Männer daherkommen; weil er nun glaubte, das wären Räuber, schob er seinen Karren ins Gebüsch und stieg auf einen Baum und wartete, was da geschehen würde.
Die zwölf Männer gingen aber vor den Berg und riefen: "Berg Semsi, Berg Semsi, tu dich auf." Alsbald tat sich der kahle Berg in der Mitte voneinander, und die zwölfe gingen hinein, und wie sie drin waren, schloß er sich zu. Über eine kleine Weile aber tat er sich wieder auf, und die Männer kamen heraus und trugen schwere Säcke auf den Rücken, und wie sie alle wieder am Tageslicht waren, sprachen sie: "Berg Semsi, Berg Semsi, tu dich zu." Da fuhr der Berg zusammen, und war kein Eingang mehr an ihm zu sehen, und die zwölfe gingen fort.
Als sie ihm nun ganz aus den Augen waren, stieg der Arme vom Baum herunter und war neugierig, was wohl im Berg Heimliches verborgen wäre. Also ging er davor und sprach: "Berg Semsi, Berg Semsi, tu dich auf", und der Berg tat sich auch vor ihm auf. Da trat er hinein, und der ganze Berg war eine Höhle voll Silber und Gold, und hinten lagen große Haufen Perlen und blitzende Edelsteine, wie Korn aufgeschüttet. Der Arme wußte gar nicht, was er anfangen sollte und ob er sich etwas von den Schätzen nehmen dürfte; endlich füllte er sich die Taschen mit Gold, die Perlen und Edelsteine aber ließ er liegen. Als er wieder herauskam, sprach er gleichfalls: "Berg Semsi, Berg Semsi, tu dich zu", da schloß sich der Berg, und er fuhr mit seinem Karren nach Haus.
Nun brauchte er nicht mehr zu sorgen und konnte mit seinem Golde für Frau und Kind Brot und auch Wein dazu kaufen, lebte fröhlich und redlich, gab den Armen und tat jedermann Gutes. Als aber das Geld zu Ende war, ging er zu seinem Bruder, lieh einen Scheffel und holte sich von neuem; doch rührte er von den großen Schätzen nichts an. Wie er sich zum drittenmal etwas holen wollte, borgte er bei seinem Bruder abermals den Scheffel.
Der Reiche war aber schon lange neidisch über sein Vermögen und den schönen Haushalt, den er sich eingerichtet hatte, und konnte nicht begreifen, woher der Reichtum käme und was sein Bruder mit dem Scheffel anfinge. Da dachte er eine List aus und bestrich den Boden mit Pech, und wie er das Maß zurückbekam, so war ein Goldstück darin hängengeblieben. Alsbald ging er zu seinem Bruder und fragte ihn: "Was hast du mit dem Scheffel gemessen?"
"Korn und Gerste", sagte der andere. Da zeigte er ihm das Goldstück und drohte ihm, wenn er nicht die Wahrheit sagte, so wollt er ihn beim Gericht verklagen. Er erzählte ihm nun alles, wie es zugegangen war. Der Reiche aber ließ gleich einen Wagen anspannen, fuhr hinaus, wollte die Gelegenheit besser benutzen und ganz andere Schätze mitbringen. Wie er vor den Berg kam, rief er: "Berg Semsi, Berg Semsi, tu dich auf." Der Berg tat sich auf, und er ging hinein. Da lagen die Reichtümer alle vor ihm, und er wußte lange nicht, wozu er am ersten greifen sollte, endlich lud er Edelsteine auf, soviel er tragen konnte.
Er wollte seine Last hinausbringen, weil aber Herz und Sinn ganz voll von den Schätzen waren, hatte er darüber den Namen des Berges vergessen und rief: "Berg Simeli, Berg Simeli, tu dich auf." Aber das war der rechte Name nicht, und der Berg regte sich nicht und blieb verschlossen. Da ward ihm angst, aber je länger er nachsann, desto mehr verwirrten sich seine Gedanken, und halfen ihm alle Schätze nichts mehr.
Am Abend tat sich der Berg auf, und die zwölf Räuber kamen herein, und als sie ihn sahen, lachten sie und riefen: "Vogel, haben wir dich endlich, meinst du, wir hätten's nicht gemerkt, daß du zweimal hereingekommen bist, aber wir konnten dich nicht fangen, zum drittenmal sollst du nicht wieder heraus." Da rief er: "Ich war's nicht, mein Bruder war's", aber er mochte bitten um sein Leben und sagen, was er wollte, sie schlugen ihm das Haupt ab.