Xưa có một nữ vương, vốn là một mụ phù thủy. Con gái mụ xinh đẹp tuyệt trần không ai sánh bằng. Mụ chẳng nghĩ gì khác ngoài cách lôi kéo mọi người vào vòng khổ ải, chết chóc. Mụ bảo, ai đến cầu hôn phải thực hiện được điều kiện mụ đặt ra, làm được mụ sẽ gả con cho, bằng không thì sẽ mất mạng. Đã nhiều người mê mẩn trước nhan sắc của cô gái nên đã liều thử một phen, nhưng chẳng một ai làm nổi công việc mụ giao, đành chịu quỳ gối rơi đầu.
Có một hoàng tử nghe đồn về sắc đẹp tuyệt thế giai nhân của người con gái, tâu vua cha:
- Xin cha cho con đi cầu hôn thử.
Vua khuyên:
- Không khi nào con ạ, con đi là đi vào cõi chết đấy!
Thế rồi hoàng tử đâm ra ốm tương tư, nằm liệt giường suốt bảy năm, không thầy thuốc nào chữa khỏi. Vua thấy đã tuyệt vọng, đành buồn rầu bảo hoàng tử:
- Con hãy đi cầu may xem sao. Cha cũng chẳng còn cách nào khác để giúp con nữa.
Hoàng tử nghe cha nói ưng thận, liền đứng dậy. Chàng thấy mình khỏe mạnh và hớn hở lên đường. Một hôm đang phi ngựa qua thảo nguyên, chàng chợt thấy ở xa một vật gì nom tựa đống cỏ lớn. Lại gần nhìn kỹ hóa ra đấy là bụng một anh chàng đang nằm dài trên mặt đất. Cái bụng ấy nom phải bằng quả núi con. Gã béo thấy có người phi ngựa tới vội đứng lên thưa:
- Nếu ngài cần người, cho tôi xin theo hầu.
Hoàng tử đáp:
- Cồng kềnh như ngươi thì biết dùng vào việc gì.
Gã béo nói:
- Trời, thế chưa thấm vào đâu. Nếu tôi vươn vai người tôi sẽ lớn gấp ba ngàn lần.
Hoàng tử nói:
- Nếu quả như thế ta có thể dùng ngươi được. Nào đi với ta!
Gã béo đi theo hoàng tử. Đi được một quãng thì thấy một người nằm dài dưới đất, tai ghé sát mặt cỏ. Hoàng tử hỏi:
- Ngươi làm gì ở đây?
Người ấy đáp:
- Tôi đang lắng nghe.
- Nghe gì mà chăm chú thế?
- Nghe xem trên thế giới có chuyện gì mới xảy ra. Tôi nghe được mọi thứ, kể cả tiếng cỏ mọc.
Hoàng tử hỏi:
- Thế ngươi nói cho biết, ngươi nghe được gì ở trong triều đình có bà hoàng hậu già và cô công chúa xinh đẹp.
Gã đáp:
- Tôi nghe có tiếng gươm chém vút một cái, chắc có kẻ đến cầu hôn bị chặt đầu.
Hoàng tử bảo gã:
- Có thể ta cần đến ngươi, đi với ta!
Họ lại lên đường. Dọc đường họ thấy như có hai bàn chân ai trước mặt họ. Họ thấy cả bắp chân nhưng phải đi một quãng đường nữa mới trông thấy thân người, rồi đi thêm một quãng mới trông thấy đầu. Hoàng tử nói:
- Trời, người đâu mà dài như dây chão!
Gã người dài đáp:
- Chà, đã thấm vào đâu. Tôi mà vươn vai thì dài gấp ba ngàn lần, cao hơn cả núi cao nhất trần gian. Nếu đồng ý cho nhập bọn, tôi xin đi cùng.
Hoàng tử nói:
- Có thể ta cần đến ngươi, đi với ta!
Họ tiếp tục đi, thấy có người ngồi bên đường, hai mắt bịt chặt. Hoàng tử nói:
- Mắt bị quáng gà hay sao mà không dám nhìn ánh sáng?
Gã đáp.
- Không phải thế. Tôi không dám cởi khăn bịt mắt, vì lực phát ra từ cái nhìn của tôi mạnh lắm, tới mức nhìn vật gì, vật ấy ắt nổ tung. Nếu thấy cần, tôi sẵn sàng đi cùng giúp một tay.
Hoàng tử nói:
- Có thể ta cần đến ngươi, đi với ta!
Họ lại lên đường, thấy một người nằm sưởi giữa nắng mà cứ run cầm cập, tay chân lẩy bẩy. Hoàng tử hỏi:
- Trời nắng nóng đến ngột ngạt mà sao ngươi lại rét run cầm cập?
Gã đáp:
- Chà, cơ thể tôi rất là lạ. Trời càng oi nồng, tôi càng thấy rét, rét tới thấu xương. Trời càng giá rét, tôi càng thấy oi bức. Ngồi giữa băng giá thì thấy nóng nực, ngồi bên lửa thì thấy rét cóng.
Hoàng tử nói:
- Đúng là con người kỳ dị! Nếu ngươi muốn nhập bọn thì đi với ta!
Tiếp tục cuộc hành trình, họ gặp một người đang vươn cổ ngó ngó nghiêng dòm các ngọn núi. Hoàng tử hỏi:
- Nhìn gì mà mải mê thế?
Gã đáp:
- Tôi có cặp mắt sáng, nhìn thấy rừng rậm, thảo nguyên, núi cao, vực thẳm, có thể thấy khắp thế gian.
Hoàng tử nói:
- Nếu ngươi ưng thì đi với ta. Ta đang thiếu người có tài ấy.
Giờ đây, hoàng tử cùng sáu người tới thành đô, nơi hoàng hậu già đang ngự trị. Hoàng tử không để lộ tung tích của mình. Chàng nói:
- Nếu hoàng hậu gả công chúa xinh đẹp cho tôi thì sai gì tôi cũng làm.
Mụ phù thủy rất mừng khi thấy chàng đẹp trai kia lại sa vào tay mụ. Mụ bảo:
- Ta sẽ giao ba việc nếu làm được cả thì ba thì sẽ là chồng của con gái ta.
Chàng hỏi:
- Việc thứ nhất là việc gì?
- Trước kia ta có đánh rơi xuống biển Hồng Hải một cái nhẫn. Hãy tìm cho ta chiếc nhẫn.
Hoàng tử về bàn với sáu người đi cùng và nói:
- Việc thứ nhất không dễ đâu, phải mò tìm cho ra chiếc nhẫn ở dưới biển Hồng Hải. Làm cách nào tìm lấy được?
Người có đôi mắt sáng nói:
- Để tôi xem nó nằm ở chỗ nào?
Ngó nhìn xuống biển, rồi gã nói:
- Kia rồi! Nhẫn mắc trên mũi đá ngầm.
Gã người dài duỗi lưng nói:
- Nếu nhìn thấy, tôi lấy lên ngay được.
Gã béo nói:
- Nếu chỉ cần có thế?
Gã nằm xoài người ra, ghé miệng sát mặt nước, sóng biển xô chảy vào mồm như vào hang ngầm. Gã làm một hơi dài và biển cạn trơ đáy. Lúc ấy gã người dài mới nhoài người ra và cúi xuống nhặt chiếc nhẫn. Hoàng tử rất mừng, cầm nhẫn và đưa đến cho mụ già. Mụ kinh ngạc và nói:
- Chà chà, đúng chiếc nhẫn này. Việc thứ nhất may mắn ngươi đã làm xong. Giờ đến việc thứ hai. Ngươi có thấy ba trăm con bò mộng đang gặm cỏ ở ngoài bãi trước lâu đài không? Ngươi phải ăn cho kỳ hết ba trăm con bò ấy, ăn hết cả lông lẫn da, cả xương lẫn sừng. Dưới hầm có ba trăm thùng rượu vang, ngươi phải uống cho hết. Không được để sót lại một sợi lông bò, một giọt rượu vang. Bằng không, sinh mạng ngươi nằm trong tay ta.
Hoàng tử nói:
- Tôi có được mời bạn cùng ăn không? Ăn uống thiếu bạn còn gì là ngon, là vui!
Mụ già cười nham hiểm và đáp:
- Được mời một người cho có bạn, nhưng không được mời thêm người khác nữa.
Hoàng tử ra tìm sáu người, bảo với gã béo:
- Hôm nay ngươi là khách của ta, cứ ăn cho thật no nhé!
Gã béo vươn vai và ăn một lúc hết sạch đàn bò ba trăm con, ăn hết nhẵn, một sợi lông cũng không còn. Gã còn hỏi, sau bữa tâm còn gì nữa không. Gã tu cạn ba trăm thùng rượu mà chẳng cần phải rót ra ly và cũng chẳng để một giọt rượu vang nào rơi ra ngoài.
Ăn uống xong, hoàng tử vào báo cho mụ biết việc thứ hai đã xong. Hết sức kinh ngạc, mụ nói:
- Xưa nay chưa từng có ai làm được thế, nhưng còn việc thứ ba nữa.
Mụ nghĩ bụng: "Ngươi cũng chẳng thoát được tay tao đâu, cũng chẳng giữ được đầu." Mụ nói:
- Tối nay, ta sẽ dẫn con gái ta vào phòng. Ngươi phải ôm giữ trong lòng suốt đêm, không được chợp mắt ngủ. Đúng mười hai giờ khuya ta tới xem, nếu lúc ấy đã buông tay tức là ngươi thua cuộc.
Hoàng tử nghĩ: "Việc này dễ. Ta có thể ráng thức khuya được." Tuy vậy, chàng vẫn gọi sáu người kia vào, kể cho họ nghe điều kiện mụ già đặt ra, rồi nói:
- Ai biết được đằng sau nó là mưu mô gì? Cẩn thận vẫn hơn, các ngươi hãy thức canh để cho nàng không ra được khỏi phòng.
Khi bóng đêm rủ xuống, mụ già và con gái tới, mụ giao tận tay hoàng tử. Gã người dài nằm uốn người thành cái đai quanh hai người, gã người béo đứng lấp luôn cửa ra vào. Như thế thì làm sao mà ra được!
Hai người ngồi, cô gái chẳng nói lấy một lời, ánh trăng chiếu qua cửa sổ soi tỏ khuôn mặt xinh đẹp tuyệt vời của nàng làm hoàng tử đê mê say đắm không hề thấy mỏi mắt. Nhưng lúc mười một giờ khuya mụ già phù thủy niệm chú cho mọi người ngủ thiếp đi, trong khoảnh khắc ấy mụ hóa phép cướp người con gái đi.
Mọi người ngủ thiếp đi tới khi yêu thuật hết linh nghiệm thì đã mười một giờ bốn mươi lăm. Khi tất cả tỉnh dậy, hoàng tử kêu:
- Trời ơi, thật là bât hạnh, ta thua cuộc rồi!
Mọi người cũng than vãn theo. Gã thính tai nói:
- Cô ấy đang ngồi than thân trách phận trong một quả núi cách đây ba trăm giờ đường bộ. Cậu người dài là người duy nhất làm nổi việc này. Cậu vươn người và đi dăm bước là tới nơi.
Gã người dài nói:
- Được, nhưng cậu mắt sắc phải đi cùng, để ta cùng nhau dọn quả núi đó.
Gã người dài sốc vai vác gã có đôi mắt sáng đi, nhanh như trở bàn tay cả hai người đã đứng trước quả núi bị yểm bùa. Gã người dài cởi khăn bịt mắt gã kia. Gã kia quắc mắt nhìn là quả núi nổ tan thành ngàn vạn mảnh. Gã người dài bế bổng cô gái và chỉ trong khoảnh khắc gã đã về đến nơi. Gã quay lại đón bạn về cũng chỉ trong nháy mắt. Trước khi đồng hồ điểm mười hai tiếng, tất cả đã ngồi ở đó, đều tươi cười tỉnh táo.
Khi đồng hồ điểm mười hai giờ khuya, mụ già rón rén bước lại, vẻ mặt kiêu kỳ như muốn bảo: "Giờ thì ngươi ở trong tay ta rồi!" Mụ cứ tưởng con gái mụ đang ngồi trong núi cách đây ba trăm giờ đi bộ. Khi nhìn thấy con gái ngồi trong vòng tay ôm của hoàng tử, mụ kinh ngạc và kêu:
- Đúng nó là người cao tay hơn ta.
Mụ chẳng còn lý do nào nữa, đành phải gả con gái cho hoàng tử. Nhưng mụ rỉ tai con gái:
- Thật là nhục cho con, không kiếm được tấm chồng tương xứng, kể từ giờ phải vâng lời một kẻ tầm thường.
Tính kiêu kỳ bị tổn thương, cô gái nghĩ cách trả thù.
Sáng hôm sau, cô sai chở ba trăm thước gỗ tới, rồi cô nói với hoàng tử rằng, ba việc đã làm xong, nhưng cô chỉ là vợ khi nào có người dám ngồi giữa đống gỗ mà châm lửa mà không bị sao cả. Cô nghĩ chẳng có ai trong số sáu người cùng đi sẽ chịu thiêu thay cho hoàng tử. Vì yêu cô nên chàng sẽ đích thân vào ngồi, thế là cô thoát. Bọn cùng đi nói:
- Bọn mình ai cũng đã làm một việc, chỉ còn cậu rét cóng chưa làm gì. Giờ đến lượt cậu.
Rồi họ khiêng đặt gã rét cóng vào giữa đống lửa và châm lửa đốt. Lửa bén cháy ba ngày thì cả đống gỗ đã ra tro. Lửa vừa tàn lụi thì thấy gã rét cóng đứng dậy, người run rẩy như tàu lá và nói:
- Đời tôi chưa bao giờ thấy rét như thế này. Rét lâu thêm tí nữa chắc đến chết cóng mất!
Người con gái đẹp chẳng còn cách nào khác là lấy chàng trai lạ mặt. Nhưng lúc họ lên xe ra nhà thờ làm lễ cưới thì mụ lại nói:
- Ta không thể chịu được cái nhục này.
Mụ sai binh tướng đuổi theo, giết và phá tan hoang những gì trên đường đi và đem bằng được con gái về cho mụ. Gã thính tai nghe được những lời dặn dò của mụ già. Gã hỏi gã béo:
- Ta phải làm gì nhỉ?
Gã này biết ngay phải làm gì. Gã nhổ nước biển đã uống khi trước, chỉ một lúc chỗ đó biến thành một cái hồ lớn, chiến xa của quân lính không sao tiến được, lính chết đuối rất nhiều. Biết tin, mụ lại cho một đội giáp binh nữa đuổi theo. Gã thính tai nghe được tiếng vũ khí va vào nhau lách cách, gã liền trừng mắt, thế là cả toán quân tan tác như thủy tinh vỡ vụn.
Đoàn người yên tâm đánh xe đi tiếp. Đợi khi gặp vợ chồng làm lễ cưới ở nhà thờ xong, sáu người tới chia tay và nói:
- Các ngươi đã toại nguyện, không cần đến chúng tôi nữa. Chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình để tìm vận may của chúng tôi.
Phía trước cung điện, cách chừng nửa giờ đi bộ có một làng. Lúc họ đi ngang đấy, thấy một người đàn ông đang chăn lợn ngoài đầu làng.
Hoàng tử bảo vợ:
- Nàng có biết gốc tích ta từ đâu không? Ta không phải là hoàng tử, mà chính là một chú bé đã từng chăn lợn. Người chăn lợn kia chính là cha ta. Chúng ta hãy lại để giúp ông một tay.
Rồi chàng cùng nàng xuống xe và vào quán trọ. Chàng rỉ tai bảo gia nhân trong quán, đợi đêm khuya cất giấu quần áo sang trọng của hai người. Sáng dậy, quần áo của hai người không còn. Chủ quán đưa cho nàng bộ quần áo cũ với đôi tất len cũ. Mụ còn làm cho món quà lớn lắm, mụ nói:
- Vì có chồng cô, chứ không tôi chẳng cho cô đâu.
Nàng lại càng tin, đúng chồng mình từng chăn lợn và nghĩ bụng:
- Cũng đáng đời mình, kiêu căng hãnh diện lắm mà!
Làm được tám ngày, chân tay chai dộp lên đau nhức, nàng chịu không được nữa. Giữa lúc ấy có vài người đến hỏi:
- Cô có biết chồng cô là ai không?
Nàng đáp:
- Có chứ, là anh chăn lợn. Nhà tôi vừa mới đi để mua bán mấy thứ.
Họ bảo nàng:
- Hãy đi cùng với chúng tôi, chúng tôi đưa chị tới chỗ anh ấy.
Họ dẫn nàng lên cung điện, vào phòng thì trông thấy một người khoác áo hoàng bào. Nàng ngỡ ngàng, mãi đến khi người đó tới ôm hôn, nàng mới biết đó chính là chồng mình. Chàng nói:
- Ta chịu khổ vì em đã nhiều, em cũng nên vì anh mà chịu đựng.
Ngay sau đó đám cưới được tổ chức. Và người kể chuyện này cũng rất muốn đến dự.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Vor Zeiten lebte eine alte Königin, die war eine Zauberin, und ihre Tochter war das schönste Mädchen unter der Sonne. Die Alte dachte aber auf nichts, als wie sie die Menschen ins Verderben locken könnte, und wenn ein Freier kam, so sprach sie, wer ihre Tochter haben wollte, müßte zuvor eine Aufgabe lösen, oder er müßte sterben. Viele waren von der Schönheit der Jungfrau verblendet und wagten es wohl, aber sie konnten nicht vollbringen, was die Alte ihnen auflegte, und dann war keine Gnade, sie mußten niederknien, und das Haupt ward ihnen abgeschlagen.
Ein Königssohn, der hatte auch von der großen Schönheit der Jungfrau gehört und sprach zu seinem Vater: "Laßt mich hinziehen, ich will um sie werben."
"Nimmermehr," antwortete der König, "gehst du fort, so gehst du in deinen Tod."
Da legte der Sohn sich nieder und ward sterbenskrank und lag sieben Jahre lang, und kein Arzt konnte ihm helfen. Als der Vater sah, daß keine Hoffnung mehr war, sprach er voll Herzenstraurigkeit zu ihm: "Zieh hin und versuche dein Glück, ich weiß dir sonst nicht zu helfen." Wie der Sohn das hörte, stand er auf von seinem Lager, ward gesund und machte sich fröhlich auf den Weg.
Es trug sich zu, als er über eine Heide zu reiten kam, daß er von weitem auf der Erde etwas liegen sah wie einen großen Heuhaufen, und wie er sich näherte, konnte er unterscheiden, daß es der Bauch eines Menschen war, der sich dahingestreckt hatte; der Bauch aber sah aus wie ein kleiner Berg. Der Dicke, wie er den Reisenden erblickte, richtete sich in die Höhe und sprach: "Wenn Ihr jemand braucht, so nehmt mich in Eure Dienste."
Der Königssohn antwortete: "Was soll ich mit einem so ungefügen Mann anfangen?"
"Oh," sprach der Dicke, "das will nichts sagen, wenn ich mich recht auseinander tue, bin ich noch dreitausendmal so dick."
"Wenn das ist," sagte der Königssohn, "so kann ich dich brauchen, komm mit mir."
Da ging der Dicke hinter dem Königssohn her, und über eine Weile fanden sie einen andern, der lag da auf der Erde und hatte das Ohr auf den Rasen gelegt. Fragte der Königssohn: "Was machst du da?"
"Ich horche," antwortete der Mann.
"Wonach horchst du so aufmerksam?"
"Ich horche nach dem, was eben in der Welt sich zuträgt, denn meinen Ohren entgeht nichts, das Gras sogar hör ich wachsen.
Fragte der Königssohn: "Sage mir, was hörst du am Hofe der alten Königin, welche die schöne Tochter hat?"
Da antwortete er: "Ich höre das Schwert sausen, das einem Freier den Kopf abschlägt." Der Königssohn sprach: "Ich kann dich brauchen, komm mit mir." Da zogen sie weiter und sahen einmal ein Paar Füße da liegen und auch etwas von den Beinen, aber das Ende konnten sie nicht sehen. Als sie eine gute Strecke fortgegangen waren, kamen sie zu dem Leib und endlich auch zu dem Kopf. "Ei," sprach der Königssohn, "was bist du für ein langer Strick!"
"Oh," antwortete der Lange, "das ist noch gar nichts, wenn ich meine Gliedmaßen erst recht ausstrecke, bin ich noch dreitausendmal so lang und bin größer als der höchste Berg auf Erden. Ich will Euch gerne dienen, wenn Ihr mich annehmen wollt."
"Komm mit," sprach der Königssohn, "ich kann dich brauchen."
Sie zogen weiter und fanden einen am Weg sitzen, der hatte die Augen zugebunden. Sprach der Königssohn zu ihm: "Hast du blöde Augen, daß du nicht in das Licht sehen kannst?"
"Nein," antwortete der Mann, "ich darf die Binde nicht abnehmen, denn was ich mit meinen Augen ansehe, das springt auseinander, so gewaltig ist mein Blick. Kann Euch das nützen, so will ich Euch gern dienen."
"Komm mit," antwortete der Königssohn, "ich kann dich brauchen." Sie zogen weiter und fanden einen Mann, der lag mitten im heißen Sonnenschein und zitterte und fror am ganzen Leibe, so daß ihm kein Glied stillstand. "Wie kannst du frieren?" sprach der Königssohn, "und die Sonne scheint so warm."
"Ach," antwortete der Mann, "meine Natur ist ganz anderer Art, je heißer es ist, desto mehr frier ich, und der Frost dringt mir durch alle Knochen. Und je kälter es ist, desto heißer wird mir. Mitten im Eis kann ich's vor Hitze und mitten im Feuer vor Kälte nicht aushalten."
"Du bist ein wunderlicher Kerl," sprach der Königssohn, "aber wenn du mir dienen willst, so komm mit." Nun zogen sie weiter und sahen einen Mann stehen, der machte einen langen Hals, schaute sich um und schaute über alle Berge hinaus. Sprach der Königssohn: "Wonach siehst du so eifrig?"
Der Mann antwortete: "Ich habe so helle Augen, daß ich über alle Wälder und Felder, Täler und Berge hinaus und durch die ganze Welt sehen kann." Der Königssohn sprach: "Willst du, so komm mit mir, denn so einer fehlte mir noch."
Nun zog der Königssohn mit seinen sechs Dienern in die Stadt ein, wo die alte Königin lebte. Er sagte nicht, wer er wäre, aber er sprach: "Wollt Ihr mir Eure schöne Tochter geben, so will ich vollbringen, was Ihr mir auferlegt." Die Zauberin freute sich, daß ein so schöner Jüngling wieder in ihre Netze fiel, und sprach: "Dreimal will ich dir eine Aufgabe aufgeben, lösest du sie jedesmal, so sollst du der Herr und Gemahl meiner Tochter werden."
"Was soll das erste sein?" fragte er.
"Daß du mir einen Ring herbeibringst, den ich ins Rote Meer habe fallen lassen." Da ging der Königssohn heim zu seinen Dienern und sprach: "Die erste Aufgabe ist nicht leicht, ein Ring soll aus dem Roten Meer geholt werden, nun schafft Rat." Da sprach der mit den hellen Augen: "Ich will sehen, wo er liegt," schaute in das Meer hinab und sagte: "Dort hängt er an einem spitzen Stein." Der Lange trug sie hin und sprach: "Ich wollte ihn wohl herausholen, wenn ich ihn nur sehen könnte."
"Wenn's weiter nichts ist," rief der Dicke, legte sich nieder und hielt seinen Mund ans Wasser. Da fielen die Wellen hinein wie in einen Abgrund, und er trank das ganze Meer aus, daß es trocken ward wie eine Wiese. Der Lange bückte sich ein wenig und holte den Ring mit der Hand heraus. Da ward der Königssohn froh, als er den Ring hatte, und brachte ihn der Alten.
Sie erstaunte und sprach: "Ja, es ist der rechte Ring. Die erste Aufgabe hast du glücklich gelöst, aber nun kommt die zweite. Siehst du, dort auf der Wiese vor meinem Schlosse, da weiden dreihundert fette Ochsen, die mußt du mit Haut und Haar, Knochen und Hörnern verzehren. Und unten im Keller liegen dreihundert Fässer Wein, die mußt du dazu austrinken, und bleibt von den Ochsen ein Haar und von dem Wein ein Tröpfchen übrig, so ist mir dein Leben verfallen."
Sprach der Königssohn: "Darf ich mir keine Gäste dazu laden? Ohne Gesellschaft schmeckt keine Mahlzeit."
Die Alte lachte boshaft und antwortete: "Einen darfst du dir dazu laden, damit du Gesellschaft hast, aber weiter keinen."
Da ging der Königssohn zu seinen Dienern und sprach zu dem Dicken: "Du sollst heute mein Gast sein und dich einmal satt essen." Da tat sich der Dicke voneinander und aß die dreihundert Ochsen, daß kein Haar übrigblieb, und fragte, ob weiter nichts als das Frühstück da wäre. Den Wein aber trank er gleich aus den Fässern, ohne daß er ein Glas nötig hatte, und trank den letzten Tropfen vom Nagel herunter.
Als die Mahlzeit zu Ende war, ging der Königssohn zur Alten und sagte ihr, die zweite Aufgabe wäre gelöst. Sie verwunderte sich und sprach: "So weit hat's noch keiner gebracht, aber es ist noch eine Aufgabe übrig," und dachte: Du sollst mir nicht entgehen und wirst deinen Kopf nicht oben behalten. "Heute abend," sprach sie, "bring ich meine Tochter zu dir in deine Kammer, und du sollst sie mit deinem Arm umschlingen. Und wenn ihr da beisammen sitzt, so hüte dich, daß du nicht einschläfst. Ich komme Schlag zwölf Uhr, und ist sie dann nicht mehr in deinen Armen, so hast du verloren." Der Königssohn dachte: Der Bund ist leicht, ich will wohl meine Augen offen behalten, doch rief er seine Diener, erzählte ihnen, was die Alte gesagt hatte, und sprach: "Wer weiß, was für eine List dahintersteckt, Vorsicht ist gut, haltet Wache und sorgt, daß die Jungfrau nicht wieder aus meiner Kammer kommt."
Als die Nacht einbrach, kam die Alte mit ihrer Tochter und führte sie in die Arme des Königssohns, und dann schlang sich der Lange um sie beide in einen Kreis, und der Dicke stellte sich vor die Türe, also daß keine lebendige Seele herein konnte. Da saßen sie beide, und die Jungfrau sprach kein Wort, aber der Mond schien durchs Fenster auf ihr Angesicht, daß er ihre wunderbare Schönheit sehen konnte. Er tat nichts als sie anschauen, war voll Freude und Liebe, und es kam keine Müdigkeit in seine Augen.
Das dauerte bis elf Uhr, da warf die Alte einen Zauber über alle, daß sie einschliefen, und in dem Augenblick war auch die Jungfrau entrückt.
Nun schliefen sie hart bis ein Viertel vor zwölf, da war der Zauber kraftlos, und sie erwachten alle wieder.
"O Jammer und Unglück," rief der Königssohn, "nun bin ich verloren!" Die treuen Diener fingen auch an zu klagen, aber der Horcher sprach: "Seid still, ich will horchen," da horchte er einen Augenblick, und dann sprach er: "Sie sitzt in einem Felsen dreihundert Stunden von hier und bejammert ihr Schicksal. Du allein kannst helfen, Langer, wenn du dich aufrichtest, so bist du mit ein paar Schritten dort."
"Ja," antwortete der Lange, "aber der mit den scharfen Augen muß mitgehen, damit wir den Felsen wegschaffen." Da huckte der Lange den mit den verbundenen Augen auf, und im Augenblick, wie man eine Hand umwendet, waren sie vor dem verwünschten Felsen. Alsbald nahm der Lange dem andern die Binde von den Augen, der sich nur umschaute, so zersprang der Felsen in tausend Stücke. Da nahm der Lange die Jungfrau auf den Arm, trug sie in einem Nu zurück, holte ebensoschnell auch noch seinen Kameraden, und eh es zwölfe schlug, saßen sie alle wieder wie vorher und waren munter und guter Dinge.
Als es zwölf schlug, kam die alte Zauberin herbeigeschlichen, machte ein höhnisches Gesicht, als wollte sie sagen: "Nun ist er mein," und glaubte, ihre Tochter säße dreihundert Stunden weit im Felsen. Als sie aber ihre Tochter in den Armen des Königssohns erblickte, erschrak sie und sprach: "Da ist einer, der kann mehr als ich." Aber sie durfte nichts einwenden und mußte ihm die Jungfrau zusagen. Da sprach sie ihr ins Ohr: "Schande für dich, daß du gemeinem Volk gehorchen sollst und dir einen Gemahl nicht nach deinem Gefallen wählen darfst."
Da ward das stolze Herz der Jungfrau mit Zorn erfüllt und sann auf Rache. Sie ließ am andern Morgen dreihundert Malter Holz zusammenfahren und sprach zu dem Königssohn, die drei Aufgaben wären gelöst, sie würde aber nicht eher seine Gemahlin werden, bis einer bereit wäre, sich mitten in das Holz zu setzen und das Feuer auszuhalten. Sie dachte, keiner seiner Diener würde sich für ihn verbrennen und aus Liebe zu ihr würde er selber sich hineinsetzen und dann wäre sie frei. Die Diener aber sprachen: "Wir haben alle etwas getan, nur der Frostige noch nicht, der muß auch daran," setzten ihn mitten auf den Holzstoß und steckten ihn an. Da begann das Feuer zu brennen und brannte drei Tage, bis alles Holz verzehrt war, und als die Flammen sich legten, stand der Frostige mitten in der Asche, zitterte wie ein Espenlaub und sprach: "Einen solchen Frost habe ich mein Lebtage nicht ausgehalten, und wenn er länger gedauert hätte, so wäre ich erstarrt."
Nun war keine Ausflucht mehr zu finden, die schöne Jungfrau mußte den unbekannten Jüngling zum Gemahl nehmen. Als sie aber nach der Kirche fuhren, sprach die Alte: "Ich kann die Schande nicht ertragen," und schickte ihr Kriegsvolk nach, das sollte alles niedermachen, was ihm vorkäme, und ihr die Tochter zurückbringen. Der Horcher aber hatte die Ohren gespitzt und die heimlichen Reden der Alten vernommen.
"Was fangen wir an?" sprach er zu dem Dicken, aber der wußte Rat, spie einmal oder zweimal hinter dem Wagen einen Teil von dem Meereswasser aus, das er getrunken hatte, da entstand ein großer See, worin die Kriegsvölker steckenblieben und ertranken. Als die Zauberin das vernahm, schickte sie ihre geharnischten Reiter, aber der Horcher hörte das Rasseln ihrer Rüstung und band dem einen die Augen auf, der guckte die Feinde ein bißchen scharf an, da sprangen sie auseinander wie Glas. Nun fuhren sie ungestört weiter, und als die beiden in der Kirche eingesegnet waren, nahmen die sechs Diener ihren Abschied und sprachen zu ihrem Herrn: "Eure Wünsche sind erfüllt. Ihr habt uns nicht mehr nötig, wir wollen weiter ziehen und unser Glück versuchen.
Eine halbe Stunde vor dem Schloß war ein Dorf, vor dem hütete ein Schweinehirt seine Herde. Wie sie dahin kamen, sprach er zu seiner Frau: "Weißt du auch recht, wer ich bin? Ich bin kein Königssohn, sondern ein Schweinehirt, und der mit der Herde dort, das ist mein Vater. Wir zwei müssen auch daran und ihm helfen hüten." Dann stieg er mit ihr in das Wirtshaus ab und sagte heimlich zu den Wirtsleuten, in der Nacht sollten sie ihr die königlichen Kleider wegnehmen. Wie sie nun am Morgen aufwachte, hatte sie nichts anzutun, und die Wirtin gab ihr einen alten Rock und ein Paar alte, wollene Strümpfe, dabei tat sie noch, als wär's ein großes Geschenk, und sprach: "Wenn nicht Eurer Mann wäre, hätt ich's Euch gar nicht gegeben." Da glaubte sie, er wäre wirklich ein Schweinehirt, und hütete mit ihm die Herde und dachte: Ich habe es verdient mit meinem Übermut und Stolz. Das dauerte acht Tage, da konnte sie es nicht mehr aushalten, denn die Füße waren ihr wund geworden. Da kamen ein paar Leute und fragten, ob sie wüßte, wer ihr Mann wäre.
"Ja," antwortete sie, "er ist ein Schweinehirt und ist eben ausgegangen, mit Bändern und Schnüren einen kleinen Handel zu treiben." Sie sprachen aber: "Kommt einmal mit, wir wollen Euch zu ihm hinführen," und brachten sie ins Schloß hinauf; und wie sie in den Saal kam, stand da ihr Mann in königlichen Kleidern. Sie erkannte ihn aber nicht, bis er ihr um den Hals fiel, sie küßte und sprach: "Ich habe so viel für dich gelitten, da hast du auch für mich leiden sollen." Nun ward erst die Hochzeit gefeiert, und der's erzählt hat, wollte, er wäre auch dabeigewesen.