Ngày xưa có ba chú phó nhỏ hẹn ước luôn luôn cùng nhau làm việc trong một thành phố.
Có thời gian cả ba đều không có việc. Họ chẳng còn có gì để ăn, quần áo cũng bắt đầu sờn rách. Đứng trước cảnh ấy, một người trong số họ nói:
- Biết làm sao bây giờ? Không thể ở lại đây được nữa, chúng ta phải lên đường tới thành phố khác. Nếu như ở đó cũng không tìm ra việc làm thì đành phải báo cho ông trùm biết, rồi chúng ta phải chia tay nhau mỗi người một ngả.
Những người khác cũng cho thế là cách tốt nhất. Họ cùng nhau lên đường. Dọc đường họ gặp một người đàn ông ăn mặc nom có vẻ giàu có, người này hỏi họ là ai. Họ đáp:
- Chúng tôi là ba chú phó nhỏ đi tìm việc. Tới giờ chúng tôi luôn ở bên nhau. Nhưng nếu không tìm được việc làm thì chúng tôi sẽ chia tay nhau mỗi người một ngả.
Người đàn ông kia nói:
- Chẳng cần phải thế. Nếu các anh cứ làm đúng theo lời tôi dặn thì các anh chẳng thiếu gì tiền và việc làm. Các anh sẽ trở thành những ông chủ lớn lên xe xuống ngựa.
Một người trong số họ nói:
- Nếu như cái đó không làm tổn hại tới lương tâm nghề nghiệp thì chúng tôi sẵn sàng làm.
Người đàn ông đáp:
- Tôi chẳng cần cầu lợi ở nơi các anh.
Một người khác trong số họ nhìn xuống thì thấy người đàn ông kia một chân là chân ngựa, một chân là chân người nên không muốn tiếp tục câu chuyện. Lúc ấy con quỷ nói:
- Cứ bằng lòng đi, chuyện đó không liên can gì đến các anh đâu. Nó liên quan tới người khác, ta đã nắm được nửa phần hồn của người ấy, chỉ chờ lấy nốt.
Giờ thì cả ba chú phó nhỏ đã hiểu sự việc, họ đồng ý. Con quỷ liền nói điều nó muốn. Nếu có ai hỏi, người thứ nhất đáp: "Cả ba đứa chúng tôi." Người thứ hai nói: "Chỉ vì tiền." Người thứ ba nói: "Quả đúng như thế!"
Cả ba chỉ được trả lời đúng như theo thứ tự ấy và không được nói gì thêm. Nếu không làm đúng giao ước thì sẽ chẳng có xu nào. Nếu luôn giữ đúng như giao ước thì túi lúc nào cũng rủng rỉnh tiền. Rồi con quỷ cho họ rất nhiều tiền và bảo họ tới trọ ở quán trọ của thành phố. Họ tới, chủ quán chạy ra đon đả hỏi:
- Các anh ăn gì ạ?
Người thứ nhất đáp:
- Cả ba đứa chúng tôi.
Chủ quán nói:
- Vâng, tôi cũng nghĩ vậy.
Người thứ hai nói:
- Chỉ vì tiền.
Chủ quán nói:
- Vâng, tất nhiên là như vậy.
Người thứ ba nói:
- Quả đúng như thế.
Chủ quán nói:
- Vâng, cứ đúng như thế.
Đồ ăn thức uống được mang ra phục vụ tới nơi tới chốn cho khách. Ăn xong khách gọi trả tiền. Chủ quán giơ hóa đơn cho ba người xem. Người thứ nhất nói: "Cả ba đứa chúng tôi." Người thứ hai nói: "Chỉ vì tiền." Người thứ ba nói: "Quả đúng như vậy." Rồi họ đưa tiền cho chủ quán mà chẳng thèm đếm. Khách trong quán nhìn trầm trồ. "Họ chịu chơi thật." Chủ quán nói chêm vào: "Vâng, đúng là những người chịu chơi, nhưng hơi khờ."
Cả ba ngồi ở trong quán nhưng họ chẳng nói gì khác ngoài các câu: "Cả ba đứa chúng tôi. Chỉ vì tiền. Quả đúng như thế." Nhưng họ quan sát và biết hết mọi chuyện trong quán. Một thương gia người cao to có nhiều tiền cũng ở trong quán, vẫy tay gọi chủ quán và nói:
- Ông chủ, ông cất giùm tôi số tiền này không ba thằng phó nhỏ khùng điên kia nó ăn trộm mất của tôi.
Chủ quán nhận và đem cất ở trong buồng. Nhấc thử thấy nặng, chủ quán biết ngay toàn là vàng ròng thôi.
Tối đến chủ quán bố trí cho ba chú phó nhỏ ngủ ở dưới, còn thương gia thì ở một phòng riêng trên lầu. Đến giữa đêm, khi mọi người ngủ say, chủ quán và vợ cầm rìu bổ củi tới buồng thương gia ngủ, hai vợ chồng đập chết thương gia rồi lại về buồng mình ngủ.
Sáng hôm sau người ta thấy thương gia kia nằm chết trong vũng máu. Mọi người bàn tán xôn xao, đứng xúm lại xem. Chủ quán nói:
- Ba thằng phó nhỏ khùng điên giết chết đấy. Khách đứng nói chen vào.
- Còn ai khác ngoài chúng.
Chủ quán cho gọi ba phó nhỏ tới và hỏi:
- Có phải mấy đứa giết người thương gia không?
Người thứ nhất nói: "Cả ba đứa chúng tôi." Người thứ hai nói: "Chỉ vì tiền." Người thứ ba nói: "Quả đúng như vậy."
Chủ quán nói:
- Mọi người thấy không. Ba đứa tự thú nhận. Cả ba bị bỏ tù chờ ngày xét xử.
Ba chú phó nhỏ thấy câu chuyện trở nên nghiêm trọng nên sợ. Tối con quỷ xuất hiện và nói:
- Ráng chịu nốt ngày nữa. Đừng có nản chí. Chẳng ai dám đụng tới sợi tóc của ba người đâu.
Sáng sớm ba người đã bị dẫn ra tòa. Quan tòa hỏi:
- Cả ba can tội giết người phải không?
- Cả ba đứa chúng tôi.
- Tại sao lại đánh chết thương gia kia?
- Chỉ vì tiền.
- Chúng bay quân độc ác. Chúng bay không sợ tội lỗi hay sao?
- Quả đúng như thế.
Quan tòa phán:
- Chúng nhận mình đã làm và lại còn cứng đầu cứng cổ nữa. Dẫn chúng ra ngay hành hình.
Cả ba bị dẫn ra pháp trường. Chủ quán phải đứng vào hàng làm chứng. Cả ba bị túm ra trói gì lại vào cột, gươm đã tuốt trần, đao phủ chỉ chờ lệnh. Giữa lúc đó thì có một chiếc xe bốn con cáo màu đỏ chạy tới, xe chạy nghiến đá bắn lửa. Từ cửa sổ xe có khăn trắng vẫy. Đao phủ nói:
- Có lệnh ân xá.
Từ trong xe có tiếng vọng ra: "Ân xá, ân xá!." Con quỷ bước ra oai như một nhà quý tộc và nói:
- Cả ba không có tội. Giờ hãy nói hết tất cả những điều mắt thấy tai nghe cho mọi người biết.
Người nhiều tuổi nhất nói:
- Chúng tôi không giết chết thương gia. Kẻ giết người đang đứng ở trong hàng kia.
Người này chỉ tên chủ quán và nói tiếp:
- Hãy khám tầng hầm nhà chủ quán, những người bị hắn giết chết còn treo lơ lửng ở đó. Đó là những bằng chứng hùng hồn.
Quan tòa cho người đến xem và thấy đúng như lời khai. Họ báo cho quan tòa biết sự thật. Tòa ra lệnh dẫn chủ quán ra pháp trường hành hình. Sau đó con quỷ nói với ba người:
- Ta đã lấy được hồn nó. Ba chú được tha bổng và giữ lấy số tiền ấy mà sống trọn đời.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es waren drei Handwerksburschen, die hatten es verabredet, auf ihrer Wanderung beisammen zu bleiben und immer in einer Stadt zu arbeiten. Auf eine Zeit aber fanden sie bei ihren Meistern kein Verdienst mehr, so daß sie endlich ganz abgerissen waren und nichts zu leben hatten. Da sprach der eine 'was sollen wir anfangen? hier bleiben können wir nicht länger, wir wollen wieder wandern, und wenn wir in der Stadt, wo wir hinkommen, keine Arbeit finden, so wollen wir beim Herbergsvater ausmachen, daß wir ihm schreiben, wo wir uns aufhalten, und einer vom andern Nachricht haben kann, und dann wollen wir uns trennen;' das schien den andern auch das beste. Sie zogen fort, da kam ihnen auf dem Weg ein reich gekleideter Mann entgegen, der fragte, wer sie wären. 'Wir sind Handwerksleute und suchen Arbeit: wir haben uns bisher zusammengehalten, wenn wir aber keine mehr finden, so wollen wir uns trennen.' 'Das hat keine Not,' sprach der Mann, 'wenn ihr tun wollt, was ich euch sage, solls euch an Geld und Arbeit nicht fehlen; ja ihr sollt große Herren werden und in Kutschen fahren.' Der eine sprach ,wenns unserer Seele und Seligkeit nicht schadet, so wollen wirs wohl tun.' 'Nein,' antwortete der Mann, 'ich habe keinen Teil an euch.' Der andere aber hatte nach seinen Füßen gesehen, und als er da einen Pferdefuß und einen Menschenfuß erblickte, wollte er sich nicht mit ihm einlassen. Der Teufel aber sprach 'gebt euch zufrieden, es ist nicht auf euch abgesehen, sondern auf eines anderen Seele, der schon halb mein ist, und dessen Maß nur vollaufen soll.' Weil sie nun sicher waren, willigten sie ein, und der Teufel sagte ihnen, was er verlangte, der erste sollte auf jede Frage antworten 'wir alle drei,' der zweite 'ums Geld,' der dritte 'und das war recht.' Das sollten sie immer hintereinander sagen, weiter aber dürften sie kein Wort sprechen, und überträten sie das Gebot, so wäre gleich alles Geld verschwunden: solange sie es aber befolgten, sollten ihre Taschen immer voll sein. Zum Anfang gab er ihnen auch gleich soviel, als sie tragen konnten, und hieß sie in die Stadt in das und das Wirtshaus gehen. Sie gingen hinein, der Wirt kam ihnen entgegen und fragte 'wollt ihr etwas zu essen?' Der erste antwortete 'wir alle drei.' 'Ja,' sagte der Wirt, 'das mein ich auch.' Der zweite 'ums Geld.' 'Das versteht sich,' sagte der Wirt. Der dritte 'und das war recht.' 'Jawohl wars recht,' sagte der Wirt. Es ward ihnen nun gut Essen und Trinken gebracht und wohl aufgewartet. Nach dem Essen mußte die Bezahlung geschehen, da hielt der Wirt dem einen die Rechnung hin' der sprach 'wir alle drei,' der zweite 'ums Geld,' der dritte 'und das war recht.' 'Freilich ists recht,' sagte der Wirt, 'alle drei bezahlen, und ohne Geld kann ich nichts geben.' Sie bezahlten aber noch mehr, als er gefordert hatte. Die Gäste sahen das mit an und sprachen 'die Leute müssen toll sein.' 'Ja, das sind sie auch,' sagte der Wirt, 'sie sind nicht recht klug.' So blieben sie eine Zeitlang in dem Wirtshaus und sprachen kein ander Wort als 'wir alle drei, ums Geld, und das war recht.' Sie sahen aber und wußten alles, was darin vorging. Es trug sich zu, daß ein großer Kaufmann kam mit vielem Geld, der sprach 'Herr Wirt, heb er mir mein Geld auf, da sind die drei närrischen Handwerksbursche, die möchten mirs stehlen.' Das tat der Wirt. Wie er den Mantelsack in seine Stube trug, fühlte er, daß er schwer von Gold war. Darauf gab er den drei Handwerkern unten ein Lager, der Kaufmann aber kam oben hin in eine besondere Stube. Als Mitternacht war und der Wirt dachte, sie schliefen alle, kam er mit seiner Frau, und sie hatten eine Holzaxt und schlugen den reichen Kaufmann tot; nach vollbrachtem Mord legten sie sich wieder schlafen. Wies nun Tag war, gabs großen Lärm, der Kaufmann lag tot im Bett und schwamm in seinem Blut. Da liefen alle Gäste zusammen, der Wirt aber sprach 'das haben die drei tollen Handwerker getan.' Die Gä ste bestätigten es und sagten 'niemand anders kanns gewesen sein. Der Wirt aber ließ sie rufen und sagte zu ihnen 'habt ihr den Kaufmann getötet?' 'Wir alle drei,' sagte der erste, 'ums Geld,' der zweite, 'und das war recht,' der dritte. 'Da hört ihrs nun,' sprach der Wirt, 'sie gestehens selber.' Sie wurden also ins Gefängnis gebracht, und sollten gerichtet werden. Wie sie nun sahen, daß es so ernsthaft ging, ward ihnen doch angst, aber nachts kam der Teufel und sprach 'haltet nur noch einen Tag aus' und verscherzt euer Glück nicht, es soll euch kein Haar gekrümmt werden.' Am andern Morgen wurden sie vor Gericht geführt: da sprach der Richter 'seid ihr die Mörder?' 'Wir alle drei.' 'Warum habt ihr den Kaufmann erschlagen?' 'Ums Geld.' 'Ihr Bösewichter,' sagte der Richter, 'habt ihr euch nicht der Sünde gescheut?' 'Und das war recht.' 'Sie haben bekannt und sind noch halsstarrig dazu,' sprach der Richter, 'führt sie gleich zum Tod.' Also wurden sie hinausgebracht, und der Wirt mußte mit in den Kreis treten. Wie sie nun von den Henkersknechten gefaßt und oben aufs Gerüst geführt wurden, wo der Scharfrichter mit bloßem Schwerte stand, kam auf einmal eine Kutsche mit vier blutroten Füchsen bespannt, und fuhr, daß das Feuer aus den Steinen sprang, aus dem Fenster aber winkte einer mit einem weißen Tuche. Da sprach der Scharfrichter 'es kommt Gnade,' und ward aus dem Wagen 'Gnade! Gnade!' gerufen. Da trat der Teufel heraus als ein sehr vornehmer Herr, prächtig gekleidet, und sprach 'ihr drei seid unschuldig; ihr dürft nun sprechen, sagt heraus, was ihr gesehen und gehört habt.' Da sprach der älteste 'wir haben den Kaufmann nicht getötet, der Mörder steht da im Kreis,' und deutete auf den Wirt, 'zum Wahrzeichen geht hin in seinen Keller, da hängen noch viele andere, die er ums Leben gebracht.' Da schickte der Richter die Henkersknechte hin, die fanden es, wies gesagt war, u nd als sie dem Richter das berichtet hatten, ließ er den Wirt hinaufführen und ihm das Haupt abschlagen. Da sprach der Teufel zu den dreien 'nun hab ich die Seele, die ich haben wollte, ihr seid aber frei und habt Geld für euer Lebtag.'