Một chú thợ học việc đi khắp nơi tìm việc nhưng chẳng có một ai thuê. Đúng lúc trong túi chú không còn đến một đồng trinh thì chú gặp một người Do Thái, chú nghĩ chắc dân Do Thái có nhiều tiền nên đi thẳng tới dọa:
- Đưa tiền đây không toi mạng bây giờ.
Người Do Thái kia đáp:
- Hãy để tôi sống, tôi có đây tám trinh.
- Tiền có mà không chịu đưa cho tao.
Nói thế rồi chú thợ học nghề túm ngay người Do Thái kia nện cho một trận tới lúc người kia mềm nhũn mới thôi. Trước lúc chết người Do Thái kia nói thều thào:
- Chuyện này có Trời chứng giám.
Chú thợ học nghề lần túi người kia, chú lấy được đúng tám trinh, đúng như lời người kia nói. Chú kéo xác người kia giấu vào trong bụi cây rồi lại lên đường.
Tới thành kia chú tìm được một người thợ cả nhận, chú đem lòng yêu ngay con gái người thợ cả. Hai người lấy nhau và sống rất hạnh phúc.
Khi hai vợ chồng có được hai người con thì bố mẹ vợ cũng qua đời.
Một buổi sáng kia, người vợ mang cà phê lên cho chồng, nhìn ánh sáng mặt trời lóng lánh trên mặt cốc nước cà phê, người chồng nói:
- Có Trời chứng giám, Trời nào chứng giám hử?
Nghe thấy nói thế, người vợ hỏi chồng:
- Trời, cái gì thế hở mình? Thế có nghĩa là thế nào?
Người chồng nói:
- Anh không thể nói cho em biết về điều đó được.
- Nếu anh thực lòng thương em thì sao anh lại không thể nói cho em biết được nhỉ.
Rồi người vợ hứa sẽ không kể tiếp cho ai biết câu chuyện giữa hai người, và cứ gặng hỏi mãi. Người chồng đành kể khi xưa lúc túng quẫn mình có đánh chết một người Do Thái, trước lúc chết người ấy có nói:
- Chuyện này có Trời chứng giám.
Nhìn ánh mặt trời lóng lánh người chồng nhớ tới chuyện khi xưa, nghĩ rằng làm gì có Trời nào chứng giám ở đây. Kể xong người chồng còn dặn vợ tuyệt đối không được kể cho một ai biết. Người vợ hứa sẽ giữ kín miệng.
Một hôm tới thăm bà cô, vui miệng người vợ kể cho cô câu chuyện và dặn bà đừng kể cho ai biết câu chuyện ấy. Chưa đầy ba ngày sau, cả thành phố biết chuyện. Người chồng bị giải ra tòa và phải chịu tội xử trảm. Đúng là "Có Trời chứng giám."
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Ein Schneidergesell reiste in der Welt auf sein Handwerk herum, und konnte er einmal keine Arbeit finden, und war die Armut bei ihm so groß, daß er keinen Heller Zehrgeld hatte. In der Zeit begegnete ihm auf dem Weg ein Jude, und da dachte er, der hätte viel Geld bei sich, und stieß Gott aus seinem Herzen, ging auf ihn los und sprach 'gib mir dein Geld, oder ich schlag dich tot.' Da sagte der Jude 'schenkt mir doch das Leben, Geld hab ich keins und nicht mehr als acht Heller.' Der Schneider aber sprach 'du hast doch Geld, und das soll auch heraus,' brauchte Gewalt und schlug ihn so lange, bis er nah am Tod war. Und wie der Jude nun sterben wollte, sprach er das letzte Wort 'die klare Sonne wird es an den Tag bringen!, und starb damit. Der Schneidergesell griff ihm in die Tasche und suchte nach Geld, er fand aber nicht mehr als die acht Heller, wie der Jude gesagt hatte. Da packte er ihn auf, trug ihn hinter einen Busch und zog weiter auf sein Handwerk. Wie er nun lange Zeit gereist war, kam er in eine Stadt bei einem Meister in Arbeit, der hatte eine schöne Tochter, in die verliebte er sich und heiratete sie und lebte in einer guten vergnügten Ehe.
Über lang, als sie schon zwei Kinder hatten, starben Schwiegervater und Schwiegermutter, und die jungen Leute hatten den Haushalt allein. Eines Morgens, wie der Mann auf dem Tisch vor dem Fenster saß, brachte ihm die Frau den Kaffee, und als er ihn in die Unterschale ausgegossen hatte und eben trinken wollte, da schien die Sonne darauf, und der Widerschein blinkte oben an der Wand so hin und her und machte Kringel daran. Da sah der Schneider hinauf und sprach 'ja, die wills gern an den Tag bringen und kanns nicht!' Die Frau sprach 'ei, lieber Mann, was ist denn das? was meinst du damit?' Er antwortete 'das darf ich dir nicht sagen.' Sie aber sprach 'wenn du mich lieb hast, mußt du mirs sagen,' und gab ihm die allerbesten Worte, es sollts kein Mensch wieder erfahren, und ließ ihm keine Ruhe. Da erzählte er, vor langen Jahren, wie er auf der Wanderschaft ganz abgerissen und ohne Geld gewesen, habe er einen Juden erschlagen, und der Jude habe in der letzten Todesangst die Worte gesprochen 'die klare Sonne wirds an den Tag bringen!' Nun hätts die Sonne eben gern an den Tag bringen wollen, und hätt an der Wand geblinkt und Kringel gemacht, sie hätts aber nicht gekonnt. Danach bat er sie noch besonders, sie dürfte es niemand sagen, sonst käm er um sein Leben, das versprach sie auch. Als er sich aber zur Arbeit gesetzt hatte, ging sie zu ihrer Gevatterin und vertraute ihr die Geschichte, sie dürfte sie aber keinem Menschen wiedersagen; ehe aber drei Tage vergingen, wußte es die ganze Stadt, und der Schneider kam vor das Gericht und ward gerichtet. Da brachte es doch die klare Sonne an den Tag.