Người thợ săn tài giỏi


Der gelernte Jäger


Xưa có một chàng trai đã học xong nghề thợ khóa. Một hôm anh thưa cha, anh muốn đi đây đi đó hành nghề. Người cha bảo:
- Được con ạ, con nên đi.
Rồi ông cho con ít tiền để ăn dọc đường. Anh con trai đi các vùng làm nghề thợ khóa sinh sống, nhưng chỉ ít lâu sau anh thấy chán nghề thợ khóa và giờ chỉ thích nghề thợ săn. Đúng lúc đó thì anh gặp một người mặc quần áo thợ săn màu lục, hỏi anh từ đâu đến và định đi đâu. Anh đáp anh là thợ khóa, nhưng giờ không thích nghề ấy nữa, muốn học săn bắn, không biết bác có sẵn lòng cho anh theo học nghề săn bắn không. Bác thợ săn đáp:
- Ồ, được lắm chứ, nếu chú thích thì đi với tôi.
Anh đi theo, chịu khó theo học nghề săn bắn ở bác thợ cả kia mấy năm liền. Thành nghề anh xin được phép đi đó đây hành nghề. Tưởng thưởng công anh, bác thợ săn tặng anh một khẩu súng hơi đặc biệt, giương súng lên bắn gì trúng nấy.
Anh lên đường, tới một cánh rừng rất lớn, đi cả ngày mãi vẫn chưa ra tới đầu rừng đằng kia. Bóng đêm đã trùm xuống cánh rừng và anh vẫn chưa ra khỏi rừng, để tránh thú dữ anh trèo lên cây cao. Khoảng nửa đêm, anh thấy ở xa có ánh lửa le lói, anh nhìn kỹ qua đám cành lá. Để nhớ chỗ ấy, anh lấy mũ ném về phía ánh lửa định hướng đi. Rồi anh tụt xuống, nhặt mũ đội lên đầu và cứ hướng ấy mà đi.
Càng đi tiếp, thấy ánh lửa càng lớn hơn. Đến gần anh thấy một đống lửa rất to, ba gã khổng lồ ngồi quanh đống lửa đang quay một cái xiên nướng một con bò. Bỗng một gã nói:
- Tớ phải nếm xem đã chín chưa?
Gã xé một miếng, đang đưa vào miệng thì bị anh thợ săn bắn một phát, thịt văng đi mất. Gã nói:
- Chà, chà, gió mà cũng thổi bay miếng thịt.
Gã xé miếng khác, gã ghé răng vừa định cắn lại bị anh thợ săn bắn phát thứ hai, thịt văng đi. Nổi cáu, gã bạt tai gã ngồi cạnh và nói:
- Tại sao cậu lại giằng mất của tớ?
Gã kia cãi:
- Tớ có giằng của cậu đâu, chắc có tay thiện xạ nào bắn văng đi đấy.
Gã khổng lồ xé miếng thịt thứ ba, nhưng cầm chưa chắc tay đã bị bắn văng đi mất. Lúc ấy mấy gã bảo nhau:
- Người bắn này nhất định phải là tay thiện xạ. Kể có một người như thế cũng tốt cho chúng ta.
Rồi cả ba gọi thật to:
- Nhà thiện xạ ơi, tới đây, ngồi với chúng tôi bên lửa sưởi ấm và ăn cho no vào. Chúng tôi không làm gì anh đâu. Nhưng nếu không chịu ra, để chúng tớ phải ra tay thì cậu xong đời đấy.
Chàng bước tới phía họ và nói mình là thợ săn tài giỏi, bắn gì trúng nấy. Chúng bảo nếu anh đi cùng với chúng, anh sẽ có tất cả. Chúng kể cho anh biết, trước cửa rừng là một con sông lớn, ở bên kia sông là một lâu đài, một công chúa xinh đẹp sống trong lâu đài ấy, chúng muốn cướp nàng đi.
Anh thợ săn nói:
- Chà, việc ấy tôi làm được.
Chúng lại bảo:
- Nhưng còn điều này, có con chó nhỏ rất thính, cứ thấy có người đến gần là nó sủa làm mọi người trong lâu đài biết có người lạ, làm chúng tớ không sao vào được. Cậu có thể rình bắn chết con chó ấy được không?
Anh thợ săn đáp:
- Được chứ, với tôi nó là thú vui.
Sau đó anh xuống thuyền qua sông. Thuyền sắp cập bến, con chó chạy ra định sủa, nhưng chàng thợ săn đã cho nó một phát đạn chết ngay tại chỗ. Thấy thế bọn khổng lồ mừng lắm, chắc sẽ cướp được công chúa. Chàng thợ săn muốn xem tình hình ở trong lâu đài nên bảo chúng đợi ở ngoài, chờ anh gọi.
Anh vào trong lâu đài, cảnh vật im lặng như tờ. Anh mở cửa phòng đầu tiên, thấy trên tường treo thanh kiếm bạc, có đính ngôi sao bằng vàng và khắc tên vua. Trên bàn gần đó có lá thư niêm phong gắn xi. Anh mở thư đọc, trong thư viết:
- Ai lấy được kiếm, người đó có thể hạ sát mọi đối thủ.
Anh lấy kiếm treo ở tường và đeo vào người, rồi lại đi. Bước vào phòng khác, anh thấy công chúa đang ngủ, nàng đẹp quá làm anh đứng lặng người ngắm và nghĩ bụng:
- Một người con gái trong trắng như thế này nỡ lòng nào để rơi vào tay mấy đứa khổng lồ hung bạo, nham hiểm kia?
Anh nhìn quanh, thấy dưới gầm giường có đôi hài. Ở hài bên phải có đính một ngôi sao và tên công chúa. Cổ nàng quấn khăn lụa thêu kim tuyến, tên vua với một ngôi sao thêu ở vạt bên phải, ở vạt bên trái thêu tên công chúa với một ngôi sao, chữ thêu bằng chỉ vàng. Anh lấy kéo cắt vạt khăn bên phải, lấy chiếc hài bên phải có thêu tên vua, cả hai anh bỏ vào túi quần. Trong lúc ấy, công chúa vẫn ngủ say, áo nàng rộng thùng thình, chàng cắt một miếng ở áo và đút vào túi quần bên kia. Chàng làm rất nhẹ nhàng, không động đến người nàng.
Rồi anh bước ra khỏi phòng, để yên cho nàng ngủ. Khi anh ra tới cổng bọn khổng lồ đợi ở ngoài tưởng anh đem công chúa ra. Anh gọi, bảo chúng vào và nói, người thiếu nữ đó ở trong tay anh rồi, anh không mở được cổng lâu đài, nhưng chúng có thể chui theo lỗ hổng để vào. Khi gã thứ nhất thò đầu vào, anh liền túm tóc kéo và cầm kiếm chém đứa đầu, rồi lôi cả người nó vào trong. Xong anh gọi đứa thứ hai chặt đầu nó, rồi tiếp đến là chặt đầu đứa thứ ba. Anh rất mừng vì đã cứu được công chúa khỏi tay kẻ thù. Anh xẻo lưỡi cả ba và bỏ túi. Anh nghĩ bụng.
- Giờ ta về nhà kể cho cha biết việc mình đã làm, rồi đi chu du thiên hạ, biết đâu trời lại cho gặp may.
Vua ở trong lâu đài, khi thức dậy nhìn ra ngoài thấy ba đứa khổng lồ nằm chết, vội chạy sang phòng công chúa, hỏi ai đã giết ba đứa khổng lồ. Công chúa thưa:
- Tâu vua cha, con ngủ say nên không biết.
Công chúa dậy, định mang hài thì không thấy chiếc bên phải. Nhìn khăn nàng thấy mất vạt bên phải, nhìn áo cũng thấy mất một mảnh. Vua cho triệu cả triều thần cùng binh tướng, hỏi ai đã giết lũ khổng lồ, cứu công chúa. Một đại úy chột mắt, xấu trai đứng nhận mình đã làm việc đó.
Vua phán gả công chúa để tưởng thưởng công cho đại úy. Công chúa thưa:
- Tâu vua cha, thà con bỏ hoàng cung đi chu du thiên hạ cho tới khi nào chồn chân mỏi gối còn hơn là lấy con người kia.
Vua truyền, nếu nàng không vâng lời, thì nàng phải cởi trả hoàng y mặc quần áo dân thường và ra khỏi hoàng cung. Nàng phải đến một hàng nồi kia để ngồi bán nồi đất.
Công chúa trả hoàng y, đến nhà hàng nồi, hỏi lấy trước một số nồi, hẹn chiều bán xong mang tiền lại trả. Vua còn hạn, nàng phải dọn hàng ở ngay góc đường. Xong vua ra lệnh thuê mấy chiếc xe ngựa, sai đánh xe chạy qua giữa đám nồi đất cho vỡ tan tành từng mảnh. Nàng vừa dọn hàng xong thì đoàn xe kéo đến, cán vỡ nồi ra từng mảnh. Nàng ngồi khóc lóc:
- Trời ơi là trời, lấy tiền đâu ra mà trả nhà hàng bây giờ.
Vua muốn dùng cách ấy để ép buộc nàng phải lấy viên đại úy. Nàng lại đến hàng nồi, hỏi mượn thêm chuyến hàng nữa. Nhà hàng không chịu đòi trả đủ số tiền lần trước đã. Nàng về kêu khóc với vua cha, nói nàng muốn đi thật xa. Vua phán:
- Ta sẽ cho dựng một cái lán nhỏ trong rừng, con vào sống ở đó, nấu ăn cho bất kỳ ai mà không được lấy tiền.
Lán dựng xong, ngoài cửa treo tấm biển: "Hôm nay đãi không, ngày mai sẽ lấy tiền." Công chúa sống ở đó một thời gian, tin truyền đi mọi nơi rằng ở chỗ đó có quán ăn biển đề ăn không mất tiền, mà người nấu là một cô gái.
Tin đồn đến tai anh thợ săn. Anh nghĩ bụng.
- Đây là dịp tốt cho mình. Đang lúc nghèo túng, không xu dính túi.
Anh khoác súng lên vai và mang theo túi đựng những vật làm chứng lấy ở trong lâu đào. Anh đi vào rừng và thấy quán ăn có treo biển "Hôm nay đãi không, ngày mai lấy tiền." Anh vẫn đeo thanh kiếm đã chém ba gã khổng lồ ở bên người, và bước vào quán, xin cho một bữa ăn. Được thấy người đẹp như trong tranh, chàng hết sức vui mừng.
Nàng hỏi anh từ đâu tới và định đi đâu. Anh đáp:
- Tôi đi chu du thiên hạ.
Thấy tên vua khắc ở kiếm, nàng hỏi anh lấy nó ở đâu. Anh hỏi, có phải nàng là công chúa không. Nàng đáp:
- Đúng vậy. Anh đã chém ba đứa khổng lồ bằng thanh kiếm này.
Anh lấy ở trong túi ra xâu lưỡi để chứng minh, và lấy hài, vạt khăn và mảnh áo đưa cho nàng xem. Nhận ra người đã cứu mình, công chúa hết sức vui mừng. Ngay sau đó cả hai cùng về gặp vua. Công chúa dẫn vua về phòng riêng của mình ngày trước và nói rõ sự việc, chính anh thợ săn mới là người giết lũ khổng lồ, cứu công chúa. Nhìn những đồ vật của công chúa và ba cái lưỡi, nhà vua không còn nghi ngờ gì nữa và phán:
- Ta rất mừng vì mọi việc đã rõ. Ta thuận cho chàng thợ săn làm phò mã.
Công chúa trong lòng rất phấn khởi. Anh thợ săn được thay quần áo giả làm khách từ xa tới. Vua truyền bày tiệc thết khách. Công chúa ngồi giữa, bên trái là viên đại úy, bên phải là anh thợ săn. Viên đại úy cứ đinh ninh đó là khách từ xa tới. Ăn uống xong, vua bảo viên đại úy hãy trả lời câu hỏi sau:
- Có kẻ nhận đã giết ba đứa khổng lồ người ta hỏi, lưỡi của chúng đâu mà chỉ thấy đầu lâu thôi, thế là thế nào?
Viên đại úy tâu:
- Mấy đứa khổng lồ không có lưỡi.
Vua phán:
- Nói sai. Loài vật nào cũng có lưỡi.
Vua hỏi tiếp:
- Kẻ gian trá sẽ bị trừng phạt thế nào?
Viên đại úy tâu:
- Tội đó phải bị phanh thây.
Lúc đó vua phán:
- Thế là tự nó nói án cho nó rồi.
Viên đại úy bị giam ngục và sau đó bị phanh thây thành bốn khúc.
Công chúa lấy anh thợ săn. Phò mã cho đón cha mẹ đến để phụng dưỡng. Cả nhà vui sống bên nhau. Sau khi vua mất, phò mã lên nối ngôi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein junger Bursch, der hatte die Schlosserhantierung gelernt und sprach zu seinem Vater, er wollte jetzt in die Welt gehen und sich versuchen. 'Ja,' sagte der Vater, 'das bin ich zufrieden,' und gab ihm etwas Geld auf die Reise. Also zog er herum und suchte Arbeit. Auf eine Zeit, da wollt ihm das Schlosserwerk nicht mehr folgen und stand ihm auch nicht mehr an, aber er kriegte Lust zur Jägerei. Da begegnete ihm auf der Wanderschaft ein Jäger in grünem Kleide, der fragte, wo er herkäme und wo er hin wollte. Er wär ein Schlossergesell, sagte der Bursch, aber das Handwerk gefiele ihm nicht mehr, und hätte Lust zur Jägerei, ob er ihn als Lehrling annehmen wollte. 'O ja, wenn du mit mir gehen willst.' Da ging der junge Bursch mit, vermietete sich etliche Jahre bei ihm und lernte die Jägerei. Danach wollte er sich weiter versuchen, und der Jäger gab ihm nichts zum Lohn als eine Windbüchse, die hatte aber die Eigenschaft, wenn er damit einen Schuß tat, so traf er ohnfehlbar. Da ging er fort und kam in einen sehr großen Wald, von dem konnte er in einem Tag das Ende nicht finden. Wies Abend war, setzte er sich auf einen hohen Baum, damit er aus den wilden Tieren käme. Gegen Mitternacht zu, deuchte ihn, schimmerte ein kleines Lichtchen von weitem, da sah er durch die Äste darauf hin und behielt in acht, wo es war. Doch nahm er erst noch seinen Hut und warf ihn nach dem Licht zu herunter, daß er danach gehen wollte, wann er herabgestiegen wäre, als nach einem Zeichen. Nun kletterte er herunter, ging auf seinen Hut los, setzte ihn wieder auf und zog geradewegs fort. Je weiter er ging, je größer ward das Licht, und wie er nahe dabeikam, sah er, daß es ein gewaltiges Feuer war, und saßen drei Riesen dabei und hatten einen Ochsen am Spieß und ließen ihn braten. Nun sprach der eine 'ich muß doch schmecken, ob das Fleisch bald zu essen ist,' riß ein Stück herab und wollt es in den M und stecken, aber der Jäger schoß es ihm aus der Hand. 'Nun ja,' sprach der Riese, 'da weht mir der Wind das Stück aus der Hand,' und nahm sich ein anderes. Wie er eben anbeißen wollte, schoß es ihm der Jäger abermals weg; da gab der Riese dem, der neben ihm saß, eine Ohrfeige und rief zornig 'was reißt du mir mein Stück weg?' 'Ich habe es nicht weggerissen,' sprach der andere, 'es wird dirs ein Scharfschütz weggeschossen haben.' Der Riese nahm sich das dritte Stück, konnte es aber nicht in der Hand behalten, der Jäger schoß es ihm heraus. Da sprachen die Riesen 'das muß ein guter Schütze sein, der den Bissen vor dem Maul wegschießt, so einer wäre uns nützlich,' und riefen laut 'komm herbei, du Scharfschütze, setze dich zu uns ans Feuer und iß dich satt, wir wollen dir nichts tun; aber kommst du nicht, und wir holen dich mit Gewalt, so bist du verloren.' Da trat der Bursch herzu und sagte, er wäre ein gelernter Jäger, und wonach er mit seiner Büchse ziele, das treffe er auch sicher und gewiß. Da sprachen sie, wenn er mit ihnen gehen wollte, sollte ers gut haben, und erzählten ihm, vor dem Wald sei ein großes Wasser, dahinter ständ ein Turm, und in dem Turm säß eine schöne Königstochter, die wollten sie gern rauben. 'Ja,' sprach er, 'die will ich bald geschafft haben.' Sagten sie weiter 'es ist aber noch etwas dabei' es liegt ein kleines Hündchen dort, das fängt gleich an zu bellen, wann sich jemand nähert, und sobald das bellt, wacht auch alles am königlichen Hofe auf und deshalb können wir nicht hineinkommen; unterstehst du dich, das Hündchen totzuschießen?' 'Ja,' sprach er, 'das ist mir ein kleiner Spaß.' Danach setzte er sich auf ein Schiff und fuhr über das Wasser, und wie er bald beim Land war, kam das Hündlein gelaufen und wollte bellen, aber er kriegte seine Windbüchse und schoß es tot. Wie die Riesen das sahen, freuten sie sich und meinten, sie hätten die Königstochter schon gewiß, aber der Jäger wollte erst sehen' wie die Sache beschaffen war, und sprach, sie sollten haußen bleiben, bis er sie riefe. Da ging er in das Schloß, und es war mäuschenstill darin, und schlief alles. Wie er das erste Zimmer aufmachte, hing da ein Säbel an der Wand, der war von purem Silber, und war ein goldener Stern darauf und des Königs Name; daneben aber lag auf einem Tisch ein versiegelter Brief, den brach er auf, und es stand darin, wer den Säbel hätte, könnte alles ums Leben bringen, was ihm vorkäme. Da nahm er den Säbel von der Wand, hing ihn um und ging weiter: da kam er in das Zimmer, wo die Königstochter lag und schlief: und sie war so schön, daß er still stand und sie betrachtete und den Atem anhielt. Er dachte bei sich selbst 'wie darf ich eine unschuldige Jungfrau in die Gewalt der wilden Riesen bringen, die haben Böses im Sinn.' Er schaute sich weiter um, da standen unter dem Bett ein paar Pantoffeln, auf dem rechten stand ihres Vaters Name mit einem Stern und auf dem linken ihr eigener Name mit einem Stern. Sie hatte auch ein großes Halstuch um, von Seide, mit Gold ausgestickt, auf der rechten Seite ihres Vaters Name, auf der linken ihr Name, alles mit goldenen Buchstaben. Da nahm der Jäger eine Schere und schnitt den rechten Schlippen ab und tat ihn in seinen Ranzen, und dann nahm er auch den rechten Pantoffel mit des Königs Namen und steckte ihn hinein. Nun lag die Jungfrau noch immer und schlief, und sie war ganz in ihr Hemd eingenäht: da schnitt er auch ein Stückchen von dem Hemd ab und steckte es zu dem andern, doch tat er das alles, ohne sie anzurühren. Dann ging er fort und ließ sie ungestört schlafen, und als er wieder ans Tor kam, standen die Riesen noch draußen, warteten auf ihn und dachten, er würde die Königstochter bringen. Er rief ihnen aber zu, sie sollten hereinkommen, die Jungfrau wäre schon in seiner Gewalt: die Türe könnte er ihnen aber nicht aufmachen, aber da wäre ein Loch, durch welches sie kriechen müßten. Nun kam der erste näher, da wickelte der Jäger des Riesen Haar um seine Hand, zog den Kopf herein und hieb ihn mit seinem Säbel in einem Streich ab, und duns (zog) ihn dann vollends hinein. Dann rief er den zweiten und hieb ihm gleichfalls das Haupt ab, und endlich auch dem dritten, und war froh, daß er die schöne Jungfrau von ihren Feinden befreit hatte, und schnitt ihnen die Zungen aus und steckte sie in seinen Ranzen. Da dachte er 'ich will heim gehen zu meinem Vater und ihm zeigen, was ich schon getan habe, dann will ich in der Welt herumziehen; das Glück, das mir Gott bescheren will, wird mich schon erreichen.'
Der König in dem Schloß aber, als er aufwachte, erblickte er die drei Riesen, die da tot lagen. Dann ging er in die Schlafkammer seiner Tochter, weckte sie auf und fragte, wer das wohl gewesen wäre, der die Riesen ums Leben gebracht hätte. Da sagte sie 'lieber Vater, ich weiß es nicht, ich habe geschlafen.' Wie sie nun aufstand und ihre Pantoffeln anziehen wollte, da war der rechte weg, und wie sie ihr Halstuch betrachtete, war es durchschnitten und fehlte der rechte Schlippen, und wie sie ihr Hemd ansah, war ein Stückchen heraus. Der König ließ den ganzen Hof zusammenkommen, Soldaten und alles, was da war, und fragte, wer seine Tochter befreit und die Riesen ums Leben gebracht hätte. Nun hatte er einen Hauptmann, der war einäugig und ein häßlicher Mensch, der sagte, er hätte es getan. Da sprach der alte König, so er das vollbracht hätte, sollte er seine Tochter auch heiraten. Die Jungfrau aber sagte 'lieber Vater, dafür, daß ich den heiraten soll, will ich lieber in die Welt gehen, so weit als mich meine Beine tragen.' Da sprach der König, wenn sie den nicht heiraten wollte, sollte sie die königlichen Kleider ausziehen und Bauernkleider antun und fortgehen; und sie sollte zu einem Töpfer gehen und einen Handel mit irdenem Geschirr anfangen. Da tat sie ihre königlichen Kleider aus und ging zu einem Töpfer, und borgte sich einen Kram irden Werk; sie versprach ihm auch, wenn sies am Abend verkauft hätte, wollte sie es bezahlen. Nun sagte der König, sie sollte sich an eine Ecke damit setzen und es verkaufen. Dann bestellte er etliche Bauerwagen, die sollten mitten durchfahren, daß alles in tausend Stücke ginge. Wie nun die Königstochter ihren Kram auf die Straße hingestellt hatte, kamen die Wagen und zerbrachen ihn zu lauter Scherben. Sie fing an zu weinen und sprach 'ach Gott, wie will ich nun dem Töpfer bezahlen.' Der König aber hatte sie damit zwingen wollen , den Hauptmann zu heiraten, statt dessen ging sie wieder zum Töpfer und fragte ihn, ob er ihr noch einmal borgen wollte. Er antwortete nein, sie sollte erst das vorige bezahlen. Da ging sie zu ihrem Vater, schrie und jammerte und sagte, sie wollte in die Welt hineingehen. Da sprach er 'ich will dir draußen in dem Wald ein Häuschen bauen lassen, darin sollst du dein Lebtag sitzen und für jedermann kochen, du darfst aber kein Geld nehmen.' Als das Häuschen fertig war, ward vor die Türe ein Schild gehängt, darauf stand geschrieben 'heute umsonst, morgen für Geld.' Da saß sie lange Zeit, und sprach es sich in der Welt herum, da säße eine Jungfrau, die kochte umsonst, und das stände vor der Türe an einem Schild. Das hörte auch der Jäger und dachte 'das wär etwas für dich, du bist doch arm und hast kein Geld.' Er nahm also seine Windbüchse und seinen Ranzen, worin noch alles steckte, was er damals im Schloß als Wahrzeichen mitgenommen hatte, ging in den Wald und fand auch das Häuschen mit dem Schild 'heute umsonst, morgen für Geld.' Er hatte aber den Degen umhängen, womit er den drei Riesen den Kopf abgehauen hatte, trat so in das Häuschen hinein und ließ sich etwas zu essen geben. Er freute sich über das schöne Mädchen, es war aber auch bildschön. Sie fragte, wo er herkäme und hin wollte, da sagte er 'ich reise in der Welt herum.' Da fragte sie ihn, wo er den Degen her hätte, da stände ja ihres Vaters Name darauf. Fragte er, ob sie des Königs Tochter wäre. 'Ja,' antwortete sie. 'Mit diesem Säbel,' sprach er, 'habe ich drei Riesen den Kopf abgehauen,' und holte zum Zeichen ihre Zungen aus dem Ranzen, dann zeigte er ihr auch den Pantoffel, den Schlippen vom Halstuch und das Stück vom Hemd. Da war sie voll Freude und sagte, er wäre derjenige, der sie erlöst hätte. Darauf gingen sie zusammen zum alten König und holten ihn h erbei, und sie führte ihn in ihre Kammer und sagte ihm, der Jäger wäre der rechte, der sie von den Riesen erlöst hätte. Und wie der alte König die Wahrzeichen alle sah, da konnte er nicht mehr zweifeln und sagte, es wäre ihm lieb, daß er wüßte, wie alles zugegangen wäre, und er sollte sie nun auch zur Gemahlin haben; darüber freute sich die Jungfrau von Herzen. Darauf kleideten sie ihn, als wenn er ein fremder Herr wäre, und der König ließ ein Gastmahl anstellen. Als sie nun zu Tisch gingen, kam der Hauptmann auf die linke Seite der Königstochter zu sitzen, der Jäger aber auf die rechte: und der Hauptmann meinte, das wäre ein fremder Herr und wäre zum Besuch gekommen. Wie sie gegessen und getrunken hatten, sprach der alte König zum Hauptmann, er wollte ihm etwas aufgeben, das sollte er erraten: wenn einer spräche, er hätte drei Riesen ums Leben gebracht, und er gefragt würde, wo die Zungen der Riesen wären, und er müßte zusehen, und wären keine in ihren Köpfen, wie das zuginge? Da sagte der Hauptmann 'sie werden keine gehabt haben.' 'Nicht so,' sagte der König 'jedes Getier hat eine Zunge,' und fragte weiter, was der wert wäre, daß ihm widerführe. Antwortete der Hauptmann 'der gehört in Stücken zerrissen zu werden.' Da sagte der König, er hätte sich selber sein Urteil gesprochen, und ward der Hauptmann gefänglich gesetzt und dann in vier Stücke zerrissen, die Königstochter aber mit dem Jäger vermählt. Danach holte er seinen Vater und seine Mutter herbei, und die lebten in Freude bei ihrem Sohn, und nach des alten Königs Tod bekam er das Reich.