Một hôm, bác nông dân lấy chiếc gậy gỗ dẻ ở góc nhà ra, rồi nói với vợ:
- Trine, bây giờ tôi có việc phải đi, ba ngày mới về. Nếu có lái bò tới hỏi mua ba con bò cái thì bà cứ bán đi, nhưng phải bán lấy hai trăm Taler. Giá thấp hơn thì không bán, bà hiểu ý tôi nói chứ?
Người vợ đáp:
- Ông cứ yên tâm mà đi, cầu Chúa phù hộ cho ông. Việc đó tôi làm được mà!
Người chồng nói:
- Khi còn nhỏ bà đã từng ngã bươu cả trán, tới giờ tính khí bà vẫn còn thất thường bởi lần ngã ấy. Tôi nhắc trước bà, bà đừng có làm chuyện ngu ngốc. Tôi sẽ cho bà nhũn xương sống bằng chiếc gậy gỗ có trong tay. Trận đòn ấy phải hàng năm mới hết đau đấy. Bà nhớ kỹ cho nhé!
Nói xong, người chồng lên đường.
Sáng hôm sau lái bò tới. Người vợ cũng chẳng cần nói đôi co. Xem bò xong, lái hỏi giá rồi nói ngay:
- Tôi bằng lòng trả giá đó, chỗ quen biết mà. Tôi mang bò đi ngay.
Lái bò cởi dây, lùa bò ra khỏi chuồng. Khi lái cùng bò đang ra cổng thì vợ bác nông dân nắm tay lái bò và nói:
- Bác phải trả tôi hai trăm Taler (đồng tiền vàng) thì tôi mới cho đi.
- Đúng thế. Tôi quên không dắt dùi tượng theo người. Nhưng đừng có lo. Tôi thế nào cũng mang tiền trả mà. Tôi chỉ dắt đi hai con bò. Con thứ ba tôi để lại làm cược. Thế là bà có vật để làm tin rồi.
Vợ bác nông dân nghĩ thế cũng được nên để lái dắt bò đi. Bà nghĩ: "Hans mà biết mình buôn bán khôn ngoan thế này thì mừng lắm đấy." Đúng như lời hẹn, ngày thứ ba thì bác trai về nhà. Bác hỏi vợ đã bán bò chưa.
- Đương nhiên là bò bán rồi, giá hai trăm Taler như lời ông dặn. Lái đồng ý lấy bò mà chẳng cần mặc cả.
Chồng hỏi:
- Thế tiền đâu?
Vợ đáp:
- Tiền tôi không giữ. Lái bò để quên dùi tượng tiền ở nhà và hứa, mang ngay lại trả, lái bò còn để lại một vật làm tin.
Chồng hỏi:
- Vật làm tin là cái gì?
- Ba con thì để lại một con làm tin. Chỉ khi nào trả tiền thì mới lấy nốt con bò thứ ba. Tôi tính có khôn không, tôi giữ lại con nhỏ nhất vì nó ăn ít nhất.
Người chồng nghe chuyện nổi giận, vung gậy tính đánh vợ một trận, nhưng bỗng bác hạ gậy xuống, nói:
- Đúng bà là con ngỗng ngu ngốc chỉ biết lắc lư cái cổ ở trên đời. Thật là đáng thương hại. Tôi sẽ ra đứng ngoài đường ba ngày để xem có ai ngu đần hơn bà không. Nếu như tôi thực sự gặp được người như vậy thì bà được tha. Nếu không gặp được người như vậy thì bà sẽ chắc chắn bị phạt.
Bác ta ra đường cái ngồi trên một tảng đá chờ người qua lại. Bác nhìn thấy một chiếc xe bò chở rơm, một người đàn bà đứng trên xe chứ không ngồi, mà cũng chẳng đi bộ dắt xe bò. Bác nghĩ bụng: "Đây đúng là người ngu đần mình muốn tìm!" - Bác đứng phắt ngay dậy, chạy quanh chiếc xe bò như một người ngớ ngẩn. Người đàn bà hỏi:
- Bác muốn làm gì thế? Tôi đâu có quen bác, bác từ đâu tới vậy?
Bác ta đáp:
- Tôi rơi từ trên trời xuống đây. Giờ không biết làm sao lại lên trời được. Liệu bà có thể chở tôi lên trời không?
- Không, tôi không biết đường. Nếu bác rơi từ trên trời xuống chắc bác biết tình hình chồng tôi ở trên ấy. Bác kể cho tôi nghe đi. Ông ta ở trên ấy đã ba năm. Thế bác đã gặp chồng tôi chưa? - Người đàn bà hỏi.
- Tôi đã gặp ông ấy. Nhưng không phải ai ở trên ấy cũng sung sướng. Ông ấy chăn cừu, nhưng lũ cừu chạy tứ tung trong rừng, có con lại lạc trong rừng. Ông ta phải chạy xuyên rừng để dồn chúng lại. Quần áo rách tả tơi như chừng muốn rớt khỏi người. Ở trên ấy không có thợ may. Thánh Petrus canh cổng không cho một ai vào cả. Bà đọc truyện kể về thiên đường thì bà biết đấy.
Người đàn bà nói:
- Ai mà biết được chuyện ấy. Bác giúp tôi nhé. Tôi sẽ lấy bộ quần áo tươm tất đang treo trong tủ, nhờ bác mang lên trên ấy để cho ông ta có đồ mặc tươm tất lịch sự.
Bác nông dân nói:
- Chắc chắn là không được. Không ai được mang quần áo lên thiên đường. Quần áo sẽ bị tịch thu ngay ở cổng thiên đường.
Người đàn bà nói:
- Bác giúp tôi nhé. Hôm qua tôi bán thóc nên có món tiền, bác mang lên cho ông ấy. Bác giấu tiền trong túi quần ai mà biết được.
Bác nông dân đáp:
- Thì biết làm sao bây giờ, thôi đành giúp bác vậy.
Người đàn bà nói:
- Thế bác ngồi đây đợi. Tôi đánh xe về nhà lấy tiền, rồi quay lại ngay. Tôi không ngồi trên rơm vì đứng thì bò kéo nhẹ hơn.
Bà ta thúc bò đi. Bác nông dân nghĩ: "Bà này đúng là có máu dở người. Nếu bà ta mang tiền tới thật thì bà vợ mình gặp may, vì không phải ăn một trận đòn.
Chỉ một lát sau, người đàn bà đó chạy vội tới, dúi nhét tiền vào túi bác nông dân và cám ơn rốt rít, rồi đi.
Khi người đàn bà đó về tới nhà thì con trai từ ngoài đồng trở về, bà kể con trai nghe những chuyện không ngờ tới, và còn nói thêm:
- Mẹ mừng quá. May mà gặp người để gửi một chút cho cha đáng thương của con. Chẳng ai lại ngờ tới chuyện cha con ở trên trời lại thiếu ăn, thiếu mặc như vậy!
Người con trai hết sức ngạc nhiên nói:
- Mẹ ạ, không phải ngày nào cũng có người ở trên trời xuống. Con phải đi ngay để tìm gặp người đó để nghe ông ta kể chuyện làm ăn sinh sống ở trên đó.
Anh ta đóng yên ngựa, rồi vội vàng cưỡi ngựa phóng đi và nhìn thấy bác nông dân ngồi dưới gốc cây liễu đang đếm tiền ở trong túi. Anh cất giọng hỏi:
- Bác có nhìn thấy người từ thiên đường xuống trần gian không?
Bác nông dân nói:
- Có thấy! Ông ta đang trên đường về đấy. Ông ta trèo ngọn núi kia kìa để về cho gần. Nếu anh phóng ngựa thật nhanh thì còn đuổi kịp đấy!
Anh ta nói:
- Ôi, tôi làm việc vất vả suốt cả ngày, rồi gắng phi ngựa tới đây, nên mệt lắm rồi. Bác biết người đó, bác làm ơn giúp tôi. Bác cưỡi con ngựa của tôi và nói khéo để ông ta quay lại đây.
Bác nông dân nghĩ: "Chà chà. Đây cũng là một chàng ngốc." Bác bảo:
- Sao tôi lại không giúp anh nhỉ?
Nói xong, bác nhảy lên ngựa và phi nước đại. Chàng trai ngồi đợi tới khi bóng đêm ập xuống mà chẳng thấy bác nông dân quay trở lại. Anh nghĩ: "Chắc người kia vội về trời nên không muốn quay lại. Bác nông dân lại đưa ngựa cho người đó mang về trời đưa cho cha mình." Thế là anh quay trở về nhà kể cho mẹ nghe cây chuyện mới xảy ra: Ngựa đã nhờ gửi cho cha để cha khỏi phải đi bộ ở trên ấy. Người mẹ bảo:
- Con đã làm một việc có hiếu. Con còn mạnh chân tay nên đi bộ không sao!
Khi Bác nông dân về tới nhà, bác dắt ngựa vào chuồng, buộc bên cạnh con bò "làm tin," bác tìm bác gái và nói:
- Trine, bà thế là còn gặp may. Tôi đã gặp hai người còn ngu ngốc hơn cả bà. Lần này bà không bị ăn đòn về chuyện ngu ngốc. Nếu cứ luôn có chuyện ngu ngốc như vậy xảy ra thì tôi cũng phải bái phục.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Eines Tages holte ein Bauer seinen hagebüchnen Stock aus der Ecke und sprach zu seiner Frau 'Trine, ich gehe jetzt über Land und komme erst in drei Tagen wieder zurück. Wenn der Viehhändler in der Zeit bei uns einspricht und will unsere drei Kühe kaufen, so kannst du sie losschlagen, aber nicht anders als für zweihundert Taler, geringer nicht, hörst du?' 'Geh nur in Gottes Namen,' antwortete die Frau, 'ich will das schon machen.' 'Ja, du!' sprach der Mann, 'du bist als ein kleines Kind einmal auf den Kopf gefallen, das hängt dir bis auf diese Stunde nach. Aber das sage ich dir, machst du dummes Zeug, so streiche ich dir den Rücken blau an, und das ohne Farbe, bloß mit dem Stock, den ich da in der Hand habe, und der Anstrich soll ein ganzes Jahr halten, darauf kannst du dich verlassen.' Damit ging der Mann seine Wege.
Am andern Morgen kam der Viehhändler, und die Frau brauchte mit ihm nicht viel Worte zu machen. Als er die Kühe besehen hatte und den Preis vernahm, sagte er 'das gebe ich gerne, so viel sind sie unter Brüdern wert. Ich will die Tiere gleich mitnehmen.' Er machte sie von der Kette los und trieb sie aus dem Stall. Als er eben zum Hoftor hinaus wollte, faßte ihn die Frau am Ärmel und sprach 'Ihr müßt mir erst die zweihundert Taler geben, sonst kann ich Euch nicht gehen lassen.' 'Richtig,' antwortete der Mann, 'ich habe nur vergessen, meine Geldkatze umzuschnallen. Aber macht Euch keine Sorge, Ihr sollt Sicherheit haben, bis ich zahle. Zwei Kühe nehme ich mit, und die dritte lasse ich Euch zurück, so habt Ihr ein gutes Pfand.' Der Frau leuchtete das ein, sie ließ den Mann mit seinen Kühen abziehen und dachte 'wie wird sich der Hans freuen, wenn er sieht, daß ich es so klug gemacht habe.' Der Bauer kam den dritten Tag, wie er gesagt hatte, nach Haus und fragte gleich, ob die Kühe verkauft wären. 'Freilich, lieber Hans,' antwortete die Frau, 'und wie du gesagt hast, für zweihundert Taler. So viel sind sie kaum wert, aber der Mann nahm sie ohne Widerrede.' 'Wo ist das Geld?' fragte der Bauer. 'Das Geld, das habe ich nicht,' antwortete die Frau, 'er hatte gerade seine Geldkatze vergessen, wirds aber bald bringen; er hat mir ein gutes Pfand zurückgelassen.' 'Was für ein Pfand?' fragte der Mann. 'Eine von den drei Kühen, die kriegt er nicht eher, als bis er die andern bezahlt hat. Ich habe es klug gemacht, ich habe die kleinste zurückbehalten, die frißt am wenigsten.' Der Mann ward zornig, hob seinen Stock in die Höhe und wollte ihr damit den verheißenen Anstrich geben. Plötzlich ließ er ihn sinken und sagte 'du bist die dummste Gans, die auf Gottes Erdboden herumwackelt, aber du dauerst mich. Ich will auf die Landstraße gehen und drei Tage lang warten, ob ich jemand finde, der noch einfältiger ist, als du bist. Glückt mirs, so sollst du frei sein, find ich ihn aber nicht, so sollst du deinen wohlverdienten Lohn ohne Abzug erhalten.'
Er ging hinaus auf die große Straße, setzte sich auf einen Stein und wartete auf die Dinge, die kommen sollten. Da sah er einen Leiterwagen heranfahren, und eine Frau stand mitten darauf, statt auf dem Gebund Stroh zu sitzen, das dabei lag, oder neben den Ochsen zu gehen und sie zu leiten. Der Mann dachte 'das ist wohl eine, wie du sie suchst,' sprang auf und lief vor dem Wagen hin und her, wie einer, der nicht recht gescheit ist. 'Was wollt Ihr, Gevatter,' sagte die Frau zu ihm, 'ich kenne Euch nicht, von wo kommt Ihr her?' 'Ich bin von dem Himmel gefallen,' antwortete der Mann, 'und weiß nicht, wie ich wieder hinkommen soll; könnt Ihr mich nicht hinauffahren?, 'Nein,' sagte die Frau, 'ich weiß den Weg nicht. Aber wenn Ihr aus dem Himmel kommt, so könnt Ihr mir wohl sagen, wie es meinem Mann geht, der schon seit drei Jahren dort ist: Ihr habt ihn gewiß gesehen?' 'Ich habe ihn wohl gesehen, aber es kann nicht allen Menschen gut gehen. Er hütet die Schafe, und das liebe Vieh macht ihm viel zu schaffen, das springt auf die Berge und verirrt sich in der Wildnis, und da muß er hinterherlaufen und es wieder zusammentreiben. Abgerissen ist er auch, und die Kleider werden ihm bald vom Leib fallen. Schneider gibt es dort nicht, der heilige Petrus läßt keinen hinein, wie Ihr aus dem Märchen wißt.' 'Wer hätte sich das gedacht!' rief die Frau, 'wißt Ihr was? ich will seinen Sonntagsrock holen, der noch daheim im Schrank hängt, den kann er dort mit Ehren tragen. Ihr seid so gut und nehmt ihn mit.' 'Das geht nicht wohl,' antwortete der Bauer, 'Kleider darf man nicht in den Himmel bringen, die werden einem vor dem Tor abgenommen.' 'Hört mich an,' sprach die Frau, 'ich habe gestern meinen schönen Weizen verkauft und ein hübsches Geld dafür bekommen, das will ich ihm schicken. Wenn Ihr den Beutel in die Tasche steckt, so wirds kein Mensch gewahr.' 'Kanns nicht anders sein,' erwiderte der Bauer, 'so will ich Euch wohl den Gefallen tun.' 'Bleibt nur da sitzen,' sagte sie, 'ich will heim fahren und den Beutel holen; ich bin bald wieder hier. Ich setze mich nicht auf das Bund Stroh, sondern stehe auf dem Wagen, so hats das Vieh leichter.' Sie trieb ihre Ochsen an, und der Bauer dachte 'die hat Anlage zur Narrheit, bringt sie das Geld wirklich, so kann meine Frau von Glück sagen, denn sie kriegt keine SchIäge.' Es dauerte nicht lange, so kam sie gelaufen, brachte das Geld und steckte es ihm selbst in die Tasche. Eh sie wegging, dankte sie ihm noch tausendmal für seine Gefälligkeit.
Als die Frau wieder heim kam, so fand sie ihren Sohn, der aus dem Feld zurückgekehrt war. Sie erzählte ihm, was sie für unerwartete Dinge erfahren hätte, und setzte dann hinzu 'ich freue mich recht, daß ich Gelegenheit gefunden habe, meinem armen Mann etwas zu schicken, wer hätte sich vorgestellt, daß er im Himmel an etwas Mangel leiden würde?' Der Sohn war in der größten Verwunderung, 'Mutter,' sagte er, 'so einer aus dem Himmel kommt nicht alle Tage, ich will gleich hinaus und sehen, daß ich den Mann noch finde: der muß mir erzählen, wies dort aussieht und wies mit der Arbeit geht.' Er sattelte das Pferd und ritt in aller Hast fort. Er fand den Bauer, der unter einem Weidenbaum saß und das Geld, das im Beutel war, zählen wollte. 'Habt Ihr nicht den Mann gesehen,' rief ihm der Junge zu, 'der aus dem Himmel gekommen ist?' 'Ja,' antwortete der Bauer, 'der hat sich wieder auf den Rückweg gemacht und ist den Berg dort hinaufgegangen, von wo ers etwas näher hat. Ihr könnt ihn noch einholen, wenn Ihr scharf reitet' 'Ach,' sagte der Junge, 'ich habe mich den ganzen Tag abgeäschert, und der Ritt hierher hat mich vollends müde gemacht: Ihr kennt den Mann, seid so gut und setzt Euch auf mein Pferd und überredet ihn, daß er hierher kommt.' 'Aha,' meinte der Bauer, 'das ist auch einer, der keinen Docht in seiner Lampe hat. 'Warum sollte ich Euch den Gefallen nicht tun?' sprach er, stieg auf und ritt im stärksten Trab fort. Der Junge blieb sitzen, bis die Nacht einbrach, aber der Bauer kam nicht zurück. 'Gewiß,' dachte er, 'hat der Mann aus dem Himmel große Eile gehabt und nicht umkehren wollen, und der Bauer hat ihm das Pferd mitgegeben, um es meinem Vater zu bringen.' Er ging heim und erzählte seiner Mutter, was geschehen war: das Pferd habe er dem Vater geschickt, damit er nicht immer herumzulaufen brauche. 'Du hast wohl getan,' antwortete sie, 'du hast noch junge Beine und kanns t zu Fuß gehen.'
Als der Bauer nach Haus gekommen war, stellte er das Pferd in den Stall neben die verpfändete Kuh, ging dann zu seiner Frau und sagte 'Trine, das war dein Glück, ich habe zwei gefunden, die noch einfältigere Narren sind als du: diesmal kommst du ohne SchIäge davon, ich will sie für eine andere Gelegenheit aufsparen.' Dann zündete er seine Pfeife an, setzte sich in den Großvaterstuhl und sprach 'das war ein gutes Geschäft, für zwei magere Kühe ein glattes Pferd und dazu einen großen Beutel voll Geld. Wenn die Dummheit immer soviel einbrächte, so wollte ich sie gerne in Ehren halten. So dachte der Bauer, aber dir sind gewiß die Einfältigen lieber.