Em bồ hóng của quỷ


Des Teufels rußiger Bruder


Một người lính bị thải về không có gì để sinh sống, cũng không biết xoay xở làm sao. Bác ta bèn đi thẳng vào rừng, mới đi được một quãng thì gặp một người nhỏ bé: đó chính là con quỷ. Quỷ hỏi bác:
- Ngươi làm sao mà trông buồn rười rượi thế?
Bác lính đáp:
- Tôi đói mà lại không có tiền.
Quỷ nói:
- Nếu người chịu ở thuê cho ta, bảy năm làm đầy tớ cho ta, sau đó người sẽ giàu có suốt đời. Nhưng có điều cấm: trong bảy năm ấy ngươi không được chải đầu, cắt móng tay, rửa mặt, cắt tóc cũng như tắm.
Bác lính nói:
- Xong ngay, nếu chỉ có vậy.
Rồi bác đi theo người bé nhỏ kia. Quỷ đưa bác thẳng về âm phủ, dặn những việc phải làm: nhóm lửa bếp ở những nồi nấu thịt, quét sạch nhà, đổ rác ra sau cửa, dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp. Có một điều là không được ngó vào nồi, bác sẽ khốn đốn nếu tò mò ngó vào trong nồi.
Bác lính nghe xong, nói:
- Được, tôi xin làm y như thế.
Rồi quỷ lại ra đi lang thang. Bác lính bắt tay làm: nhóm lửa, quét nhà, hốt rác đổ ra sau cửa, làm tất cả mọi việc quỷ giao. Vừa mới về nhà là quỷ để mắt ngó xem mọi việc có như ý mình không, thấy ngăn nắp, nó lại đi.
Bác lính nhìn quanh, thấy chỗ nào cũng có nồi là nồi đang nấu, lửa bốc ngùn ngụt, nước sôi sùng sục. Bác cũng muốn ngó vào xem nồi nấu gì, nhưng quỷ đã dặn cấm. Nhưng rồi bác cũng không kìm được mình, nâng hé vung chiếc nồi thứ nhất để ngó. Bác thấy tên lính ngày xưa đang ngồi trong nồi. Bác nói:
- Hừm, tên khốn kiếp, giờ tao lại gặp mày ở đây! Trước kia tao ở trong tay mày, giờ mày lại ở trong tay tao.
Bác đậy ngay vung lại, nhét thêm củi vào bếp cho lửa cháy to hơn nữa. Tò mò bác mở vung nồi thứ ba xem ai ngồi trong đó, thì ra là tên tướng, bác nói:
- Ái chà chà, đồ khốn kiếp, trước kia tao ở trong tay mày, giờ mày lại ở trong tay tao.
Bác lấy bễ thổi cho lửa cháy rực lên.
Bác tính làm việc dưới âm phủ bảy năm, bảy năm ấy bác không hề chải đầu, cắt tóc, cắt móng tay và lau mặt. Bảy năm ấy đối với bác trôi nhanh như mới có nửa năm.
Đúng lúc hết hạn, quỷ hỏi:
- Này, Hans, ngươi đã làm những gì rồi?
- Tôi cời bếp cho lửa cháy to lên, quét dọn nhà và đổ rác ra phía sau nhà.
- Nhưng ngươi cũng mở vung ngó vào trong nồi. Cũng may mà ngươi chất thêm củi vào cho lửa to lên, nếu không ngươi đã toi mạng. Giờ thời hạn đã hết, ngươi có muốn về nhà không?
Người lính đáp:
- Có, tôi cũng muốn về xem cha tôi sống ra sao.
Quỷ nói:
- Để trả cho xứng công ngươi, ta cho người quét nhét đầy bị rác mà mang về. Ngươi không được tắm rửa, chải đầu, cứ để nguyên tóc dài, râu tậm, móng tay lều khều, mắt đầy ghèn mà đi. Nếu có ai hỏi từ đâu đến thì ngươi đáp: "Từ dưới âm phủ lên." Có ai hỏi ngươi là ai thì đáp: "Là em bồ hóng của quỷ và cũng là vua của ta nữa."
Bác lính lặng thinh làm theo lời quỷ bảo, nhưng lòng không được ưng với cách trả công ấy.
Tới giữa rừng, bác lính bỏ bị đeo xuống, tính rũ đổ rác đi. Nhưng khi mở bị ra nhìn thì đó không phải là rác mà là vàng ròng. Bác nói thầm:
- Thật là không ngờ lại có chuyện đó!
Bác lính vui bước đi vào thành. Chủ quán đang đứng trước cửa, trông thấy bác lính đâm ra hoảng, người đâu mà gớm ghiếc thế! Chủ quán lớn tiếng hỏi:
- Này, chui ở đâu ra đó?
- Ở dưới âm phủ lên.
- Mày là ai?
- Là em bồ hóng của quỷ và cũng là vua của ta nữa.
Chủ quán không muốn cho vào, nhưng thấy bác chìa vàng ra liền mở then cho vào.
Hans thuê căn buồng tốt nhất, được tiếp đón niềm nở nên ngồi ăn uống cho đến no say, nhưng vì quỷ đã dặn nên Hanxơ chẳng chải đầu, rửa mặt gì cả, cứ nguyên thế co cẳng lên giường ngủ. Túi vàng làm cho chủ quán đứng ngồi không yên, đợi đêm khuya hắn lẻn vào buồng lấy trộm.
Sớm hôm sau Hans tính lấy tiền trả thì không thấy túi vàng đâu cả. Bác tự trấn tĩnh và nghĩ:
- Mình không tội mà lại bị vạ à?
Bác lộn về âm phủ, phàn nàn kêu ca với quỷ già và mong nó giúp đỡ. Quỷ bảo:
- Ngươi ngồi xuống đi, để ta tắm rửa, chải đầu, cắt tóc, cắt móng chân móng tay, rửa mặt cho.
Mọi việc xong xuôi, quỷ lại cho bác đầy một bị rác và nói:
- Ngươi cứ đến đòi chủ quán vàng, nói nếu hắn không chịu trả ta sẽ đích thân đến điệu hắn về âm phủ, bắt hắn trông bếp thay ngươi.
Hanxơ lên tìm chủ quán và nói:
- Bác đã ăn trộm vàng của tôi. Nếu bác không trả lại tôi, bác sẽ phải xuống âm phủ trông bếp thay tôi, rồi người cũng sẽ nom gớm ghiếc như tôi.
Chủ quán không những trả lại vàng mà còn đưa thêm, chỉ xin bác đừng nói lộ chuyện ấy ra. Thế là Hans trở thành một người giàu có.
Hanxơ tiếp tục lên đường về nhà. Dọc đường về bác mua một chiếc áo khoác ngoài bằng vải thô, rồi với chiếc áo ấy bác đi lang thang chơi những khúc nhạc học được lúc còn ở dưới âm phủ. Bác chơi nhạc cho nhà vua nghe, trong lúc vui thích vua hứa sẽ gả công chúa đầu lòng cho bác.
Nghe thấy mình sẽ lấy một người mặc áo vải thô màu trắng nom tầm thường, công chúa đầu lòng nói:
- Lấy người ấy thà đâm đầu xuống sông còn hơn.
Vua liền gả cô út cho. Cô út ngoan ngoãn nghe theo lời vua cha. Thế là bác lính lấy công chúa con út vua. Sau khi vua băng hà, bác lên thay trị vì cả nước.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Ein abgedankter Soldat hatte nichts zu leben und wußte sich nicht mehr zu helfen. Da ging er hinaus in den Wald, und als er ein Weilchen gegangen war, begegnete ihm ein kleines Männchen, doch das war der Teufel. Das Männchen sagte zu ihm: "Was fehlt dir? Du siehst so trübselig aus." Da sprach der Soldat: "Ich habe Hunger, aber kein Geld." Der Teufel sagte: "Willst du dich bei mir vermieten und mein Knecht sein, so sollst du für dein Lebtag genug haben; sieben Jahre sollst du mir dienen, hernach bist du wieder frei. Aber eins sag ich dir, du darfst dich nicht waschen, nicht kämmen, nicht schnippen, keine Nägel und Haare abschneiden und kein Wasser aus den Augen wischen." Der Soldat sprach: "Frisch dran, wenn's nicht anders sein kann," und ging mit dem Männchen fort, das führte ihn geradewegs in die Hölle hinein. Dann sagte es ihm, was er zu tun hätte: er müßte das Feuer schüren unter den Kesseln, wo die Höllenbraten drinsäßen, das Haus reinhalten, den Kehrdreck hinter die Türe tragen und überall auf Ordnung sehen; aber guckte er ein einziges Mal in den Kessel hinein, so würde es ihm schlimm ergehen. Der Soldat sprach: "Es ist gut, ich will's schon besorgen." Da ging nun der alte Teufel wieder hinaus auf seine Wanderung, und der Soldat trat seinen Dienst an, legte Feuer zu, kehrte und trug den Kehrdreck hinter die Türe, alles, wie es befohlen war. Wie der alte Teufel wiederkam, sah er nach, ob alles geschehen war, zeigte sich zufrieden und ging zum zweitenmal fort. Der Soldat schaute sich nun einmal recht um, da standen die Kessel ringsherum in der Hölle, und brannte ein gewaltiges Feuer darunter, und es kochte und brutzelte darin. Er hätte für sein Leben gerne hineingeschaut, wenn es ihm der Teufel nicht so streng verboten hätte; endlich konnte er sich nicht mehr anhalten, hob vom ersten Kessel ein klein bißchen den Deckel auf und guckte hinein. Da sah er seinen ehemaligen Unteroffizier darin sitzen. "Aha, Vogel," sprach er, "treff ich dich hier? Du hast mich gehabt, jetzt hab ich dich," ließ geschwind den Deckel fallen, schürte das Feuer und legte noch frisch zu. Danach ging er zum zweiten Kessel, hob ihn auch ein wenig auf und guckte, da saß sein Fähnrich darin. "Aha, Vogel, treff ich dich hier? Du hast mich gehabt, jetzt hab ich dich," machte den Deckel wieder zu und trug noch einen Klotz herbei, der sollte ihm recht heiß machen. Nun wollte er auch sehen, wer im dritten Kessel säße; da war's gar ein General. "Aha, Vogel, treff ich dich hier? Du hast mich gehabt, jetzt hab ich dich," holte den Blasebalg und ließ das Höllenfeuer recht unter ihm flackern. Also tat er sieben Jahr seinen Dienst in der Hölle, wusch sich nicht, kämmte sich nicht, schnippte sich nicht, schnitt sich die Nägel und Haare nicht und wischte sich kein Wasser aus den Augen; und die sieben Jahre waren ihm so kurz, daß er meinte, es wäre nur ein halbes Jahr gewesen. Als nun die Zeit vollends herum war, kam der Teufel und sagte: "Nun, Hans, was hast du gemacht?" - "Ich habe das Feuer unter den Kesseln geschürt, ich habe gekehrt und den Kehrdreck hinter die Türe getragen." - "Aber du hast auch in die Kessel geguckt; dein Glück ist, daß du noch Holz zugelegt hast, sonst wäre dein Leben verloren; jetzt ist deine Zeit herum. Willst du wieder heim?" - "Ja," sagte der Soldat, "ich wollt auch gerne sehen, was mein Vater daheim macht." Sprach der Teufel: "Damit du deinen verdienten Lohn kriegst, geh und raffe dir einen Ranzen voll Kehrdreck und nimm's mit nach Haus. Du sollst auch gehen ungewaschen und ungekämmt, mit langen Haaren am Kopf und am Bart, mit ungeschnittenen Nägeln und mit trüben Augen, und wenn du gefragt wirst, woher du kämst, sollst du sagen, 'aus der Hölle', und wenn du gefragt wirst, wer du wärst, sollst du sagen, 'des Teufels rußiger Bruder und mein König auch'." Der Soldat schwieg still und tat, was der Teufel sagte, aber er war mit seinem Lohn gar nicht zufrieden.
Sobald er nun wieder oben im Wald war, hob er seinen Ranzen vom Rükken und wollte ihn ausschütten. Wie er ihn aber öffnete, so war der Kehrdreck pures Gold geworden. "Das hätte ich mir nicht gedacht," sprach er, war vergnügt und ging in die Stadt hinein. Vor dem Wirtshaus stand der Wirt, und wie ihn der herankommen sah, erschrak er, weil Hans so entsetzlich aussah, ärger als eine Vogelscheuche. Er rief ihn an und fragte: "Woher kommst du?" - "Aus der Hölle!" - "Wer bist du?" - "Dem Teufel sein rußiger Bruder und mein König auch!" Nun wollte der Wirt ihn nicht einlassen, wie er ihm aber das Gold zeigte, ging er und klinkte selber die Türe auf. Da ließ sich Hans die beste Stube geben und köstlich aufwarten, aß und trank sich satt, wusch sich aber nicht und kämmte sich nicht, wie ihm der Teufel geheißen hatte, und legte sich endlich schlafen. Dem Wirt aber stand der Ranzen voll Gold vor Augen und ließ ihm keine Ruhe, bis er in der Nacht hinschlich und ihn stahl.
Wie nun Hans am andern Morgen aufstand, den Wirt bezahlen und weitergehen wollte, da war sein Ranzen weg. Er faßte sich aber kurz, dachte: Du bist ohne Schuld unglücklich gewesen, und kehrte wieder um, geradezu in die Hölle. Da klagte er dem alten Teufel seine Not und bat ihn um Hilfe. Der Teufel sagte: "Setz dich, ich will dich waschen, kämmen, schnippen, die Haare und Nägel schneiden und die Augen auswischen," und als er mit ihm fertig war, gab er ihm den Ranzen wieder voll Kehrdreck und sprach: "Geh hin und sage dem Wirt, er sollte dir dein Gold wieder herausgeben, sonst wollt ich kommen und ihn abholen, und er sollte an deinem Platz das Feuer schüren." Hans ging hinauf und sprach zum Wirt: "Du hast mein Gold gestohlen, gibst du's nicht wieder, so kommst du in die Hölle an meinen Platz und sollst aussehen so greulich wie ich." Da gab ihm der Wirt das Gold und noch mehr dazu und bat ihn, nur still davon zu sein; und Hans war nun ein reicher Mann.
Hans machte sich auf den Weg heim zu seinem Vater, kaufte sich einen schlechten Linnenkittel auf den Leib, ging herum und machte Musik, denn das hatte er beim Teufel in der Hölle gelernt. Es war ein alter König im Land, vor dem mußt er spielen, und der geriet darüber in solche Freude, daß er dem Hans seine älteste Tochter zur Ehe versprach. Als die aber hörte, daß sie so einen gemeinen Kerl im weißen Kittel heiraten sollte, sprach sie: "Eh ich das tat, wollt ich lieber ins tiefste Wasser gehen!" Da gab ihm der König die jüngste, die wollt's ihrem Vater zuliebe gerne tun; und also bekam des Teufels rußiger Bruder die Königstochter und, als der alte König gestorben war, auch das ganze Reich.