Bác Hildebrand già cả


Der alte Hildebrand


Ngày xửa ngày xưa có một đôi vợ chồng nông dân. Vị cha xứ ở thôn rất thích vợ người nông dân đó, mong có một lần cả ngày thỏa chí vui vẻ với chị ta. Chị ta cũng có ý như vậy. Có lần cha xứ nói với chị ta:
- Này chị kia đáng yêu, tôi đã nghĩ ra một cách để chúng ta có thể sống vui vầy bên nhau cả một ngày. Thứ tư tuần tới, bạn cứ nằm trên giường, rồi nói với chồng mình ốm. Bạn khóc lóc thảm thiết, giả như bị ốm thật tới ngày chủ nhật. Khi giảng đạo, tôi sẽ nói với mọi người rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm.
Chị nông dân kia trả lời ngay:
- Tôi nhất định làm như vậy!
Tới ngày thứ tư, chị ta nằm trên giường rên la dữ dội. Người chồng cho chị ta uống thuốc nhưng bệnh cũng chẳng thuyên giảm. Đến ngày chủ nhật chị ta nói:
- Tôi thấy rất mệt, có lẽ khó mà qua được. Nhưng trước khi chết, tôi muốn được nghe cha xứ giảng đạo buổi hôm nay.
Người chồng bảo:
- Thôi, đừng có đi. Nếu mình gắng đứng dậy, bệnh tình sẽ nặng hơn. Để tôi đi nghe giảng đạo, tôi sẽ lắng nghe để nhớ những gì cha xứ giảng để về kể lại cho mình nghe.
Người vợ nói:
- Ờ, thế cũng được. Ông đi nghe giảng đạo, nhưng nhớ lắng nghe để về kể lại nhé.
Bác nông dân đi nghe cha xứ giảng đạo. Cha xứ nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Ai có người nhà bị bệnh thì sau buổi cầu kinh tới gặp cha. Bác nông dân mừng như mở cờ trong bụng. Ngay sau buổi cầu kinh, bác đến gặp cha xứ để đưa túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer. Rồi bác đi bộ về nhà, bác đứng trước cửa gọi với vào trong nhà:
- Ôi, bà vợ của tôi! Mình sẽ hết bệnh và khỏe ngay lại thôi. Hôm nay cha xứ nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Tôi đã nhận ở cha xứ chiếc túi đựng lá nguyệt quế và đồng tiền Kreuzer. Tôi phải đi hành hương ngay để mình mau khỏe lại.
Ngay sau đó bác nông dân lên đường. Bác vừa ra khỏi nhà thì chị vợ đứng dậy. Cha xứ cũng rất nhanh mò tới cùng với chị ta vui vẻ! Bác nông dân cứ đi mải miết nhắm làm sao mình tới núi Gõckerli càng nhanh càng tốt. Đang đi, bác gặp một người bán trứng gà vừa từ chợ đi ra. Bác ta hỏi:
- Này, anh bạn thân mến, đi đâu mà có vẻ vội vã vậy?
- À, anh bạn yêu quý, vợ tôi ốm. Tôi nghe cha xứ giảng đạo nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Tôi đã nhận túi lá nguyệt quế và đồng tiền Kreuzer ở cha xứ, giờ tôi đang trên đường đi hành hương.
Người kia nói:
- Này ông bạn Hans, sao lại nghĩ giản đơn thế. Ai lại đi tin những lời nói ấy! Bạn có biết nó ngụ ý gì không? Cha xứ muốn nô giỡn vui vẻ với vợ bạn một hôm cho nên đã nói như vậy để lừa anh bạn đi khỏi nhà.
- Tôi không biết lời nói của anh có đúng hay không, cứ thử xem!
Ông bạn nói:
- Cứ nghe tôi, ngồi trong giỏ đựng trứng này, tôi vác bạn về nhà, chính bạn sẽ thấy mọi thứ!
Bác nông dân nghe theo, ngồi vào trong giỏ trứng. Khi cả hai về, thấy trong nhà không khí vui vẻ, chị vợ bác nông dân đã bắt gà làm thịt, nấu nướng đủ món. Cha xứ đã mang đàn violon tới. Người bạn bác nông dân gõ cửa, trong nhà có tiếng hỏi, ai ở ngoài đó. Bác ta nói:
- Tôi đây mà, chị bạn. Tôi xin trọ tối nay ở đây, vì trứng gà bán chưa hết. Trời đã tối lại đường xa, trứng nặng quá.
Chị ta nói:
- Vâng, thế cũng được. Kể ra cũng không tiện lắm, nhưng chẳng có cách nào khác, bác vào đi và ngồi ở chiếc ghế bên cạnh lò sưởi.
Người bạn vào nhà, đặt giỏ trứng xuống và ngồi ở ghế dài bên cạnh lò sưởi. Cha xứ và chị nông dân tươi cười vui vẻ, cha xứ nói:
- Chị bạn thân mến, nghe nói chị hát hay lắm. Bạn hát cho chúng tôi nghe một bài đi!
Chị ta bảo:
- Hồi còn trẻ tôi cũng hay hát, nhưng giờ không hát được nữa.
Cha xứ lại nói:
- Ồ hát đi, chỉ hát một bài thôi!
Chị ta liền hát:
- Tôi cử chồng tôi đi hành hương,
Tới núi Gõckerli vùng Wãlisch
Cha xứ hát nối tiếp:
- Tôi mong hắn phải ở lại đó một năm
Để tôi không phải hỏi về chiếc túi đựng lá nguyệt quế
Thế có phải là mừng biết bao!
Bạn bác nông dân hát theo:
- Ái chà, anh chàng Hildebrand thân mến,
Anh làm gì ở trong giỏ trứng?
Anh thấy chưa!
Bác nông dân (tên là Hildebrand) ở trong giỏ hát vọng ra:
- Giờ thì hết chịu nổi rồi,
Tôi ra khỏi giỏ trứng đây!
Bác bước ra khỏi giỏ trứng, vác gậy đuổi cha xứ ra khỏi nhà.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war amahl a Baur und a Bäurin, und dö Bäurin, dö hat der Pfarra im Dorf gern gesegn, und da hat er alleweil gwunschen, wann er nur amahl an ganzen Tag mit der Bäurin allan recht vergnügt zubringa kunnt, und der Bäurin, der wars halt a recht gwesn. No, da hat er amahl zu der Bäurin gsagt 'hanz, mei liebi Bäurin, hietzt hab i was ausstudiert, wie wir halt amahl an ganzen Tag recht vergnügt mitanander zubringa kunnten. Wißts was, ös legts eng aufm Mittwoch ins Bett und sagts engern Mon, ös seits krang, und lamatierts und übelts nur recht, und das treibts fort bis aufm Sunta, wann i die Predi halt, und da wir (werde) i predigen, daß wer z' Haus a krangs Kind, an krangen Mon, a krangs Weib, an krangen Vader, a krange Muader, a krange Schwester, Bruader, oda wers sunst nacha is, hat, und der tut a Wollfart aufm Göcherliberg in Wälischland, wo ma um an Kreuzer an Metzen Lorberbladen kriegt, dem wirds krange Kind, der krange Mon, 's krange Weib, der krange Vader, d' krange Muader, d' krange Schwester, oda wers sunst nacha is, auf der Stell gsund.'
'Dös wir i schon machen,' hat die Bäurm drauf gsagt. No, drauf, aufm Mittwoch hat sie halt d' Bäurin ins Bett glegt und hat g,lamatiert und g'übelt als wie, und ihr Mon hat ihr alles braucht, was er nur gwißt hat, 's hat aber halt nix gholfn. Wie denn der Sunta kuma is, hat d' Bäurin gsagt 'mir is zwar so miserabel, als ob i glei verschaden sollt, aber ans möcht i do no vor mei End, i möcht halt in Herrn Pfarra sei Predi hörn, dö er heund halten wird.' 'A, mei Kind,' sagt der Baur drauf, 'tu du dös nit, du kunntst schlechter wern, wann aufstundst. Schau, es wir i in d' Predi gehn und wir recht acht gebe und wir dir alles wieder derzöhln, was der Herr Pfarra gsagt hat.' 'No,' hat d' Bäurin gsagt, 'so geh halt und gibt recht acht und derzöhl mir alles, was d' gehört hast.' No, und da is der Baur halt in d' Predi ganga, und da hat der Herr Pfarra also angfangt zun predigen und hat halt gsagt, wann ans a krangs Kind, an krangen Mon, a krangs Weib, an krangen Vader, a krange Muader, a krange Schwester, Bruader, oda wers sunst nacha war, z' Haus hät, und der wollt a Wollfart machen aufm Göckerliberg in Wälischland, wo der Metzen Lorberbladen an Kreuzer kost, dem wird 's krange Kind, der krange Mon, 's krange Weib, der krange Vater, d' krange Muader, d' krange Schwester, Bruader, oda wers sunst nacha war, auf der Stell gsund wern, und wer also dö Ras unternehma wollt, der soll nach der MeB zu ihm kuma, da wird er ihm den Lorbersack gebn und den Kreuzer. Da war niembd fröher als der Bauer, und nach der Meß is er gleich zum Pfarra ganga, und der hat ihm also den Lorbersack gebn und den Kreuzer. Drauf is er nach Haus kuma und hat schon bei der Haustür eini gschrien 'juchesha, liebes Weib, hietzt is so viel, als obs gsund warst. Der Herr Pfarra hat heunt predigt, daß, wer a krangs Kind, an krangen Mon, a kranges Weib, an krangen Vader, a krange Muader, a krange Schwester, Bruader, oda wers sunst nacha war, z' Haus hat, und der macht a Wollfart aufm Göckerliberg in Wälischland, wo der Metzen Lorberbladen an Kreuzer kost, dem wird 's krange Kind, der krange Mon, 's krange Weib, der krange Vader, d' krange Muader, d' krange Schwester, Bruader, oda wers sunst nacha war, auf der Stell gsund; und hietzt hab i mir schon den Lorbersack gholt vom Herrn Pfarra und den Kreuzer, und wir glei mein Wanderschaft antreten, daß d' desto ehender gsund wirst;, und drauf is er fort ganga. Er war aber kam fort, so is die Bäurin schon auf gwesn, und der Pfarra war a glei do. Hietzt lassen wir aber dö zwa indessen auf der Seiten und gänga mir mit,n Baur. Der is halt alleweil drauf los ganga, damit er desto ehender aufm Göckerliberg kummt, und wie halt so geht, begegnt ihm sein Gvatter. Sein Gvatter, dös war an Armon (Eiermann), und der is just von Mark kuma, wo er seine Ar verkauft hat. 'Globt seist,' sagt sein Gvatter, 'wo gehst denn so trabi hin, Gvatter?' 'In Ewigkeit, Gvatter,' sagt der Baur, 'mein Weib is krang worn, und da hab i heund in Herrn Pfarra sein Predi ghört, und da hat er predigt, daß, wann aner z' Haus an krangs Kind, an krangen Mon, a krangs Weib, an krangen Vader, a krange Muader, a krange Schwester, Bruader, oda wers sunst nacha war, hat, und er macht a Wollfart aufm Göckerliberg in Wälischland, wo der Metzen Lorberbladen an Kreuzer kost, dem wird's krange Kind, der krange Mon, 's krange Weib, der krange Vader, d' krange Muader, d' krange Schwester, Bruader, oda wers sunst nacha war, auf der Stell gsund, und da hab i mir von Herrn Pfarra den Lorbersack und den Kreuzer gholt, und hietzt trit i halt mein Wanderschaft an.' 'Aber hanz, Gvatter,' hat der Gvatter zum Baur gsagt, 'seits denn gar so dacket (einfältig), daß so was glauben könts? Wißts, was is? der Pfarra möcht gern mit engern Weib an ganzen Tag allan recht vergnügt zubringa, drum habn's eng den Bärn anbunden, daß ihr,en aus,n Füßen kumts.' 'Mein ,' hat der Baur gsagt, 'so möcht i do wissen, ob das wahr is.' 'No,' hat der Gvatter gsagt, 'wast was, setz di in mein Arkorb eini, so will i di nach Haus tragn, und da wirst es selber segn.' No, das is also geschegn, und den Baur hat sein Gvatter in sein Arkorb eini gsetzt, und der hat,n nach Haus tragn. Wie's nach Haus kuma san, holla, da is schon lusti zuganga. Da hat die Bäurin schon fast alles, was nur in ihren Hof war, abgstochen ghabt, und Krapfen hats bachen, und der Pfarra war a schon da und hat a sein Geige mitbracht ghabt. Und da hat halt der Gvatter anklopft, und d' Bäurin hat gfragt, wer draußen war. 'I bins, Gvatterin,' hat der Gvatter gsagt, 'mei, gebts mir heund nacht a Herberg, i hab meini Ar aufm Mark nit verkauft, und hietzt muß i's wieder nach Haus trage, und sö san gar z' schwar, i bring's nit fort, es is a schon finster.' 'Ja, mein Gvatter,' sagt d' Bäurin drauf, 'ös kumts mir recht zur unglegna Zeit. No, weils halt her nit anders is, so kömts eina und setzts eng dort auf d' Ofenbank.' No hat sie der Gvatter also mit sein Buckelkorb auf d' Ofenbank gsetzt. Der Pfarra aber und d' Bäurin, dö warn halt recht lusti. Endli fangt der Pfarra an und sagt 'hanz, mein liebi Bäurin, ös könnts ja so schön singa, singts mir do ans.' 'A,' sagt die Bäurin, 'hietzt kann i nix mehr singa, ja, in mein junge Jahren, da hab i's wohl könna, aber hietzt is schon vorbei.' 'Ei,' sagt wie der der Pfarra, 'singts do nur a bißl.' No, da fangt die Bäurin an und singt
'i hab mein Mon wohl ausgesandt
aufm Göckerliberg in Wälischland'
Drauf singt der Pfarra
'i wollt, er blieb da a ganzes Jahr,
was fragt i nach dem Lorbersack.
Halleluja!'
Hietzt fangt der Gvatter hinten an und singt (da muß i aber derzöhln, daß der Baur Hildebrand ghassen hat), singt also der Gvatter
'ei du, mein lieber Hildebrand,
was machst du auf der Ofenbank?
Halleluja!'
Und hietzt singt der Baur in Korb drinna
'hietzt kann i das Singa nimmermehr leiden,
hietzt muß i aus mein Buckelkorb steigen.'
Und steigt aus'n Korb und prügelt den Pfaffen beim Haus hinaus.