Con quạ


Die Rabe


Ngày xửa ngày xưa có một hoàng hậu. Hoàng hậu có một người con gái. Công chúa còn nhỏ, nhưng ương bướng. Tuy được bế ẵm, nhưng công chúa vẫn khóc hờn. Có lần, nhìn đàn quạ bay quanh hoàng cung, hoàng hậu ra mở cửa sổ và nói:
- Có lẽ con biến thành quạ bay đi thì mẹ mới được yên thân.
Hoàng hậu vừa nói dứt lời thì công chúa đã biến thành quạ và bay từ tay hoàng hậu qua cửa sổ. Quạ bay thẳng vào rừng sâu thẳm và ở lại trong rừng. Vua và hoàng hậu chẳng hay biết tin gì về con.
Có lần, có người đàn ông đi vào rừng và nghe thấy tiếng quạ kêu. Lần theo tiếng quạ, người đàn ông tới nơi thì quạ nói:
- Tôi vốn là công chúa, nhưng bị biến thành quạ. Chàng có thể giải cứu được cho tôi.
Chàng hỏi:
- Thế tôi phải làm gì bây giờ?
Quạ nói:
- Hãy cứ đi tiếp vào trong rừng, ở đó có một căn nhà. Có một bà già ngồi trong nhà. Bà sẽ mời anh ăn và uống. Nhưng anh đừng có ăn uống. Ăn uống vào anh sẽ lăn ngay ra ngủ. Thế là anh không cứu được em. Anh hãy đứng ở trong cái hố to trong vườn sau nhà đợi em tới. Ba ngày liền, ngày nào em cũng đi xe qua nhà vào lúc hai giờ chiều. Ngày thứ nhất, xe do bốn con bạch mã kéo, ngày thứ hai do bốn con xích thố kéo, ngày thứ ba do bốn con ngựa ô kéo. Khi em đi qua mà anh không thức, lại ngủ thì anh không giải cứu được em.
Chàng trai hứa sẽ làm đúng như lời quạ dặn, nhưng quạ vẫn nói:
- Chà, nhưng em biết là anh không giải cứu em. Anh vẫn cứ nhận đồ của bà già đưa mời.
Khi chàng bước vào nhà thì bà già bước tới nói:
- Trông chàng trai sao mà gầy gò phờ phạc thế, ăn uống cho tươi tỉnh lên chứ.
Chàng trai đáp:
- Không, tôi chẳng muốn ăn uống gì cả.
Bà già cứ cố nài mời chàng, rồi bà bảo:
- Nếu không ăn cũng được, nhưng làm một hơi cho đỡ khát.
- Một hơi thì có thấm tháp gì.
Chàng trai thấy cũng chẳng sao nên uống. Trước hai giờ chiều chàng ra vườn, đứng trong cái hố to để đợi quạ. Đang đứng ở trong hố bỗng chàng thấy mệt mỏi và buồn ngủ không làm sao cưỡng lại được, chàng thiếp đi lúc nào không hay. Chàng ngủ say tới mức tưởng chừng chẳng có gì trên đời này có thể đánh thức chàng được.
Đúng hai giờ chiều, quạ đi xe do bốn con bạch mã kéo chạy qua nhà, quạ hết sức buồn và nói:
- Mình biết mà, anh ta thế nào cũng ngủ.
Nhìn vào vườn, quạ thấy chàng đang ngả lưng ngủ. Quạ xuống xe, bước tới lay chàng, gọi chàng, nhưng chàng vẫn cứ ngủ.
Trưa ngày hôm sau bà già cũng tới, cứ cố nài mời chàng ăn uống. Chàng chẳng muốn ăn uống, nhưng bà già cứ nài nỉ mãi, cuối cùng chàng cũng lại uống.
Trước hai giờ chiều chàng ra vườn, đứng trong cái hố to để đợi quạ. Đang đứng ở trong hố bỗng chàng thấy mệt mỏi, chàng ngả lưng và thiếp ngủ ngay lập tức.
Lúc quạ đi xe do bốn con xích thố kéo chạy qua nhà, quạ hết sức buồn và nói:
- Mình biết mà, anh ta thế nào cũng ngủ.
Quạ xuống xe, bước tới lay nhưng chàng vẫn không thức giấc.
Trưa ngày hôm sau nữa, bà già lại tới và nói, chàng muốn chết hay sao mà chẳng chịu ăn uống gì cả. Chàng đáp:
- Tôi không muốn và cũng chẳng được phép.
Bà già đặt thẩu thức ăn và rượu ở đó rồi đi. Ngửi mùi thịt rượu, chàng không sao cưỡng lại, chàng làm một hơi dài rượu. Trước giờ hẹn chàng ra vườn, đứng trong cái hố để đợi quạ. Cơn ngủ ập tới và chàng ngủ thiếp ngay lập tức.
Đúng hai giờ chiều, quạ đi xe do bốn con gựa ô kéo chạy qua nhà. Quạ hết sức buồn và nói:
- Mình biết mà, chàng lại gủ, chẳng muốn giải cứu mình.
Quạ bước xuống xe, tới lay chàng dậy, lay mãi nhưng chàng vẫn ngủ say. Quạ đặt bánh mì, thịt và rượu ở ngay trên miệng hố, cứ ăn uống hết đến đâu thì đồ ăn thức uống lại từ đầy. Quạ lại rút nhẫn có khắc tên mình đeo vào ngón tay của chàng trai. Quạ còn để lại bức thư với nội dung:
- Em thấy anh không thể giải cứu em ở nơi đây. Nếu anh còn có ý giải cứu em thì hãy tới lâu đài vàng Stromberg. Chỉ anh mới có thể giải cứu được em, điều đó em biết rất rõ.
Mọi việc xong, quạ lên xe đi tới lâu đài vàng Stromberg.
Lúc bừng tỉnh chàng mới biết mình đã thiếp ngủ, chàng rất buồn lòng vì chuyện đó. Chàng nói:
- Chắc chắn nàng đã chạy xe qua. Thế là mình không giải cứu được nàng.
Chàng thấy có nhiều thứ để quanh chỗ mình và một bức thơ. Chàng đọc thơ và biết mọi chuyện đã xảy ra như thế nào. Chàng lại lên đường và đi về hướng lâu đài vàng Stromberg. Nhưng vì không biết lâu đài ở chỗ nào nên chàng đi lạc ở trong rừng sâu mất hai tuần lễ mà vẫn không ra được khỏi rừng. Khi bóng đêm phủ xuống thì chàng đã thấm mệt, chàng dựa lưng vào một thân cây mà ngủ. Sáng hôm sau chàng lại đi tiếp tục. Khi trời tối, chàng tính lại dựa thân cây ngủ thì nghe tiếng kêu than thở làm chàng không sao chợp mắt được. Ngước nhìn quanh, chàng thấy le lói ánh đèn phía xa xa. Chàng đứng dậy đi về phía có ánh đèn. Tới nơi, chàng thấy có một người khổng lồ đang đứng trước nhà. Chàng nghĩ:
- Tên khổng lồ mà nhìn thấy mình thì coi như đời mình là xong.
Cuối cùng chàng cũng liều bước tới trước nhà. Người khổng lồ nhìn thấy nói:
- Mi đến đúng lúc ta đang chẳng có gì ăn. Mi đủ bữa ăn tối của ta.
Chàng nói:
- Ta cũng chẳng để mi nuốt chửng ta đâu. Nhưng nếu mi đang đói muốn ăn thì ta có đủ để mi no bụng.
Người khổng lồ hỏi:
- Có đúng thế không? Nếu thế thì mi cứ yên tâm đi. Ta chỉ nuốt chửng mi khi chẳng có gì vào bụng.
Thế là cả hai cùng ngồi vào bàn. Chàng trai đi lấy bánh mì, rượu, thịt. Cứ ăn hết đến đâu nó lại tự đầy như cũ. Người khổng lồ nói:
- Cứ như thế này thì ta khoái lắm!
Và hắn lại tiếp tục ăn cho tới thỏa thích.
Ăn xong, chàng trai nói:
- Này anh bạn, lâu đài vàng Stromberg ở đâu nhỉ?
Người khổng lồ bảo:
- Để ta coi xem nó ở chỗ nào trên bản đồ.
Hắn rút bản đồ ra tìm, nhưng chẳng thấy lâu đài ở chỗ nào. Hắn nói:
- Cũng chẳng sao. Ta lấy bản đồ khác ở trong tủ ra xem.
Tìm mãi cũng chẳng thấy gì. Chàng trai định lại lên đường. Người khổng lồ nói chàng ở lại thêm mấy ngày, đợi đứa em trai về. Khi người em trai về tới nhà thì hai người hỏi ngay về lâu đài vàng Stromberg. Người em trai nói:
- Trước tiên tôi phải ăn chút gì đã, rồi ta giở bản đồ ra tìm.
Ăn xong, người em trai về phòng mình, rút bản đồ ra xem, nhưng không tìm thấy. Chàng rút bản đồ khác ra xem, nhưng cũng không tìm thấy. Chàng rút hết bản đồ này tới bản đồ khác, cuối cùng cũng tìm thấy trong một bản đồ lâu đài vàng Stromberg. Núi nằm cách nơi họ tới ngàn dặm.
Chàng trai hỏi:
- Thế tôi đến đó bằng cách nào đây?
Người khổng lồ đáp:
- Tôi còn rảnh hai giờ, tôi sẽ đưa anh tới gần lâu đài, rồi tôi phải quay trở về cho con bú.
Rồi người khổng lồ cắp chàng tới gần lâu đài và nói:
- Giờ anh có thể tự mình đi đến đó.
Người khổng lồ quay trở về, còn chàng trai thì đi suốt ngày đêm, cuối cùng chàng cũng tới được lâu đài vàng Stromberg. Chàng đang đứng trên núi thủy tinh. Chàng nhìn thấy nàng đi xe vòng quanh lâu đài và đi thẳng vào trong. Chàng rất mừng, nhưng khi bước chân lên để tính theo nàng thì chàng bị trượt trên mặt núi thủy tinh và trượt xuống tận chân núi. Chàng buồn rầu tự nhủ:
- Ta đành ở đây đợi nàng vậy.
Chàng làm một túp lều và ở đó một năm. Ngày nào chàng cũng nhìn thấy nàng đi xe ra vào, nhưng không sao lên được tới chỗ nàng.
Có lần ngồi trong nhà nhìn ra, chàng thấy ba tên cướp đang đánh nhau. Chàng la:
- Trời ơi, sao lại đánh nhau vậy!
Nghe tiếng người la, chúng ngưng tay, nhưng khi chẳng thấy bóng dáng người nào xuất hiện, chúng lại lao vào đánh nhau thục mạng. Thấy vậy, chàng lại la:
- Trời ơi, sao lại đánh nhau vậy!
Nghe tiếng chúng ngưng tay, ngó nhìn xung quanh, nhưng chẳng nhìn thấy ai, chúng lại tiếp tục đánh nhau. Thấy vậy, chàng lại la:
- Trời ơi, sao lại đánh nhau vậy!
Rồi chàng chợt nghĩ, phải xem chúng có mưu đồ gì. Chàng đi về phía chúng và dò hỏi tại sao chúng lại đánh nhau túi bụi như vậy. Một tên kể, hắn có một chiếc gậy thần, chỉ cần cầm gậy gõ vào cổng là cổng mở toang ra. Tên thứ hai kể, hắn có chiếc áo măng tô thần, khoác áo lên người là cứ như tàng hình. Tên thứ ba kể, hắn có con ngựa thần kỳ, nó có thể đi mọi nơi, kể cả đi trên núi thủy tinh. Chúng còn đang do dự, không biết chia tay nhau hay cùng nhau sử dụng những thứ đó.
Nghe xong, chàng nói:
- Giờ tôi muốn đổi lấy ba thứ đó. Tiền tôi không có, nhưng có những thứ khác còn quý hơn tiền. Nhưng trước hết phải cho tôi thử, xem có phải những thứ đó có những phép lạ hay không.
Chúng để chàng ngồi lên ngựa, đưa gậy và khoác áo cho chàng, giờ đây chàng trở thành người tàng hình. Chàng vung gậy vụt tới tấp vào ba tên cướp và nói:
- Nào, lũ đầu gấu, ta trả nợ tụi bay đó! Hài lòng chưa?
Rồi chàng phi ngựa lên núi thủy tinh. Khi lên tới lâu đài, cổng đóng. Chàng cầm gậy gõ vào cổng. Cánh cổng từ từ mở. Chàng bước vào trong, chàng tới căn buồng có một thiếu phụ đang ngồi bên cái ly lớn bằng vàng ròng. Nàng chẳng hay biết chuyện đó vì chàng đã khoác chiếc áo tàng hình. Chàng bước tới trước nàng, rút nhẫn trước kia nàng đã cho chàng ra khỏi ngón tay và ném nó vào trong chiếc ly bằng vàng. Nghe tiếng vang từ chiếc ly bằng vàng. Nàng ngó vào trong ly và nhận ra chiếc nhẫn của mình. Nàng vui mừng reo:
- Đúng là nhẫn của mình rồi. Vậy thì người giải cứu mình đang ở quanh đây.
Nàng tìm khắp mọi nơi trong lâu đài nhưng chẳng thấy chàng trong khi đó thì chàng đã ra ngoài, cởi áo choàng vứt xuống đất và lên ngựa chạy ra phía cổng lâu đài. Nàng cùng gia nhân ra tới thì gặp chàng. Nàng reo lên vì vui mừng. Chàng xuống ngựa và ẵm nàng trên tay. Họ ôm hôn nhau. Nàng nói:
- Giờ thì anh đã giải cứu em. Ngày mai chúng ta sẽ tổ chức hôn lễ.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal eine Königin, die hatte ein Töchterchen, das war noch klein und mußte noch auf dem Arm getragen werden. Zu einer Zeit war das Kind unartig, und die Mutter mochte sagen, was sie wollte, es hielt nicht Ruhe. Da ward sie ungeduldig, und weil die Raben so um das Schloß herumflogen, öffnete sie das Fenster und sagte: "Ich wollte, du wärst eine Rabe und flögst fort, so hätt ich Ruhe." Kaum hatte sie das Wort gesagt, so war das Kind in eine Rabe verwandelt und flog von ihrem Arm zum Fenster hinaus. Sie flog aber in einen dunkeln Wald und blieb lange Zeit darin und die Eltern hörten nichts von ihr. Danach führte einmal einen Mann sein Weg in diesen Wald, der hörte die Rabe rufen und ging der Stimme nach, und als er näher kam, sprach die Rabe: "Ich bin eine Königstochter von Geburt und bin verwünscht worden, du aber kannst mich erlösen." "Was soll ich tun?" fragte er. Sie sagte: "Geh weiter in den Wald, und du wirst ein Haus finden, darin sitzt eine alte Frau, die wird dir Essen und Trinken reichen, aber du darfst nichts nehmen; wenn du etwas issest oder trinkst, so verfällst du in einen Schlaf und kannst du mich nicht erlösen. Im Garten hinter dem Haus ist eine große Lohhucke, darauf sollst du stehen und mich erwarten. Drei Tage lang komm ich jeden Mittag um zwei Uhr zu dir in einem Wagen, der ist erst mit vier weißen Hengsten bespannt, dann mit vier roten und zuletzt mit vier schwarzen, wenn du aber nicht wach bist, sondern schläfst, so werde ich nicht erlöst." Der Mann versprach alles zu tun, was sie verlangt hatte. Die Rabe aber sagte: "Ach, ich weiß es schon, du wirst mich nicht erlösen, du nimmst etwas von der Frau." Da versprach der Mann noch einmal, er wollte gewiß nichts anrühren, weder von dem Essen noch von dem Trinken. Wie er aber in das Haus kam, trat die alte Frau zu ihm und sagte: "Armer Mann, was seid Ihr abgemattet, kommt und erquickt Euch, esset und trinket." "Nein," sagte der Mann, "ich will nicht essen und nicht trinken." Sie ließ ihm aber keine Ruhe und sprach: "Wenn Ihr dann nicht essen wollt, so tut einen Zug aus dem Glas, einmal ist keinmal." Da ließ er sich überreden und trank. Nachmittags gegen zwei Uhr ging er hinaus in den Garten auf die Lohhucke und wollte auf die Rabe warten. Wie er da stand, ward er auf einmal so müde, und konnte es nicht überwinden und legte sich ein wenig nieder; doch wollte er nicht einschlafen. Aber kaum hatte er sich hingestreckt, so fielen ihm die Augen von selber zu, und er schlief ein und schlief so fest, daß ihn nichts auf der Welt hätte erwecken können. Um zwei Uhr kam die Rabe mit vier weißen Hengsten gefahren, aber sie war schon in voller Trauer und sprach: "Ich weiß, daß er schläft." Und als sie in den Garten kam, lag er auch da auf der Lohhucke und schlief. Sie stieg aus dem Wagen, ging zu ihm und schüttelte ihn und rief ihn an, aber er erwachte nicht. Am andern Tag zur Mittagszeit kam die alte Frau wieder und brachte ihm Essen und Trinken, aber er wollte es nicht annehmen. Doch sie ließ ihm keine Ruhe und redete ihm so lange zu, bis er wieder einen Zug aus dem Glase tat. Gegen zwei Uhr ging er in den Garten auf die Lohhucke und wollte auf die Rabe warten, da empfand er auf einmal so große Müdigkeit, daß seine Glieder ihn nicht mehr hielten; er konnte sich nicht helfen, mußte sich legen und fiel in tiefen Schlaf. Als die Rabe daherfuhr mit vier braunen Hengsten, war sie schon in voller Trauer und sagte: "Ich weiß, daß er schläft." Sie ging zu ihm hin, aber er lag da im Schlaf und war nicht zu erwecken. Am andern Tage sagte die alte Frau, was das wäre? Er äße und tränke nichts, ob er sterben wollte? Er antwortete: "Ich will und darf nicht essen und nicht trinken." Sie stellte aber die Schüssel mit Essen und das Glas mit Wein vor ihm hin, und als der Geruch davon zu ihm aufstieg, so konnte er nicht widerstehen und tat einen starken Zug. Als die Zeit kam, ging er hinaus in den Garten auf die Lohhucke und wartete auf die Königstochter. da ward er noch müder als die Tage vorher, legte sich nieder und schlief so fest, als wäre er ein Stein. Um zwei Uhr kam die Rabe und hatte vier schwarze Hengste, und die Kutsche und alles war schwarz. Sie war aber schon in voller Trauer und sprach: "Ich weiß, daß er schläft und mich nicht erlösen kann." Als sie zu ihm kam, lag er da und schlief fest. Sie rüttelte ihn und rief ihn, aber sie konnte ihn nicht aufwecken. Da legte sie ein Brot neben ihn hin, dann ein Stück Fleisch, zum dritten eine Flasche Wein, und er konnte von allem so viel nehmen, als er wollte, es ward nicht weniger. Danach nahm sie einen goldenen Ring von ihrem Finger, und steckte ihn an seinen Finger, und war ihr Name eingegraben. Zuletzt legte sie einen Brief hin, darin stand, was sie ihm gegeben hatte, und daß es nie all würde, und es stand auch darin: "Ich sehe wohl, daß du mich hier nicht erlösen kannst, willst du mich aber noch erlösen, so komm nach dem goldenen Schloß von Stromberg, es steht in deiner Macht, das weiß ich gewiß."
Und wie sie ihm das alles gegeben hatte, setzte sie sich in ihren Wagen und fuhr in das goldene Schloß von Stromberg.
Als der Mann aufwachte und sah, daß er geschlafen hatte, ward er von Herzen traurig und sprach: "Gewiß nun ist sie vorbeigefahren, und ich habe sie nicht erlöst." Da fielen ihm die Dinge in die Augen, die neben ihm lagen, und er las den Brief, darin geschrieben stand, wie es zugegangen war. Also machte er sich auf und ging fort, und wollte nach dem goldenen Schloß von Stromberg, aber er wußte nicht, wo es lag. Nun war er schon lange in der Welt herumgegangen, da kam er in einen dunkeln Wald und ging vierzehn Tage darin fort und konnte sich nicht herausfinden. Da ward es wieder Abend, und er war so müde, daß er sich an einen Busch legte und einschlief. Am andern Tag ging er weiter, und abends als er sich wieder an einen Busch legen wollte, hörte er ein Heulen und Jammern, daß er nicht einschlafen konnte. Und wie die Zeit kam, wo die Leute Lichter anstecken, sah er eins schimmern, machte sich auf und ging ihm nach; da kam er vor ein Haus, das schien so klein, denn es stand ein großer Riese davor. Da dachte er bei sich: "Gehst du hinein und der Riese erblickt dich, so ist es leicht um dein Leben geschehen." Endlich wagte er es und trat heran. Als der Riese ihn sah, sprach er: "Es ist gut, daß du kommst, ich habe lange nichts gegessen, ich will dich gleich zum Abendbrot verschlucken." "Laß das lieber sein," sprach der Mann, "ich lasse mich nicht gerne verschlucken; verlangst du zu essen, so habe ich genug, um dich satt zu machen." "Wenn das wahr ist," sagte der Riese, "so kannst du ruhig bleiben; ich wollte dich nur verzehren, weil ich nichts anderes habe." Da gingen sie und setzten sich an den Tisch, und der Mann holte Brot, Wein und Fleisch, das nicht all ward. "Das gefällt mir wohl," sprach der Riese und aß nach Herzenslust. Danach sprach der Mann zu ihm: "Kannst du mir nicht sagen, wo das goldene Schloß von Stromberg ist?" Der Riese sagte: "Ich will auf meiner Landkarte nachsehen, darauf sind alle Städte, Dörfer und Häuser zu finden." Er holte die Landkarte, die er in der Stube hatte, und suchte das Schloß, aber es stand nicht darauf. "Es tut nichts," sprach er, "ich habe oben im Schranke noch größere Landkarten; darauf wollen wir suchen," aber es war auch vergeblich. Der Mann wollte nun weitergehen; aber der Riese bat ihn, noch ein paar Tage zu warten, bis sein Bruder heim käme, der wäre ausgegangen, Lebensmittel zu holen. Als der Bruder heim kam, fragten sie nach dem goldenen Schloß von Stromberg, er antwortete: "Wenn ich gegessen habe und satt bin, dann will ich auf der Karte suchen." Er stieg dann mit ihnen auf seine Kammer und sie suchten auf seiner Landkarte, konnten es aber nicht finden; da holte er noch andere alte Karten, und sie ließen nicht ab, bis sie endlich das goldene Schloß von Stromberg fanden, aber es war viele tausend Meilen weit weg. "Wie werde ich nun dahin kommen?" fragte der Mann. Der Riese sprach: "Zwei Stunden hab ich Zeit, da will ich dich bis in die Nähe tragen, dann aber muß ich wieder nach Haus und das Kind säugen, das wir haben." Da trug der Riese den Mann bis etwa hundert Stunden vom Schloß und sagte: "Den übrigen Weg kannst du wohl allein gehen." Dann kehrte er um, der Mann aber ging vorwärts Tag und Nacht, bis er endlich zu dem goldenen Schloß von Stromberg kam. Es stand aber auf einem gläsernen Berge, und die verwünschte Jungfrau fuhr in ihrem Wagen um das Schloß herum und ging dann hinein. Er freute sich, als er sie erblickte, und wollte zu ihr hinaufsteigen, aber wie er es auch anfing, er rutschte an dem Glas immer wieder herunter. Und als er sah, daß er sie nicht erreichen konnte, ward er ganz betrübt und sprach zu sich selbst: "Ich will hier unten bleiben und auf sie warten." Also baute er sich eine Hütte und saß darin ein ganzes Jahr und sah die Königstochter alle Tage oben fahren, konnte aber nicht zu ihr hinaufkommen.
Da sah er einmal aus seiner Hütte, wie drei Räuber sich schlugen, und rief ihnen zu: "Gott sei mit euch!" Sie hielten bei dem Rufe inne, als sie aber niemand sahen, fingen sie wieder an sich zu schlagen, und das zwar ganz gefährlich. Da rief er abermals: "Gott sei mit euch!" Sie hörten wieder auf, guckten sich um, weil sie aber niemand sahen, fuhren sie auch wieder fort sich zu schlagen. Da rief er zum drittenmal: "Gott sei mit euch!" und dachte "du mußt sehen, was die drei vorhaben," ging hin und fragte, warum sie aufeinander losschlügen. Da sagte der eine, er hätte einen Stock; gefunden, wenn er damit wider eine Tür schlüge, so spränge sie auf; der andere sagte, er hätte einen Mantel gefunden, wenn er den umhinge, so wäre er unsichtbar; der dritte aber sprach, er hätte ein Pferd gefangen, damit könnte man überall hinreiten, auch den gläsernen Berg hinauf. Nun wüßten sie nicht, ob sie das in Gemeinschaft behalten oder ob sie sich trennen sollten. Da sprach der Mann: "Die drei Sachen will ich euch eintauschen: Geld habe ich zwar nicht, aber andere Dinge, die mehr wert sind, doch muß ich vorher eine Probe machen, damit ich sehe, ob ihr auch die Wahrheit gesagt habt." Da ließen sie ihn aufs Pferd sitzen, hingen ihm den Mantel um und gaben ihm den Stock in die Hand, und wie er das alles hatte, konnten sie ihn nicht mehr sehen. Da gab er ihnen tüchtige Schläge und rief: "Nun, ihr Bärenhäuter, da habt ihr, was euch gebührt: seid ihr zufrieden?" Dann ritt er den Glasberg hinauf, und als er oben vor das Schloß kam, war es verschlossen; da schlug er mit dem Stock an das Tor, und alsbald sprang es auf. Er trat ein und ging die Treppe hinauf bis oben in den Saal, da saß die Jungfrau und hatte einen goldenen Kelch mit Wein vor sich. Sie konnte ihn aber nicht sehen, weil er den Mantel umhatte. Und als er vor sie kam, zog er den Ring, den sie ihm gegeben hatte, vom Finger und warf ihn in den Kelch, daß es klang. Da rief sie: "Das ist mein Ring, so muß auch der Mann da sein, der mich erlösen wird." Sie suchten im ganzen Schloß und fanden ihn nicht, er war aber hinausgegangen, hatte sich aufs Pferd gesetzt und den Mantel abgeworfen. Wie sie nun vor das Tor kamen, sahen sie ihn und schrieen vor Freude. Da stieg er ab und nahm die Königstochter in den Arm; sie aber küßte ihn und sagte: "Jetzt hast du mich erlöst, und morgen wollen wir unsere Hochzeit feiern."