Ngày xửa ngày xưa, có một người cha có ba cô con gái, trước khi đi xa, ông hỏi các con muốn ông mang về những món quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô hai muốn kim cương, còn cô út thì lại muốn một con chim sơn ca hay nhảy nhót, hót véo von. Người cha ưng thuận hôn ba con và lên đường.
Đã đến ngày trở về nhà, nhưng ông chỉ mới mua được ngọc và kim cương cho hai con gái lớn, còn chim sơn ca hay nhảy nhót, hót véo von, ông đã tìm khắp các vùng mà chẳng thấy. Ông rất buồn về chuyện ấy, vì cô út là con cưng nhất của ông - giàu con út, khó con út mà lại. Trên đường về ông đi qua một khu rừng, giữa rừng là một lâu đài tráng lệ. Cạnh lâu đài là một cây cổ thụ, tít trên ngọn cây, ông thấy một con chim sơn ca đang nhảy nhót, hót véo von.
Mừng quá, ông kêu lên:
- Chà chú mày đến thật đúng lúc.
Ông gọi ngay đầy tớ, bảo trèo lên bắt chim. Nhưng khi ông vừa bước tới gần thì bỗng có một con sư tử nhảy chồm từ trong hốc cây ra, dướn rung toàn thân và gầm rống lên làm cho cây cỏ lào xào cành lá.
Sư tử la lớn:
- Đứa nào ăn trộm chim sơn ca nhảy nhót, hót véo von của ta, ta sẽ xé xác, nuốt tươi.
Người cha kể lại ước muốn của cô út và nói:
- Thực tình tôi không biết đó là chim của ông, ông cho phép tôi được chuộc tội bằng vàng khối. Chỉ xin ông tha chết cho tôi.
Sư tử nói:
- Chẳng gì có thể cứu được ngươi ngoài lời hứa, về nhà gặp cái gì trước tiên phải cho ta cái đó làm của riêng. Nếu ưng chịu thì không những ta tha chết cho ngươi, mà còn tặng thêm cho con chim đang đậu trên ngọn cây để ngươi đem về làm quà cho cô con gái.
Người đàn ông từ chối và nói:
- Biết đâu đó chính lại là cô con gái út của tôi thì sao! Cháu quí tôi nhất nhà, mỗi lần tôi đi đâu về bao giờ cháu cũng chạy ra đón tôi đầu tiên.
Người đầy tớ sợ bảo:
- Cứ gì cô út nhỡ ra vật đầu tiên là chó hay mèo thì sao.
Nghe cũng có lý, người cha đồng ý nhận chim sơn ca nhảy nhót, hót véo von, và hứa sẽ về nhà gặp gì trước tiên sẽ cho sư tử làm của riêng.
Về tới nhà, cái ông gặp đầu tiên chẳng phải là chó mèo mà lại chính là cô con gái út cưng nhất của ông chạy ra đón cha.
Thấy vậy ông òa lên khóc và nói:
- Con cưng của cha, cha mua cho con con chim nhỏ bằng giá quá đắt. Để có chim cha phải hứa đem con cho một con sư tử. Nó mà được con chắc nó sẽ xé xác con ra ăn thịt.
Rồi ông kể cho con nghe hết đầu đuôi câu chuyện, bảo con chớ có đi, thôi thì cũng đành liều để chuyện muốn đến đâu thì đến. Cô con gái an ủi bố và nói:
- Cha kính yêu của con, cái gì cha đã hứa thì phải làm. Con sẽ đi đến đó và làm cho sư tử tính tình dịu bớt đi. Sau đó con sẽ trở về thăm cha, không can gì đâu.
Sáng hôm sau, cô hỏi đường, từ biệt cha, ung dung đi vào trong rừng.
Thực ra con sư tử chính là một hoàng tử bị phù phép, ban ngày cùng với kẻ hầu người hạ đều là sư tử cả. Đến đêm tất cả lại hiện nguyên hình người. Tới nơi hẹn cô gái được tiếp đón rất niềm nở và đưa vào trong cung điện. Khi bóng đêm phủ xuống, sư tử hiện thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Lễ cưới tổ chức linh đình. Hai vợ chồng sống với nhau rất vui vẻ, đêm thức, ngày ngủ.
Một hôm chàng trai bảo:
- Ngày mai ở nhà em có lễ cưới đấy. Chị cả lấy chồng. Nếu em thích đi thì để bảo bầy sư tử đưa đi.
Nàng thưa vâng, vì cũng muốn về gặp lại cha. Nàng lên đường, bầy sư tử đi theo hộ vệ.
Thấy nàng về ai cũng mừng, vì tất cả mọi người cứ đinh ninh là nàng bị sư tử xé xác ăn thịt từ lâu rồi. Nàng kể chuyện rằng mình có một người chồng đẹp trai, hai vợ chồng sống hạnh phúc. Nàng ở lại nhà suốt thời gian cưới xin, sau đó nàng lại trở về rừng.
Khi người chị thứ hai lấy chồng, nàng được mời về dự lễ cưới, nàng nói với sư tử:
- Lần này em không muốn đi một mình. Chàng phải đi cùng em.
Nhưng sư tử nói như thế rất nguy hiểm cho mình, vì chỉ cần bị ánh sáng lửa đang cháy chiếu vào người thì chàng sẽ bị biến thành chim bồ câu và phải bay suốt bảy năm trời ròng rã.
Nàng bảo:
- Chàng cứ đi với em. Em sẽ nhất quyết giữ cho chàng không để cho bất kỳ ánh sáng nào chiếu vào người.
Thế là hai vợ chồng cùng về và mang theo cả con chó. Tới nơi nàng cho làm một cái buồng tường rất dày và chắc chắn để cho ánh sáng không lọt qua được. Khi nào đèn nến đám cưới thắp lên thì chàng phải ngồi ở trong căn buồng đó. Nhưng cửa lại làm bằng gỗ tương, thời tiết thay đổi gỗ bị nứt ra một kẽ nhỏ xíu, không ai hề hay biết.
Đám cưới được tổ chức linh đình. Khi đón dâu từ nhà thờ về, đuốc và nến thắp sáng trưng cả đường đi lối lại. Khi đoàn người đi qua phòng, có một tia sáng nhỏ như sợi tóc lọt qua kẽ nứt chiếu vào người hoàng tử. Trong nháy mắt hoàng tử đã biến hình. Lúc vợ vào buồng tìm chồng thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy một con chim bồ câu trắng. Chim bảo nàng:
- Thế là anh phải bay đi khắp bốn phương trời bảy năm. Cứ bảy bước sẽ có một giọt máu đào và một chiếc lông trắng rơi xuống đất. Nếu em cứ thế lần theo thì chính em có thể giải thoát được cho anh.
Nói rồi bồ câu bay ra cửa. Nàng đi theo vết chim: cứ bảy bước lại có một giọt máu đào và một chiếc lông trắng muốt rơi xuống chỉ đường chim bay.
Cứ theo vết chim bay nàng đi, khắp chân trời góc bể, đi hoài đi mãi, đi không hề ngoái cổ nhìn quanh, không dừng chân nghỉ bước.
Bảy năm trời rồi cũng sắp qua. Nàng lấy làm mừng, nghĩ bụng cả hai sắp được giải thoát. Nhưng những ngày tháng mong đợi sao nó dài thế, có lần tự nhiên nàng không thấy lông mà cũng chẳng thấy máu đào rơi xuống nữa. Khi nàng ngẩng lên nhìn thì bồ câu đã biến mất. Nàng nghĩ, chắc trong thiên hạ không ai cứu giúp được mình. Nàng liền lên hỏi mặt trời:
- Mặt trời ơi, tia sáng mặt trời chiếu tới được các ngóc ngách, nhiều khắp trên các đỉnh núi cao, vậy mặt trời có nhìn thấy con bồ câu trắng nào bay qua không?
Mặt trời đáp:
- Không nàng ạ. Ta chẳng nhìn thấy một con bồ câu nào cả. Nhưng để ta tặng nàng một cái hộp nhỏ, khi nào cùng quẫn hãy mở hộp ra.
Nàng cảm tạ mặt trời và tiếp tục lên đường. Tối đến lúc nào nàng cũng không hay, ngẩng mặt thì thấy trăng đã lên, nàng hỏi mặt trăng:
- Trăng ơi, ánh trăng tỏ sáng suốt đêm, ánh trăng chiếu sáng khắp núi rừng đồng ruộng, thế trăng có thấy con chim bồ câu trắng nào bay qua không?
Trăng đáp:
- Không nàng ạ. Ta chẳng thấy chim bồ câu nào cả. Nhưng để rồi ta tặng nàng một quả trứng. Khi nào cùng quẫn hãy đập ra.
Nàng cảm tạ mặt trăng và tiếp tục lên đường. Gió đêm thổi táp mặt nàng, nàng liền hỏi gió:
- Gió ơi, gió thổi qua khắp mọi nơi, gió thổi qua từng ngọn cây, kẽ lá, gió có thấy con chim bồ câu trắng nào không?
Gió đêm đáp:
- Không nàng ạ, ta chẳng thấy con chim bồ câu trắng nào cả. Nhưng để ta hỏi ba ngọn gió khác, may ra chúng có thấy chăng.
Gió đông và gió tây nói không nhìn thấy. Nhưng gió nam lại nói:
- Ta có nhìn thấy chim bồ câu trắng bay về biển Hồng Hải. Vì hạn bảy năm đã hết nên nó lại biến thành sư tử. Sư tử hiện đang đánh nhau với một con rồng ở đó, mà con rồng lại là một nàng công chúa bị phù phép.
Gió đêm bèn bảo nàng:
- Ta khuyên nàng nên tới Hồng Hải. Ở bờ bên phải có rất nhiều cây sậy cao to. Đến bụi sậy, đếm đến cây thứ mười một thì cắt. Dùng cây sậy ấy giúp sức sư tử đánh rồng, sư tử sẽ thắng rồng và cả hai con vật ấy lại hiện nguyên hình thành người. Sau đó nàng nhìn quay lại, nàng sẽ nhìn thấy một con chim ưng nằm bên bờ Hồng Hải. Nàng hãy cùng người yêu nhảy lên lưng nó. Chim ưng sẽ đưa cả hai vượt biển về nhà. Đây ta cho nàng một hạt dẻ. Tới giữa bể nàng ném hạt dẻ xuống, hạt nảy mầm ngay và một cây dẻ cổ thụ mọc từ dưới nước lên. Chim sẽ đậu trên ngọn cây để nghỉ, vì chim không đủ sức bay một mạch vào đất liền. Nếu nàng quên vứt hạt dẻ xuống biển thì chim không có chỗ dừng chân nghỉ, nó sẽ thả cả hai vợ chồng rơi xuống biển.
Tới Hồng Hải nàng thấy mọi việc xảy ra đúng như lời gió đêm nói. Nàng đến bên bụi sậy, đếm đến cây sậy thứ mười một thì cắt. Nàng vung sậy lên đánh rồng. Sư tử xông tới nữa, quả thật rồng thua. Lập tức cả sư tử lẫn rồng đều hiện nguyên hình thành người.
Công chúa bị phù phép thành rồng được giải thoát lại hiện nguyên hình thành người, liền nắm ngay tay hoàng tử kéo lên cưỡi chim ưng bay mất.
Cô gái đáng thương bị bỏ rơi, nàng chỉ còn biết ngồi khóc.
Mãi sau nàng mới lấy lại được can đảm và lẩm bẩm:
- Gió thổi xa tới đâu, ta đi tới đó, chừng nào gà còn gáy, ta còn đi. Ta quyết chí tìm cho được chàng mới thôi.
Nàng lại tiếp tục lên đường. Đi hoài, đi mãi, cuối cùng nàng tới được lâu đài là nơi hoàng tử và công chúa ở. Nàng nghe nói hình như hai người sắp tổ chức lễ cưới. Nàng nói:
- Lạy trời giúp con nữa!
Nàng mở chiếc hộp mà mặt trời đã cho thì thấy trong hộp có một chiếc áo sáng lóng lánh như ánh mặt trời vậy. Nàng lấy áo ra mặc và đi vào lâu đài. Tất cả mọi người đứng đó, kể cả cô dâu đều trố mắt ra nhìn. Cô dâu ưng chiếc áo quá, nghĩ bụng, giá đó là chiếc áo cưới của mình thì hay biết bao, công chúa hỏi nàng có bán áo không. Nàng trả lời:
- Tiền của tôi không cần, nhưng đổi lấy gì bằng xương bằng thịt thì đổi.
Cô dâu hỏi nàng, như thế có nghĩa là thế nào. Lúc đó nàng nói:
- Tôi xin ở một đêm trong phòng chú rể.
Thực lòng thì cô dâu không muốn vậy, nhưng vì lại muốn có áo đẹp nên cuối cùng cũng ưng thuận. Cô dâu dặn người hầu cận lén cho hoàng tử uống một liều thuốc ngủ.
Đêm đã khuya, khi chàng trai trẻ kia ngủ đã say nàng mới được dẫn vào phòng. Ngồi bên giường nàng kể:
- Bảy năm nay em luôn luôn theo dấu chân chàng. Em đi tìm mặt trời, mặt trăng và gió bốn phương để hỏi tin chàng và đã giúp chàng đánh thắng con rồng. Phải chăng chàng đã hoàn toàn quên em?
Nhưng hoàng tử ngủ say mê mệt, chỉ cảm thấy như có tiếng gió rì rào đung đưa cành lá những cây thông cao vút ngoài trời.
Khi trời mới hửng sáng người ta dẫn nàng ra khỏi phòng và nàng phải đưa chiếc áo vàng. Mất công vô ích, lòng buồn rầu nàng ra cánh đồng ngồi khóc nức nở. Đang ngồi khóc chợt nàng nhớ đến quả trứng của mặt trăng cho. Nàng đập trứng, một con gà mái mẹ và mười hai con gà con bằng vàng chui ra, lũ gà con chạy lăng xăng đó đây, kêu chiếp chiếp, rồi lại rúc vào cánh mẹ, có lẽ trên đời này không có gì nom đẹp mắt bằng cảnh gà mẹ gà con. Nàng đứng dậy, xua đàn gà đi trên cánh đồng cỏ, một lúc lâu sau công chúa đứng bên cửa sổ nhìn thấy. Đám gà con nom thật dễ thương, công chúa thích quá, liền xuống hỏi mua. Cô gái trả lời:
- Tiền của tôi không cần, nhưng đổi lấy gì bằng xương bằng thịt thì đổi. Tôi xin ở một đêm nữa trong phòng chú rể.
Cô dâu bằng lòng và lại muốn đánh lừa như tối hôm trước. Nhưng đêm nay, trước khi lên giường đi ngủ hoàng tử hỏi người hầu rằng tiếng thì thầm và rì rào đêm trước là cái gì. Lúc đó người hầu kể rằng hắn phải cho chàng uống thuốc ngủ vì sẽ có một cô gái đáng thương lẻn vào ngủ trong phòng, và đêm nay hắn cũng phải cho chàng uốn một liều thuốc ngủ nữa. Hoàng tử dặn hắn:
- Đêm nay ngươi hãy đổ liều thuốc ngủ xuống bên giường ta.
Đêm đến, nàng lại được dẫn vào phòng. Nàng vừa mới bắt đầu kể lại cuộc tình duyên đau khổ của mình thì chàng nhận ngay ra giọng nói người vợ hiền của mình. Chàng nhổm ngay dậy kêu lên:
- Bây giờ anh mới thật sự được giải thoát, anh đã sống như trong mơ vì anh đã bị một công chúa xa lạ phù phép để anh lãng quên nàng. Thật là trời có mắt, đã giúp anh qua khỏi cơn mộng mị thật đúng lúc.
Thế rồi ngay đêm ấy chàng và nàng lén ra khỏi lâu đài vì họ sợ phép phù thủy của cô công chúa xa lạ kia. Hai người cưỡi chim ưng thần, chim đưa hai người vượt bể Hồng Hải, tới giữa biển khơi nàng thả hạt dẻ xuống biển, ngay sau đó mọc lên một cây dẻ khổng lồ trên mặt biển. Chim đậu ngay trên ngọn cây nghỉ. Rồi chim đưa họ về nhà, họ gặp lại con, đứa con bây giờ đã là một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Từ đó họ sống sung sướng bên nhau tới khi tóc bạc răng long.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein Mann, der hatte eine große Reise vor, und beim Abschied fragte er seine drei Töchter, was er ihnen mitbringen sollte. Da wollte die älteste Perlen, die zweite wollte Diamanten, die dritte aber sprach: "Lieber Vater, ich wünsche mir ein singendes, springendes Löweneckerchen (Lerche)." Der Vater sagte: "Ja, wenn ich es kriegen kann, sollst du es haben," küsste alle drei und zog fort. Als nun die Zeit kam, dass er wieder auf dem Heimweg war, so hatte er Perlen und Diamanten für die ältesten gekauft, aber das singende, springende Löweneckerchen für die Jüngste hatte er umsonst aller Orten gesucht, und das tat ihm leid, denn sie war sein liebstes Kind.
Da führte ihn der Weg durch einen Wald, und mitten darin war ein prächtiges Schloss, und nah am Schloss stand ein Baum, ganz oben auf der Spitze des Baums aber sah er ein Löweneckerchen singen und springen. "Ei, du kommst mir gerade recht" sagte er ganz vergnügt und rief seinem Diener, er sollte hinaufsteigen und das Tierchen fangen. Wie er aber zu dem Baum trat, sprang ein Löwe darunter auf, schüttelte sich und brüllte, dass das Laub an den Bäumen zitterte. "Wer mir mein singendes, springendes Löweneckerchen stehlen will," rief er, "den fresse ich auf!" Da sagte der Mann: "Ich habe nicht gewusst, dass der Vogel dir gehört, ich will mein Unrecht wieder gutmachen und mich mit schwerem Gelde loskaufen: lass mir nur das Leben!" Der Löwe sprach: "Dich kann nichts retten, als wenn du mir zu eigen versprichst, was dir daheim zuerst begegnet; willst du das aber tun, so schenke ich dir das Leben und den Vogel für deine Tochter obendrein." Der Mann aber weigerte sich und sprach: "Das könnte meine jüngste Tochter sein, die hat mich am liebsten und läuft mir immer entgegen, wenn ich nach Haus komme." Dem Diener aber war angst, und er sagte: "Muss Euch denn gerade Eure Tochter begegnen, es könnte ja auch eine Katze oder ein Hund sein." Da ließ sich der Mann überreden, nahm das singende, springende Löweneckerchen und versprach dem Löwen zu eigen, was ihm daheim zuerst begegnen würde.
Wie er daheim anlangte und in sein Haus eintrat, war das erste, was ihm begegnete, niemand anders als seine jüngste, liebste Tochter: Die kam gelaufen, küsste und herzte ihn, und als sie sah, dass er ein singendes, springendes Löweneckerchen mitgebracht hatte, war sie außer sich vor Freude. Der Vater aber konnte sich nicht freuen, sondern fing an zu weinen und sagte: "Mein liebstes Kind, den kleinen Vogel habe ich teuer gekauft, ich habe dich dafür einem wilden Löwen versprechen müssen, und wenn er dich hat, wird er dich zerreißen und fressen," und erzählte ihr da alles wie es zugegangen war, und bat sie, nicht hinzugehen, es möchte auch kommen, was da wolle. Sie tröstete ihn aber und sprach: "Liebster Vater, was Ihr versprochen habt, muss auch gehalten werden: Ich will hingehen und will den Löwen schon besänftigen, dass ich wieder gesund zu Euch komme."
Am andern Morgen ließ sie sich den Weg zeigen, nahm Abschied und ging getrost in den Wald hinein. Der Löwe aber war ein verzauberter Königssohn und war bei Tag ein Löwe, und mit ihm wurden alle seine Leute Löwen, in der Nacht aber hatten sie ihre natürliche menschliche Gestalt. Bei ihrer Ankunft ward sie freundlich empfangen und in das Schloss geführt. Als die Nacht kam, war er ein schöner Mann, und die Hochzeit ward mit Pracht gefeiert. Sie lebten vergnügt miteinander, wachten in der Nacht und schliefen am Tag.
Zu einer Zeit kam er und sagte: "Morgen ist ein Fest in deines Vaters Haus, weil deine älteste Schwester sich verheiratet, und wenn du Lust hast hinzugehen, so sollen dich meine Löwen hinführen." Da sagte sie, ja, sie möchte gerne ihren Vater wiedersehen, fuhr hin und ward von den Löwen begleitet. Da war große Freude, als sie ankam, denn sie hatten alle geglaubt, sie wäre von dem Löwen zerrissen worden und schon lange nicht mehr am Leben. Sie erzählte aber, was sie für einen schönen Mann hätte und wie gut es ihr ginge, und blieb bei ihnen, so lang die Hochzeit dauerte, dann fuhr sie wieder zurück in den Wald. Wie die zweite Tochter heiratete und sie wieder zur Hochzeit eingeladen war, sprach sie zum Löwen: "Diesmal will ich nicht allein sein, du musst mitgehen!" Der Löwe aber sagte, das wäre zu gefährlich für ihn, denn wenn dort der Strahl eines brennenden Lichts ihn berührte, so würde er in eine Taube verwandelt und müsste sieben Jahre lang mit den Tauben fliegen. "Ach," sagte sie, "geh nur mit mir! Ich will dich schon hüten und vor allem Licht bewahren." Also zogen sie zusammen und nahmen auch ihr kleines Kind mit. Sie ließ dort einen Saal mauern, so stark und dick, dass kein Strahl durchdringen konnte, darin sollt' er sitzen, wann die Hochzeitslichter angesteckt würden. Die Tür aber war von frischem Holz gemacht, das sprang und bekam einen kleinen Ritz, den kein Mensch bemerkte. Nun ward die Hochzeit mit Pracht gefeiert, wie aber der Zug aus der Kirche zurückkam mit den vielen Fackeln und Lichtern an dem Saal vorbei, da fiel ein haarbreiter Strahl auf den Königssohn, und wie dieser Strahl ihn berührt hatte, in dem Augenblick war er auch verwandelt, und als sie hineinkam und ihn suchte, sah sie ihn nicht, aber es saß da eine weiße Taube. Die Taube sprach zu ihr: "Sieben Jahr muss ich in die Welt fortfliegen; alle sieben Schritte aber will ich einen roten Blutstropfen und eine weiße Feder fallen lassen, die sollen dir den Weg zeigen, und wenn du der Spur folgst, kannst du mich erlösen."
Da flog die Taube zur Tür hinaus, und sie folgte ihr nach, und alle sieben Schritte fiel ein rotes Blutströpfchen und ein weißes Federchen herab und zeigte ihr den Weg. So ging sie immerzu in die weite Welt hinein und schaute nicht um sich und ruhte nicht, und waren fast die sieben Jahre herum: Da freute sie sich und meinte, sie wären bald erlöst, und war noch so weit davon. Einmal, als sie so fortging, fiel kein Federchen mehr und auch kein rotes Blutströpfchen, und als sie die Augen aufschlug, so war die Taube verschwunden. Und weil sie dachte: Menschen können dir da nicht helfen, so stieg sie zur Sonne hinauf und sagte zu ihr: "Du scheinst in alle Ritzen und über alle Spitzen, hast du keine weiße Taube fliegen sehen?" - "Nein," sagte die Sonne, "ich habe keine gesehen, aber da schenk ich dir ein Kästchen, das mach auf, wenn du in großer Not bist." Da dankte sie der Sonne und ging weiter, bis es Abend war und der Mond schien, da fragte sie ihn: "Du scheinst ]a die ganze Nacht und durch alle Felder und Wälder, hast du keine weiße Taube fliegen sehen?" - "Nein," sagte der Mond, "ich habe keine gesehen, aber da schenk ich dir ein Ei, das zerbrich, wenn du in großer Not bist." Da dankte sie dem Mond und ging weiter, bis der Nachtwind herankam und sie anblies. Da sprach sie zu ihm: "Du wehst ja über alle Bäume und unter allen Blättern weg, hast du keine weiße Taube fliegen sehen?" - "Nein," sagte der Nachtwind, "ich habe keine gesehen, aber ich will die drei andern Winde fragen, die haben sie vielleicht gesehen." Der Ostwind und der Westwind kamen und hatten nichts gesehen, der Südwind aber sprach: "Die weiße Taube habe ich gesehen, sie ist zum Roten Meer geflogen, da ist sie wieder ein Löwe geworden, denn die sieben Jahre sind herum, und der Löwe steht dort im Kampf mit einem Lindwurm, der Lindwurm ist aber eine verzauberte Königstochter." Da sagte der Nachtwind zu ihr: "Ich will dir Rat geben, geh zum Roten Meer, am rechten Ufer da stehen große Ruten, die zähle, und die elfte schneid ab und schlag den Lindwurm damit, dann kann ihn der Löwe bezwingen, und beide bekommen auch ihren menschlichen Leib wieder. Hernach schau dich um, und du wirst den Vogel Greif sehen, der am Roten Meer sitzt, schwing dich mit deinem Liebsten auf seinen Rücken; der Vogel wird euch übers Meer nach Haus tragen. Da hast du auch eine Nuss, wenn du mitten über dem Meere bist, lass sie herabfallen, alsbald wird sie aufgehen, und ein großer Nussbaum wird aus dem Wasser hervor wachsen, auf dem sich der Greif ausruht; und könnte er nicht ruhen, so wäre er nicht stark genug, euch hinüberzutragen. Und wenn du vergisst, die Nuss herab zuwerfen, so lässt er euch ins Meer fallen."
Da ging sie hin und fand alles, wie der Nachtwind gesagt hatte. Sie zahlte die Ruten am Meer und schnitt die elfte ab, damit schlug sie den Lindwurm, und der Löwe bezwang ihn; alsbald hatten beide ihren menschlichen Leib wieder. Aber wie die Königstochter, die vorher ein Lindwurm gewesen war, vom Zauber frei war, nahm sie den Jüngling in den Arm, setzte sich auf den Vogel Greif und führte ihn mit sich fort. Da stand die arme Weitgewanderte und war wieder verlassen und setzte sich nieder und weinte. Endlich aber ermutigte sie sich und sprach: "Ich will noch so weit gehen, als der Wind weht und so lange als der Hahn kräht, bis ich ihn finde." Und ging fort lange, lange Wege, bis sie endlich zu dem Schloss kam, wo beide zusammen lebten. Da hörte sie, dass bald ein Fest wäre, wo sie Hochzeit miteinander machen wollten. Sie sprach aber: "Gott hilft mir noch," und öffnete das Kästchen, das ihr die Sonne gegeben hatte, da lag ein Kleid darin, so glänzend wie die Sonne selber. Da nahm sie es heraus und zog es an und ging hinauf in das Schloss und alle Leute und die Braut selber sahen sie mit Verwunderung an. Und das Kleid gefiel der Braut so gut, dass sie dachte, es könnte ihr Hochzeitskleid geben, und fragte, ob es nicht feil wäre. "Nicht für Geld und Gut," antwortete sie," aber für Fleisch und Blut." Die Braut fragte, was sie damit meinte. Da sagte sie: "Lasst mich eine Nacht in der Kammer schlafen, wo der Bräutigam schläft." Die Braut wollte nicht und wollte doch gerne das Kleid haben, endlich willigte sie ein, aber der Kammerdiener musste dem Königssohn einen Schlaftrunk geben. Als es nun Nacht war und der Jüngling schon schlief, ward sie in die Kammer geführt. Da setzte sie sich ans Bett und sagte: "Ich bin dir nachgefolgt sieben Jahre, bin bei Sonne und Mond und bei den vier Winden gewesen und habe nach dir gefragt und habe dir geholfen gegen den Lindwurm; willst du mich denn ganz vergessen?" Der Königssohn aber schlief so hart, dass es ihm nur vorkam, als rauschte der Wind draußen in den Tannenbäumen. Wie nun der Morgen anbrach, da ward sie wieder hinausgeführt und musste das goldene Kleid hingeben. Und als auch das nichts geholfen hatte, ward sie traurig, ging hinaus auf eine Wiese, setzte sich da hin und weinte. Und wie sie so saß, da fiel ihr das Ei noch ein, das ihr der Mond gegeben hatte. Sie schlug es auf, da kam eine Glucke heraus mit zwölf Küchlein ganz von Gold, die liefen herum und piepten und krochen der Alten wieder unter die Flügel, so dass nichts Schöneres auf der Welt zu sehen war. Da stand sie auf, trieb sie auf der Wiese vor sich her, so lange, bis die Braut aus dem Fenster sah, und da gefielen ihr die kleinen Küchlein so gut, dass sie gleich herabkam und fragte, ob sie nicht feil wären. "Nicht für Geld und Gut, aber für Fleisch und Blut; lasst mich noch eine Nacht in der Kammer schlafen wo der Bräutigam schläft!" Die Braut sagte ja und wollte sie betrügen wie am vorigen Abend. Als aber der Königssohn zu Bett ging, fragte er seinen Kammerdiener, was das Murmeln und Rauschen in der Nacht gewesen sei. Da erzählte der Kammerdiener alles, dass er ihm einen Schlaftrunk hätte geben müssen, weil ein armes Mädchen heimlich in der Kammer geschlafen hätte, und heute Nacht sollte er ihm wieder einen geben! Sagte der Königssohn: "Gieß den Trank neben das Bett!" Zur Nacht wurde sie wieder hereingeführt und als sie anfing zu erzählen, wie es ihr traurig ergangen wäre, da erkannte er gleich an der Stimme seine liebe Gemahlin, sprang auf und rief: "Jetzt bin ich erst recht erlöst, mir ist gewesen wie in einem Traum, denn die fremde Königstochter hatte mich bezaubert dass ich dich vergessen musste, aber Gott hat noch zu rechter Stunde die Betörung von mir genommen." Da gingen sie beide in der Nacht heimlich aus dem Schloss, denn sie fürchteten sich vor dem Vater der Königstochter, der ein Zauberer war, und setzten sich auf den Vogel Greif, der trug sie über das Rote Meer, und als sie in der Mitte waren, ließ sie die Nuss fallen. Alsbald wuchs ein großer Nussbaum, darauf ruhte sich der Vogel und dann führte er sie nach Haus, wo sie ihr Kind fanden, das war groß und schön geworden, und sie lebten von nun an vergnügt bis an ihr Ende.