Ngày xửa ngày xưa, khi Chúa còn sống chung với con người ở dưới trần gian. Một hôm, Người chưa về tới nhà thì trời đã sập tối. Trong lúc mệt mỏi, Người đứng trước hai căn nhà đối diện nhau, một căn thì to và đẹp, còn căn kia nhỏ bé, xấu xí. Căn nhà to đẹp là của người giàu, còn căn nhỏ bé kia là của người nghèo. Người nghĩ: "Ta phải năn nỉ người giàu để ngủ qua đêm vậy!."
Khi nghe tiếng gõ cửa, người giàu mở cửa sổ ra ngó và hỏi người lạ cần gì. Chúa đáp:
- Cho tôi xin ngủ qua đêm.
Người giàu liếc nhìn người lữ hành từ đầu tới chân. Vì Chúa ăn mặc giản dị và không có nhiều tiền rủng rẻng trong túi, người giàu lắc đầu nói:
- Nhà tôi chất đầy lương thực, nên không còn chỗ cho người ngủ nhờ. Nếu ai gõ cửa xin ngủ nhờ cũng cho thì tôi cũng chỉ còn cách chống gậy đi ăn xin. Đi tìm chỗ khác mà ngủ nhờ!
Người giàu đóng cửa sổ để mặc cho người lạ đứng ngoài. Chúa đành quay sang nhà đối diện. Vừa mới gõ cửa thì người nghèo đã kéo then mở cửa và mời người lữ hành vào nhà. Anh ta nói:
- Tối nay ở lại nhà tôi nhé. Trời tối đen như mực thế này thì làm sao đi tiếp được nữa.
Chúa cảm thấy nhẹ nhõm, hài lòng và bước vào nhà. Vợ chủ nhà đon đả ra chào khách và nói, ông cứ tự nhiên coi như ở nhà mình, vợ chồng tuy nghèo, nhưng sẵn lòng mời khách những gì có trong nhà. Rồi chủ nhà đặt nồi nấu khoai tây, vợ đi vắt sữa dê để cả chủ lẫn khách có sữa uống. Thức ăn dọn lên bàn, khách ngồi chung với chủ nhà ăn tối, tuy bữa ăn đạm bạc nhưng khách ăn rất ngon miệng, vì chủ nhà rất niềm nở với khách. Ăn xong, trước khi đi ngủ, vợ nói với chồng:
- Tối nay mình giành giường cho khách. Ta trải rơm nằm tạm đêm nay. Khách đi cả ngày nên chắc đã thấm mệt.
Chồng bảo:
- Anh thấy cũng nên hiếu khách như vậy.
Rồi chồng lại nói với khách, rằng khách tối nay có thể ngủ ở giường cho giãn xương giãn cốt. Khách nói không muốn như vậy mà chỉ muốn nằm ở ổ rơm. Hai vợ chồng chủ nhà không đồng ý. Cuối cùng khách đành nằm giường theo ý của chủ nhà, còn vợ chồng chủ nhà thì trải rơm ngủ. Hôm sau, chủ nhà dậy sớm nấu cho khách một bữa ăn sáng ngon miệng. Khách dậy lúc ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ. Cả chủ lẫn khách cùng ngồi ăn sáng. Ăn xong, khách định lên đường. Ra tới cửa thì khách quay lại nói:
- Ông bà thật tốt bụng, ông bà có được ba điều ước, tôi sẽ giúp ông bà thực hiện ba điều ước.
Chủ nhà nói:
- Tôi chỉ mong suốt đời được thanh thản, có nghĩa là hàng ngày đủ ăn, mạnh khỏe. Tôi cũng chẳng biết dùng điều ước thứ ba vào việc gì.
Khách nói:
- Ông muốn có một căn nhà mới không để thay cho túp lều này.
Chủ nhà đáp:
- Ối dào, lại được một căn nhà mới thì còn gì bằng!
Chúa ban phước cho vợ chồng chủ nhà, khi nhìn thấy họ ở trong căn nhà mới thì Chúa lên đường.
Sau khi ngủ cho đã mắt, người nhà giàu kia thức dậy nhìn ra ngoài qua cửa sổ thì thấy không còn túp lều, trước mắt ông là một căn nhà mới khang trang lợp ngói đỏ. Ông mở to mắt ngắm và gọi vợ lại nói:
- Bà thử nghĩ xem, đúng là chuyện lạ trên đời. Hôm qua chỉ là túp lều, qua đêm tới sáng đã là một căn nhà khang trang đẹp đẽ. Phải sang hỏi họ mới được!
Vợ người nhà giàu chạy sang gặng hỏi vợ chồng nhà nghèo sao lại được như vậy. Người chồng kể:
- Tối qua có một khách bộ hành tới xin ngủ qua đêm, lúc chia tay sáng nay, người khách ấy cho chúng tôi ba điều ước: sống thanh thản, hàng ngày đủ ăn và luôn luôn mạnh khỏe. Rồi còn cho chúng tôi căn nhà mới khang trang này thay cho túp lều cũ.
Vợ người nhà giàu chạy ngay về nhà và kể cho chồng nghe đầu đuôi câu chuyện. Người chồng bảo:
- Đúng là tôi đáng bị trừng phạt! Giá như mà biết trước nhỉ? Người khách ấy trước đó có tới cổng nhà mình xin ngủ qua đêm, thế mà mình lại từ chối.
Vợ khuyên:
- Nhanh chân lên nào, lên ngựa chắc còn đuổi kịp người khách lạ ấy để xin ba điều ước!
Người nhà giàu vội lên ngựa và đuổi theo kịp người khách lạ. Ông ta ăn nói dịu dàng, rằng ông rất lấy làm tiếc là khi tìm được chìa khóa để mở cổng thì không thấy khách đâu nữa. Ông xin mời khách khi quay trở lại thì ngủ ở nhà mình. Người khách lạ nói:
- Khi nào quay trở lại, tôi sẽ ngủ ở nhà ông.
Người nhà giàu hỏi liệu mình có được ba điều ước như người hàng xóm không. Người khách lạ nói chắc chắn là được, nhưng tốt nhất là đừng có ước một cái gì cả. Người nhà giàu nghĩ bụng, mình phải suy tính xem cái gì mang lại giàu có và mong nó biến thành hiện thực. Giữa lúc đó người khách lạ nói:
- Cứ lên ngựa về nhà, những điều ước sẽ trở thành hiện thực.
Giờ đây người giàu có được ba điều ước, anh phi ngựa về nhà, trên đường về trong lúc anh mải suy nghĩ nên ước những gì nên nới lỏng dây cương. Vì thế con ngựa thỉnh thoảng nhảy chồm chồm làm cho anh ta không sao nghĩ được những gì mình muốn ước, anh lấy tay vỗ lưng ngựa và bảo: "Liese, ngoan nào!." Chàng vừa nói xong thì ngựa lại nhảy chồm chồm. Bực mình, chàng buộc miệng nói:
- Ta mong ngươi ngã gãy cổ.
Lập tức ngựa lăn ra đất và chết thẳng cẳng. Và như thế là điều ước thứ nhất đã được thực hiện. Vốn tính keo kiệt, anh lấy dao cắt yên khỏi ngựa và đeo yên ngựa vào lưng và đi bộ. Anh tự an ủi mình:
- Mình cũng còn hai điều ước nữa!
Trời nắng chang chang lại đi trên cát nóng, lại bị yên ngựa tì nặng trên lưng nên chàng nghĩ vẩn vơ:
- Ước gì mình có nhiều châu báu đến mức có thể trang hoàng nhà mình theo ý muốn.
Rồi chàng lại nghĩ:
- Giá mình là một nông dân vùng Bayer có ba điều ước, thì mình ước sao có bia uống cho đỡ khát, ước uống bao nhiêu cũng có và ước sao lại có sẵn một thùng dự trữ.
Rồi bất chợt chàng nghĩ tới người vợ đang ngồi ăn một mình ở nhà trong khi chàng đang đi dưới trời nắng nóng, chẳng còn suy tính gì, chàng buột miệng nói:
- Ước gì cô ta cứ phải ngồi trên chiếc yên ngựa và thế là mình thoát được cảnh phải đeo chiếc yên ngựa trên lưng!
Vừa nói xong thì chiếc yên ngựa biến mất và ngay lúc ấy chàng biết là điều ước thứ hai đã được thực hiện. Chàng tiếp tục đi dưới trời nắng chang chang, trong lòng chàng chỉ mong sao mau về tới nhà để ngồi nghĩ điều ước thứ ba. Tới nhà, chàng mở cửa thì thấy vợ ngồi như dính chặt vào yên ngựa, mồm thì càu nhàu ta thán. Chàng nói:
- Cứ yên tâm đi, cứ ngồi yên đó, anh sẽ ước chúng ta giàu nứt đố đổ vách.
Vợ bực mình la mắng và bảo chồng là đồ dê đực, rồi nói:
- Giàu có cũng chẳng giúp ích gì khi cứ phải ngồi dính chặt trên yên ngựa như thế này. Anh đã ước để tôi ngồi thế này thì giờ phải tìm cách đỡ tôi ra khỏi cảnh ngồi này!
Chẳng còn cách nào khác là phải nói điều ước thứ ba. Khi chàng vừa nói xong, thì vợ bước được ra khỏi yên ngựa. Và như thế là điều ước thứ ba đã được thực hiện. Chẳng được gì ngoài bực tức, mệt nhọc, ngựa chết. Người nghèo kia sống trong sung túc, an bình tới khi khuất núi.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Vor alten Zeiten, als der liebe Gott noch selber auf Erden unter den Menschen wandelte, trug es sich zu, daß er eines Abends müde war und ihn die Nacht überfiel, bevor er zu einer Herberge kommen konnte. Nun standen auf dem Weg vor ihm zwei Häuser einander gegenüber, das eine groß und schön, das andere klein und ärmlich anzusehen, und gehörte das große einem reichen, das kleine einem armen Manne. Da dachte unser Herrgott 'dem Reichen werde ich nicht beschwerlich fallen: bei ihm will ich übernachten.' Der Reiche, als er an seine Türe klopfen hörte, machte das Fenster auf und fragte den Fremdling, was er suche. Der Herr antwortete 'ich bitte um ein Nachtlager.' Der Reiche guckte den Wandersmann von Haupt bis zu den Füßen an, und weil der liebe Gott schlichte Kleider trug und nicht aussah wie einer, der viel Geld in der Tasche hat, schüttelte er mit dem Kopf und sprach 'ich kann Euch nicht aufnehmen, meine Kammern liegen voll Kräuter und Samen, und sollte ich einen jeden beherbergen, der an meine Tür klopft, so könnte ich selber den Bettelstab in die Hand nehmen. Sucht Euch anderswo ein Auskommen.' Schlug damit sein Fenster zu und ließ den lieben Gott stehen. Also kehrte ihm der liebe Gott den Rücken und ging hinüber zu dem kleinen Haus. Kaum hatte er angeklopft, so klinkte der Arme schon sein Türchen auf und bat den Wandersmann einzutreten. 'Bleibt die Nacht über bei mir,' sagte er, 'es ist schon finster, und heute könnt Ihr doch nicht weiterkommen.' Das gefiel dem lieben Gott, und er trat zu ihm ein. Die Frau des Armen reichte ihm die Hand, hieß ihn willkommen und sagte, er möchte sichs bequem machen und vorlieb nehmen, sie hätten nicht viel, aber was es wäre, gäben sie von Herzen gerne. Dann setzte sie Kartoffeln ans Feuer, und derweil sie kochten, melkte sie ihre Ziege, damit sie ein wenig Milch dazu hätten. Und als der Tisch gedeckt war, setzte sich de r liebe Gott nieder und aß mit ihnen, und schmeckte ihm die schlechte Kost gut, denn es waren vergnügte Gesichter dabei. Nachdem sie gegessen hatten und Schlafenszeit war, rief die Frau heimlich ihren Mann und sprach 'hör, lieber Mann, wir wollen uns heute nacht eine Streu machen, damit der arme Wanderer sich in unser Bett legen und ausruhen kann: er ist den ganzen Tag über gegangen, da wird einer müde.' 'Von Herzen gern,' antwortete er, 'ich wills ihm anbieten,' ging zu dem lieben Gott und bat ihn, wenns ihm recht wäre, möchte er sich in ihr Bett legen und seine Glieder ordentlich ausruhen. Der liebe Gott wollte den beiden Alten ihr Lager nicht nehmen, aber sie ließen nicht ab, bis er es endlich tat und sich in ihr Bett legte: sich selbst aber machten sie eine Streu auf die Erde. Am andern Morgen standen sie vor Tag schon auf und kochten dem Gast ein Frühstück, so gut sie es hatten. Als nun die Sonne durchs Fensterlein schien und der liebe Gott aufgestanden war, aß er wieder mit ihnen und wollte dann seines Weges ziehen. Als er in der Türe stand, kehrte er sich um und sprach 'weil ihr so mitleidig und fromm seid, so wünscht euch dreierlei, das will ich euch erfüllen.' Da sagte der Arme 'was soll ich mir sonst wünschen als die ewige Seligkeit, und daß wir zwei, solang wir leben, gesund dabei bleiben und unser notdürftiges tägliches Brot haben; fürs dritte weiß ich mir nichts zu wünschen.' Der liebe Gott sprach 'willst du dir nicht ein neues Haus für das alte wünschen?, 'O ja,' sagte der Mann, 'wenn ich das auch noch erhalten kann, so wär mirs wohl lieb.' Da erfüllte der Herr ihre Wünsche, verwandelte ihr altes Haus in ein neues, gab ihnen nochmals seinen Segen und zog weiter.
Es war schon voller Tag, als der Reiche aufstand. Er legte sich ins Fenster und sah gegenüber ein neues reinliches Haus mit roten Ziegeln, wo sonst eine alte Hütte gestanden hatte. Da machte er große Augen, rief seine Frau herbei und sprach 'sag mir, was ist geschehen? Gestern abend stand noch die alte elende Hütte, und heute steht da ein schönes neues Haus. Lauf hinüber und höre, wie das gekommen ist.' Die Frau ging und fragte den Armen aus: er erzählte ihr 'gestern abend kam ein Wanderer, der suchte Nachtherberge, und heute morgen beim Abschied hat er uns drei Wünsche gewährt, die ewige Seligkeit, Gesundheit in diesem Leben und das notdürftige tägliche Brot dazu, und zuletzt noch statt unserer alten Hütte ein schönes neues Haus.' Die Frau des Reichen lief eilig zurück und erzählte ihrem Manne, wie alles gekommen war. Der Mann sprach 'ich möchte mich zerreißen und zerschlagen: hätte ich das nur gewußt! der Fremde ist zuvor hier gewesen und hat bei uns übernachten wollen, ich habe ihn aber abgewiesen.' 'Eil dich,' sprach die Frau, 'und setze dich auf dein Pferd, so kannst du den Mann noch einholen, und dann mußt du dir auch drei Wünsche gewähren lassen.'
Der Reiche befolgte den guten Rat, jagte mit seinem Pferd davon und holte den lieben Gott noch ein. Er redete fein und lieblich und bat' er möchts nicht übelnehmen, daß er nicht gleich wäre eingelassen worden, er hätte den Schlüssel zur Haustüre gesucht, derweil wäre er weggegangen: wenn er des Weges zurückkäme, müßte er bei ihm einkehren. 'Ja,' sprach der liebe Gott, 'wenn ich einmal zurückkomme, will ich es tun.' Da fragte der Reiche, ob er nicht auch drei Wünsche tun dürfte wie sein Nachbar. Ja, sagte der liebe Gott, das dürfte er wohl, es wäre aber nicht gut für ihn, und er sollte sich lieber nichts wünschen. Der Reiche meinte, er wollte sich schon etwas aussuchen, das zu seinem Glück gereiche, wenn er nur wüßte, daß es erfüllt würde. Sprach der liebe Gott 'reit heim, und drei Wünsche, die du tust, die sollen in Erfüllung gehen.'
Nun hatte der Reiche, was er verlangte, ritt heimwärts und fing an nachzusinnen, was er sich wünschen sollte. Wie er sich so bedachte und die Zügel fallen ließ, fing das Pferd an zu springen, so daß er immerfort in seinen Gedanken gestört wurde und sie gar nicht zusammenbringen konnte. Er klopfte ihm an den Hals und sagte 'sei ruhig, Liese,' aber das Pferd machte aufs neue Männerchen. Da ward er zuletzt ärgerlich und rief ganz ungeduldig 'so wollt ich, daß du den Hals zerbrächst!' Wie er das Wort ausgesprochen hatte, plump, fiel er auf die Erde, und lag das Pferd tot und regte sich nicht mehr; damit war der erste Wunsch erfüllt. Weil er aber von Natur geizig war, wollte er das Sattelzeug nicht im Stich lassen, schnitts ab, hings auf seinen Rücken, und mußte nun zu Fuß gehen. 'Du hast noch zwei Wünsche übrig,' dachte er und tröstete sich damit. Wie er nun langsam durch den Sand dahinging und zu Mittag die Sonne heiß brannte, wards ihm so warm und verdrießlich zumut, der Sattel drückte ihn auf den Rücken, auch war ihm noch immer nicht eingefallen, was er sich wünschen sollte. 'Wenn ich mir auch alle Reiche und Schätze der Welt wünsche,' sprach er zu sich selbst, 'so fällt mir hernach noch allerlei ein, dieses und jenes, das weiß ich im voraus, ich wills aber so einrichten, daß mir gar nichts mehr übrig zu wünschen bleibt.' Dann seufzte er und sprach 'ja, wenn ich der bayerische Bauer wäre, der auch drei Wünsche frei hatte, der wußte sich zu helfen, der wünschte sich zuerst recht viel Bier, und zweitens so viel Bier, als er trinken könnte, und drittens noch ein Faß Bier dazu.' Manchmal meinte er, jetzt hätte er es gefunden, aber hernach schiens ihm doch noch zu wenig. Da kam ihm so in die Gedanken, was es seine Frau jetzt gut hätte, die säße daheim in einer kühlen Stube und ließe sichs wohl schmecken. Das ärgerte ihn ordentlich, und ohne daß ers wußte, sprach er so hin 'ich wollte, die säße daheim auf dem Sattel und könnte nicht herunter, statt daß ich ihn da auf meinem Rücken schleppe.' Und wie das letzte Wort aus seinem Munde kam, so war der Sattel von seinem Rücken verschwunden, und er merkte, daß sein zweiter Wunsch auch in Erfüllung gegangen war. Da ward ihm erst recht heiß, er fing an zu laufen und wollte sich daheim ganz einsam in seine Kammer hinsetzen und auf etwas Großes für den letzten Wunsch sinnen. Wie er aber ankommt und die Stubentür aufmacht, sitzt da seine Frau mittendrin auf dem Sattel und kann nicht herunter, jammert und schreit. Da sprach er 'gib dich zufrieden, ich will dir alle Reichtümer der Welt herbeiwünschen, nur bleib da sitzen.' Sie schalt ihn aber einen Schafskopf und sprach 'was helfen mir alle Reichtümer der Welt, wenn ich auf dem Sattel sitze; du hast mich daraufgewünscht, du mußt mir auch wieder herunterhelfen.' Er mochte wollen oder nicht, er mußte den dritten Wunsch tun, daß sie vom Sattel ledig wäre und heruntersteigen könnte; und der Wunsch ward alsbald erfüllt. Also hatte er nichts davon als Ärger, Mühe, Scheltworte und ein verlornes Pferd: die Armen aber lebten vergnügt, still und fromm bis an ihr seliges Ende.