Ngày xưa có một chàng trai nông dân tên là Hans. Người anh họ muốn hỏi cho chàng một cô vợ giàu có. Anh ta bảo chàng lại ngồi bên bếp lò đang đỏ lửa. Rồi anh đi lấy một xoong sữa và rất nhiều bánh mì trắng, nhét vào tay Hans một đồng Heller mới rập bóng nhoáng và dặn:
- Này chú Hans ạ! Chú nắm tay giữ chặt đồng Heller này, nhớ bẻ vụn bánh mì trắng bỏ vào sữa, chú cứ ngồi đây đừng có đi đâu, chờ lúc tôi về đã.
Hans đáp:
- Vâng, tôi sẽ làm tất cả đúng như lời anh dặn.
Ông mối liền mặc một cái quần cũ kỹ vá hàng chục mảnh đi đến nhà chị nông dân giàu ở làng bên để thưa chuyện:
- Cô có bằng lòng lấy chú em họ tôi tên là Hans không? Thế nào cô cũng vừa ý với người chồng mình: chú ấy cần cù chịu khó, khôn ngoan lắm.
Vốn tính keo kiệt hám của nên bố chị ta liền hỏi:
- Chú ta có của cải gì không? Liệu chú ấy có của ăn của để không?
Ông mối đáp:
- Thưa bác, chú em họ tôi cũng khá giả, chú nó đang ngồi sưởi ấm bên lò, tay cầm một đồng xu mới nom đẹp làm sao, nhà chú ấy có của ăn của để, ruộng vườn nhiều không kém gì số miếng vá trên quần tôi đâu!
Rồi ông mối vỗ vào chiếc quần vá hàng chục mảnh của mình và nói tiếp:
- Nếu bác chịu khó cất công đi với tôi thì có thể trông thấy tận mắt là mọi điều đều đúng như lời tôi nói.
Bác keo kiệt không muốn lỡ dịp may nên nói ngay:
- Nếu quả chú ấy khá giả như vậy thì tôi thấy việc cưới xin như vậy là thuận cả đôi bên.
Đúng ngày hẹn lễ cưới được tổ chức. Khi cô dâu trẻ định ra đồng xem ruộng đất của chú rể thì chú liền cởi chiếc áo đẹp ra và khoác một chiếc tạp dề vá hàng chục mảnh vào, rồi nói:
- Anh sợ làm bẩn chiếc áo cưới đẹp này.
Hai người đi ra đồng. Dọc đường, mỗi lần có đồng nho hoặc ruộng lúa, rồi kế tiếp là đồng cỏ là Hans lại vỗ tay chỉ vào mảnh vá to hay nhỏ ở tạp dề của mình mà nói:
- Miếng này của tôi, cả miếng kia nữa, em có thấy không toàn là của cải của anh cả. Cứ nhìn thì thấy đấy!
Thực ra chú rể có ý bảo cô dâu khỏi phải mỏi mắt nhìn cánh đồng bao la, cứ nhìn cái tạp dề ấy, cái ấy mới chính là của riêng của chú rể.
- Thế bạn có dự đám cưới không đấy?
- Có chứ, tôi cũng có mặt trong buổi cưới, ăn mặc rất chỉnh tề, lịch sự. Đầu đội mũ tuyết, bỗng nhiên trời nắng chang chang làm tuyết tan ra nước. Áo tôi mặc dệt bằng sợi màng nhền nhện, tôi đi qua bụi cây bị gai móc hết. Tôi đi giầy thủy tinh, không may tôi đi vấp phải đá, và "choang"! Giầy vỡ làm đôi.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein junger Bauer, der hieß Hans, dem wollte sein Vetter gern eine reiche Frau werben. Da setzte er den Hans hinter den Ofen und ließ ihn gut einheizen. Dann holte er einen Topf Milch und eine gute Menge Weißbrot, gab ihm einen neugemünzten glänzenden Heller in die Hand und sprach 'Hans, den Heller da halt fest, und das Weißbrot, das brocke in die Milch, und bleib da sitzen, und geh mir nicht von der Stelle bis ich wiederkomme.' 'Ja,' sprach der Hans, 'das will ich alles ausrichten.' Nun zog der Werber ein paar alte verplackte Hosen an, ging ins andere Dorf zu einer reichen Bauerntochter und sprach 'wollt Ihr nicht meinen Vetter Hans heiraten? Ihr kriegt einen wackern und gescheiten Mann, der Euch gefallen wird.' Fragte der geizige Vater 'wie siehts aus mit seinem Vermögen? hat er auch was einzubrocken?' 'Lieber Freund,' antwortete der Werber, 'mein junger Vetter sitzt warm, hat einen guten schönen Pfennig in der Hand, und hat wohl einzubrocken. Er sollte auch nicht weniger Placken (wie man die Güter nannte) zählen als ich,' und schlug sich dabei auf seine geplackte Hose. 'Wollt Ihr Euch die Mühe nehmen, mit mir hinzugehen, soll Euch zur Stunde gezeigt werden, daß alles so ist, wie ich sage.' Da wollte der Geizhals die gute Gelegenheit nicht fahren lassen und sprach 'wenn dem so ist, so habe ich weiter nichts gegen die Heirat.' Nun ward die Hochzeit an dem bestimmten Tag gefeiert, und als die junge Frau ins Feld gehen und die Güter des Bräutigams sehen wollte, zog Hans erst sein sonntägliches Kleid aus und seinen verplackten Kittel an und sprach 'ich könnte mir das gute Kleid verunehren.' Da gingen sie zusammen ins Feld, und wo sich auf dem Weg der Weinstock abzeichnete, oder Äcker und Wiesen abgeteilt waren, deutete Hans mit dem Finger und schlug dann an einen großen oder kleinen Placken seines Kittels und sprach 'der Placken ist mein und jener auch, mein Schatz, schauet nur danach,' und wollte damit sag en, die Frau sollte nicht in das weite Feld gaffen, sondern auf sein Kleid schauen, das wäre sein eigen.
'Bist du auch auf der Hochzeit gewesen?, 'Jawohl bin ich darauf gewesen, und in vollem Staat. Mein Kopfputz war von Schnee, da kam die Sonne, und er ist mir abgeschmolzen; mein Kleid war von Spinneweb, da kam ich durch Dornen, die rissen mir es ab; meine Pantoffel waren von Glas, da stieß ich an einen Stein, da sagten sie klink! und sprangen entzwei.'