Chú Hans sung sướng


Hans in luck


Chú Hans đi làm thuê đã được bảy năm, trước lúc thôi việc trở về quê chú được chủ thưởng cho một khối vàng to bằng cái đầu của chú. Hans rút trong túi ra một chiếc khăn và bọc khối vàng đó lại, vác lên vai rồi lên đường về quê mẹ. Hanxơ đang lững thững đi, chân nọ nối gót chân kia thì gặp một người dáng nhanh nhẹn, đang hớn hở cưỡi một con ngựa phóng tới. Hanxơ nói bô bô:
- Chà, chẳng có gì thú vị bằng cưỡi ngựa; ngồi trên mình ngựa khác gì ngồi trên ghế nệm, chẳng vấp phải đá, lại đỡ hại giầy mà đi băng băng chẳng khó khăn gì cả.
Người cưỡi ngựa nghe nói thế, liền dừng ngựa lại và hỏi:
- Này anh Hanns, sao anh lại đi bộ?
- Đó chẳng qua là sự bất đắc dĩ. Tôi phải vác cái của nợ này mang về nhà. Nó bằng vàng thật đấy, nhưng tôi không sao thẳng cổ mà đi được, cứ phải cúi đầu vì khối vàng nặng trĩu cả vai.
Người cưỡi ngựa gạ:
- Này, anh có biết không, hay là chúng ta đổi cho nhau: anh lấy ngựa của tôi và đưa cho tôi cái cục nợ của anh.
Hans đáp:
- Thế thì còn gì bằng, nhưng tôi nói cho anh biết là nó nặng đấy, vác nặng đừng có trách nhé.
Người kia xuống ngựa, cầm lấy vàng và giúp Hans lên ngựa, trao tay Hans dây cương và dặn:
- Nếu muốn ngựa chạy thật nhanh thì anh phải tắc lưỡi và la: "Hốp, hốp."
Ngồi trên ngựa cưỡi đi băng băng Hans lấy làm khoái chí lắm. Đi được một lát bỗng Hans nảy ra ý nghĩ, mình phải cho ngựa chạy nhanh hơn nữa. Chú liền tắc lưỡi kêu: "Hốp, hốp!" để thúc ngựa chạy. Ngựa tế nước đại. Hans chưa kịp định thần thì đã bị văng ra khỏi ngựa, té nhào xuống mương bên đường.
May có một bác nông dân đang dắt bò đi tới, bác túm ngay lấy dây cương kéo giữ ngựa lại, nếu không thì không biết ngựa phóng đến bao xa nữa.
Hans sờ nắn chân tay thấy hãy còn nên lồm cồm bò dậy. Chú buồn bã nói với bác nông dân:
- Cái chuyện cưỡi ngựa này cũng chẳng hay ho gì, vớ được con ngựa già tồi tệ như thế này có bữa nó quăng mình xuống đất ngã gãy cổ chứ không chơi. Từ nay trở đi không bao giờ ta cưỡi ngựa nữa. Tôi thấy con bò của bác lại hay: Ta cứ việc ung dung đi theo nó, đã thế ngày nào cũng có sữa, bơ, pho mát mà ăn. Ước gì tôi có được một con bò như của bác.
Bác nông dân nói:
- Nếu chú thích lấy bò hơn thì tôi đổi bò cho chú để lấy ngựa.
Hans mừng cuống lên, đồng ý ngay. Bác nông dân nhảy lên ngựa phóng đi.
Hans ung dung đánh bò đi, trong lòng hớn hở về việc đổi chác có hời, chú nghĩ, giờ mà có bánh mì nhỉ - mà bánh mì thì tụi mình có bao giờ thiếu - thì tha hồ mà ăn với bơ và pho mát. Lúc nào khát thì chỉ việc vắt sữa bò là có cái uống, thử hỏi xem mình còn cần gì hơn nữa.
Hans dừng chân ở một quán hàng bên đường, trong lúc cao hứng chú lôi ra chén sạch nhẵn cả suất bánh trưa lẫn suất bánh bữa tối, còn vài Heller chú dốc nốt ra mua nửa ly bia vại.
Ăn xong chú lại lên đường tiếp tục. Chú đánh bò đi thẳng về phía quê mẹ. Càng gần trưa trời càng oi bức hơn, mà Hans lại đang đi trên thảo nguyên, chắc phải đi chừng một tiếng nữa mới đi qua được thảo nguyên, lúc này Hans thấy nóng, nóng đến khô cứng cả lưỡi. Chú nghĩ bụng, giờ thì nó được việc đấy: chỉ việc vắt là có sữa uống cho đỡ khát. Chú buộc bò vào thân một cây đã chết khô, không có thùng, chú bèn lấy mũ da để hứng, nhưng loay hoay mãi mà chẳng được giọt sữa nào cả. Chú lúng ta lúng túng như thợ vụng mất kim làm cho con bò bồn chồn, điên tiết nó đá thốc vào đầu, chú loạng choạng rồi ngã lăn ra bất tỉnh một lúc lâu.
Khi đi qua làng cuối cùng để về quê mẹ. Hans thấy một người thợ mài dao kéo đang quay đá mài, vừa quay vừa hát:
Tôi mài kéo, đá quay vo vo.
Tôi cho áo bay theo chiều gió.
Hans dừng chân đứng xem mài kéo. Hans lên tiếng chào và hỏi:
- Vừa quay đá mài vừa ca hát vui vẻ thế này chắc chắn sống sung sướng lắm nhỉ?
Bác thợ mài dao kéo đáp:
- Chứ còn gì nữa. Nghề tôi làm hái ra tiền. Một người thợ mài dao kéo giỏi lúc nào cũng rủng rỉnh trong túi, sờ vào túi nào cũng thấy tiền là tiền. Này, thế nhưng chú mua ở đâu ra con ngỗng đẹp thế?
- Ngỗng này tôi có mua đâu, tôi đổi heo đấy.
- Thế heo ở đâu ra?
- Heo do đổi bò mà có.
- Thế còn bò cái này ở đâu ra?
- Bò cái này do tôi đổi một con ngựa mà có.
- Thế ngựa ở đâu ra?
- Tôi đổi một khối vàng to bằng đầu tôi để lấy con ngựa.
- Thế vàng ở đâu ra?
- Chà, vàng ấy là tiền công bảy năm đi làm của tôi đấy.
- Kể ra chú cũng khéo xoay xở đấy. Nhưng giá trong túi lúc nào cũng loảng xoảng toàn tiền là tiền thì mới là sung sướng.
Hans hỏi:
- Vậy tôi phải làm gì để được như thế?
- Muốn thế chú phải làm nghề mài dao kéo như tôi. Đồ nghề thực ra chẳng có gì lớn hơn ngoài hòn đá mài, còn những thứ lặt vặt khác thì dễ kiếm thôi. Tôi còn một hòn đá mài đây, nó hơi mẻ một chút. Nhưng thôi, chú cứ đưa tôi con ngỗng là đủ, tôi không đòi hỏi gì khác nữa. Chú mày có đồng ý thế không?
Hans đáp:
- Sao bác lại hỏi thế nhỉ? Trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh tiền là sướng nhất trần gian rồi. Vậy tôi còn ao ước gì nữa.
Hans đưa ngay ngỗng cho bác thợ mài dao kéo để lấy đá mài.
Người thợ mài dao kéo nhặt ở ngay gần đấy một hòn đá khá nặng - đó chỉ là một hòn đá thường nằm bên vệ đường đi - đưa thêm cho Hans và nói:
- Đây tôi thêm cho chú hòn đá này nữa, chú tha hồ mà mài, thậm chí còn làm đe được nữa, đinh cong để lên đó mà giọt thì thẳng ngay lập tức. Này, mang đi nhưng giữ cho cẩn thận nhé.
Mắt sáng hẳn lên, lòng mừng rỡ. Hans quẩy đá lên vai, vừa đi vừa nói một mình:
- Mình được bà mụ tốt đỡ lúc sinh nên cứ ước sao được vậy, cứ như đứa trẻ sinh vào sáng chủ nhật (sinh vào ngày lành tháng tốt vậy).
Vì dậy đi từ lúc trời mới hửng sáng nên Hans thấy đã thấm mệt, vì có bao nhiêu lương khô thì khi đổi được bò mừng quá lôi ra ăn một mạch hết cả, giờ đây đã mệt lại cộng thêm cơn đói, cố gắng lắm Hans mới nhấc nổi chân lên, bước một bước lại dừng chân nghỉ, đã thế lại còn đá nặng đè trên vai, làm cho khổ sở thêm. Giờ đây Hans không sao cưỡng nổi ý nghĩ mong sao thoát khỏi cảnh bụng không lại còn khổ công vác nặng. Chậm như sên chú cố lết đến bên bờ giếng làng để nghỉ, làm hớp nước giếng lạnh cho tỉnh người. Sợ hỏng mất đá mài nên Hans nhè nhẹ đặt đá lên bờ giếng nhưng ngay chỗ mình đứng. Rồi Hans mới từ từ ngồi xuống để vực nước uống, ngờ đâu vô ý chú hích tay vào đá, cả hai hòn đá rơi tõm ngay xuống đáy giếng. Nhìn đá rơi xuống giếng Hans mừng quá nhảy cẫng lên, ngồi sụp xuống cám ơn trời phật rủ lòng thương cứu giúp chú thoát khỏi những chướng ngại vật khó chịu, nặng nề ấy. Hans reo lên:
- Sung sướng như ta chắc ở trần gian không có ai.
Trút hết được gánh nặng, lòng mừng thênh thênh, chú vừa đi vừa nhảy giỡn dọc đường cho tới tận khi về tới nhà mẹ.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Hans had served his master for seven years, so he said to him, "Master, my time is up; now I should be glad to go back home to my mother; give me my wages." The master answered, "You have served me faithfully and honestly; as the service was so shall the reward be;" and he gave Hans a piece of gold as big as his head. Hans pulled his handkerchief out of his pocket, wrapped up the lump in it, put it on his shoulder, and set out on the way home.
As he went on, always putting one foot before the other, he saw a horseman trotting quickly and merrily by on a lively horse. "Ah!" said Hans quite loud, "what a fine thing it is to ride! There you sit as on a chair; you stumble over no stones, you save your shoes, and get on, you don't know how."
The rider, who had heard him, stopped and called out, "Hollo! Hans, why do you go on foot, then?"
"I must," answered he, "for I have this lump to carry home; it is true that it is gold, but I cannot hold my head straight for it, and it hurts my shoulder."
"I will tell you what," said the rider, "we will exchange: I will give you my horse, and you can give me your lump."
"With all my heart," said Hans, "but I can tell you, you will have to crawl along with it."
The rider got down, took the gold, and helped Hans up; then gave him the bridle tight in his hands and said, "If you want to go at a really good pace, you must click your tongue and call out, "Jup! Jup!"
Hans was heartily delighted as he sat upon the horse and rode away so bold and free. After a little while he thought that it ought to go faster, and he began to click with his tongue and call out, "Jup! Jup!" The horse put himself into a sharp trot, and before Hans knew where he was, he was thrown off and lying in a ditch which separated the field from the highway. The horse would have gone off too if it had not been stopped by a countryman, who was coming along the road and driving a cow before him.
Hans got his limbs together and stood up on his legs again, but he was vexed, and said to the countryman, "It is a poor joke, this riding, especially when one gets hold of a mare like this, that kicks and throws one off, so that one has a chance of breaking one's neck. Never again will I mount it. Now I like your cow, for one can walk quietly behind her, and have, over and above, one's milk, butter and cheese every day without fail. What would I not give to have such a cow." - "Well," said the countryman, "if it would give you so much pleasure, I do not mind giving the cow for the horse." Hans agreed with the greatest delight; the countryman jumped upon the horse, and rode quickly away.
Hans drove his cow quietly before him, and thought over his lucky bargain. "If only I have a morsel of bread -- and that can hardly fail me -- I can eat butter and cheese with it as often as I like; if I am thirsty, I can milk my cow and drink the milk. Good heart, what more can I want?"
When he came to an inn he made a halt, and in his great content ate up what he had with him -- his dinner and supper -- and all he had, and with his last few farthings had half a glass of beer. Then he drove his cow onwards along the road to his mother's village.
As it drew nearer mid-day, the heat was more oppressive, and Hans found himself upon a moor which it took about an hour to cross. He felt it very hot and his tongue clave to the roof of his mouth with thirst. "I can find a cure for this," thought Hans; "I will milk the cow now and refresh myself with the milk." He tied her to a withered tree, and as he had no pail he put his leather cap underneath; but try as he would, not a drop of milk came. And as he set himself to work in a clumsy way, the impatient beast at last gave him such a blow on his head with its hind foot, that he fell on the ground, and for a long time could not think where he was.
By good fortune a butcher just then came along the road with a wheel-barrow, in which lay a young pig. "What sort of a trick is this?" cried he, and helped the good Hans up. Hans told him what had happened. The butcher gave him his flask and said, "Take a drink and refresh yourself. The cow will certainly give no milk, it is an old beast; at the best it is only fit for the plough, or for the butcher." - "Well, well," said Hans, as he stroked his hair down on his head, "who would have thought it? Certainly it is a fine thing when one can kill a beast like that at home; what meat one has! But I do not care much for beef, it is not juicy enough for me. A young pig like that now is the thing to have, it tastes quite different; and then there are the sausages!"
"Hark ye, Hans," said the butcher, "out of love for you I will exchange, and will let you have the pig for the cow." - "Heaven repay you for your kindness!" said Hans as he gave up the cow, whilst the pig was unbound from the barrow, and the cord by which it was tied was put in his hand.
Hans went on, and thought to himself how everything was going just as he wished; if he did meet with any vexation it was immediately set right. Presently there joined him a lad who was carrying a fine white goose under his arm. They said good morning to each other, and Hans began to tell of his good luck, and how he had always made such good bargains. The boy told him that he was taking the goose to a christening-feast. "Just lift her," added he, and laid hold of her by the wings; "how heavy she is -- she has been fattened up for the last eight weeks. Whoever has a bit of her when she is roasted will have to wipe the fat from both sides of his mouth." - "Yes," said Hans, as he weighed her in one hand, "she is a good weight, but my pig is no bad one."
Meanwhile the lad looked suspiciously from one side to the other, and shook his head. "Look here," he said at length, "it may not be all right with your pig. In the village through which I passed, the Mayor himself had just had one stolen out of its sty. I fear -- I fear that you have got hold of it there. They have sent out some people and it would be a bad business if they caught you with the pig; at the very least, you would be shut up in the dark hole."
The good Hans was terrified. "Goodness!" he said, "help me out of this fix; you know more about this place than I do, take my pig and leave me your goose." - "I shall risk something at that game," answered the lad, "but I will not be the cause of your getting into trouble." So he took the cord in his hand, and drove away the pig quickly along a by-path.
The good Hans, free from care, went homewards with the goose under his arm. "When I think over it properly," said he to himself, "I have even gained by the exchange; first there is the good roast-meat, then the quantity of fat which will drip from it, and which will give me dripping for my bread for a quarter of a year, and lastly the beautiful white feathers; I will have my pillow stuffed with them, and then indeed I shall go to sleep without rocking. How glad my mother will be!"
As he was going through the last village, there stood a scissors-grinder with his barrow; as his wheel whirred he sang --
"I sharpen scissors and quickly grind,
My coat blows out in the wind behind."
Hans stood still and looked at him; at last he spoke to him and said, "All's well with you, as you are so merry with your grinding." - "Yes," answered the scissors-grinder, "the trade has a golden foundation. A real grinder is a man who as often as he puts his hand into his pocket finds gold in it. But where did you buy that fine goose?"
"I did not buy it, but exchanged my pig for it."
"And the pig?"
"That I got for a cow."
"And the cow?"
"I took that instead of a horse."
"And the horse?"
"For that I gave a lump of gold as big as my head."
"And the gold?"
"Well, that was my wages for seven years' service."
"You have known how to look after yourself each time," said the grinder. "If you can only get on so far as to hear the money jingle in your pocket whenever you stand up, you will have made your fortune."
"How shall I manage that?" said Hans. "You must be a grinder, as I am; nothing particular is wanted for it but a grindstone, the rest finds itself. I have one here; it is certainly a little worn, but you need not give me anything for it but your goose; will you do it?"
"How can you ask?" answered Hans. "I shall be the luckiest fellow on earth; if I have money whenever I put my hand in my pocket, what need I trouble about any longer?" and he handed him the goose and received the grindstone in exchange. "Now," said the grinder, as he took up an ordinary heavy stone that lay by him, "here is a strong stone for you into the bargain; you can hammer well upon it, and straighten your old nails. Take it with you and keep it carefully."
Hans loaded himself with the stones, and went on with a contented heart; his eyes shone with joy. "I must have been born with a caul," he cried; "everything I want happens to me just as if I were a Sunday-child."
Meanwhile, as he had been on his legs since daybreak, he began to feel tired. Hunger also tormented him, for in his joy at the bargain by which he got the cow he had eaten up all his store of food at once. At last he could only go on with great trouble, and was forced to stop every minute; the stones, too, weighed him down dreadfully. Then he could not help thinking how nice it would be if he had not to carry them just then.
He crept like a snail to a well in a field, and there he thought that he would rest and refresh himself with a cool draught of water, but in order that he might not injure the stones in sitting down, he laid them carefully by his side on the edge of the well. Then he sat down on it, and was to stoop and drink, when he made a slip, pushed against the stones, and both of them fell into the water. When Hans saw them with his own eyes sinking to the bottom, he jumped for joy, and then knelt down, and with tears in his eyes thanked God for having shown him this favour also, and delivered him in so good a way, and without his having any need to reproach himself, from those heavy stones which had been the only things that troubled him.
"There is no man under the sun so fortunate as I," he cried out. With a light heart and free from every burden he now ran on until he was with his mother at home.