Chàng trai vui vẻ


Bruder Lustig


Ngày xửa ngày xưa nổ ra một cuộc đại chiến. Khi chiến tranh kết thúc, rất nhiều binh sĩ được giải ngũ. Chàng trai vui vẻ cũng được giải ngũ, và khi đó gia tài chàng mang theo người chỉ là chiếc bánh mì và bốn đồng tiền hình chữ thập. Chàng đã lên đường trở về chỉ có như vậy.
Vào lúc đó thánh Petrus đóng giả thành một người ăn mày nghèo khó ngồi ở bên đường, khi chàng trai vui vẻ đi ngang qua, bèn chìa tay xin của bố thí. Chàng vui vẻ nói:
- Bác ăn mày thân mến, tôi biết cho bác gì đây? Tôi vốn là binh sĩ nhưng nay giải ngũ rồi, gia tài của tôi chỉ là một cái bánh mì và bốn đồng tiền hình chữ thập ra, chẳng còn có gì khác. Nếu những thứ đó hết thì tôi cũng phải ngồi ăn xin như bác thôi. Thế nhưng tôi rất vui lòng cho bác một ít.
Nói rồi, chàng chia chiếc bánh mì làm bốn phần, cho vị môn đồ của Giêsu đó một phần, còn cho thêm một đồng tiền hình chữ thập nữa. Thánh Petrus nói lời cảm tạ rồi bước đi. Tiếp sau đó ông lại biến thành một người ăn mày khác ngồi ở bên đường mà người lính đó phải đi qua. Khi chàng trai vui vẻ đi tới trước mặt, như lần trước, ông lại chìa tay xin của bố thí. Chàng trai vui vẻ lại nói những lời giống như lần trước, lại cho một phần tư chiếc bánh mì và một đồng tiền hình chữ thập. Thánh Petrus cám ơn xong lại bỏ đi, rồi biến thành một người ăn mày khác, lần thứ ba ngồi bên vệ đường để xin chàng trai vui vẻ. Chàng lại cho ông ta phần bánh mì thứ ba và một đồng tiền hình chữ thập. Thánh Petrus cảm tạ. Chàng lại đi tiếp tục. Chàng trai vui vẻ bây giờ chỉ còn lại một phần tư chiếc bánh mì và một đồng tiền hình chữ thập.
Chàng tới một quán ăn bên đường, ngồi ăn hết phần bánh mì còn lại và mua một đồng tiền bia để uống. Ăn uống xong chàng lại lên đường.
Vào lúc đó, thánh Petrus biến thành một người lính giải ngũ giống như chàng, đi ngược lại phía chàng và hỏi:
- Chào anh bạn, anh bạn có thể cho tôi một miếng bánh mì và một đồng để uống bia?
Chàng trai vui vẻ trả lời:
- Giờ thì lấy đâu ra những thứ đó! Tôi là lính đã giải ngũ, chẳng có gì ngoài chiếc bánh mì đen và bốn đồng tiền hình chữ thập. Nhưng gặp ba người ăn mày ở trên đường, tôi đã cho mỗi người một phần tư bánh mì và một đồng tiền hình chữ thập. Bánh mì còn lại tôi đã ăn ở trong quán ăn dọc đường, đồng tiền chữ thập cuối cùng tôi đã mua bia uống rồi. Giờ thì túi rỗng. Nếu anh cũng vậy thì ta cùng nhau đi ăn xin.
Thánh Petrus nói:
- Không, việc ăn xin đó chẳng phải làm đâu! Tôi biết một chút về nghề y, nên cần bao nhiêu tôi cũng có thể kiếm được.
- Tốt thôi! - Chàng trai vui vẻ nói - Tôi chẳng biết gì về nghề y cả, nên tôi chỉ còn cách đi ăn xin một mình thôi.
Thánh Petrus bảo:
- Thì cứ đi cùng. Nếu tôi kiếm được tiền thì chia cho anh một nửa.
Chàng trai vui vẻ nói:
- Thế thì còn gì bằng!
Và cả hai lên đường. Họ tới trước một căn nhà nông dân thì nghe có tiếng than khóc rất to ở trong nhà, bèn bước vào thì thấy một người đàn ông ốm nặng nằm thoi thóp thở, người đàn bà đang than khóc. Thánh Petrus nói:
- Đừng khóc, đừng kêu la nữa. Tôi sẽ giúp chồng bà khỏe trở lại!
Nói xong, thánh Petrus lấy từ túi áo ra một loại dầu cao xoa cho người đàn ông, chỉ trong nháy mắt người bệnh bình phục. Ông ta đứng lên và hoàn toàn khỏe. Người đàn ông và bà vợ rất mừng rỡ, nói:
- Chúng tôi không biết cảm tạ ông thế nào, đưa cho ông những gì?
Nhưng thánh Petrus chẳng muốn lấy gì. Hai người nông dân càng khẩn cầu, thì ông lại càng từ chối. Chàng trai vui vẻ hích vai thánh Petrus một cái và nói:
- Thì nhận một chút thôi. Cũng có lúc chúng ta cũng cần dùng mà.
Cuối cùng thì người đàn bà dắt ra một con cừu, nói với thánh Petrus rằng ông ta nhất định phải nhận cho. Nhưng thánh Petrus vẫn không chịu nhận. Khi đó, chàng trai vui vẻ đẩy ông bạn đường sang một bên và nói:
- Cứ nhận đi, đồ ngốc. Chúng ta cũng cần tới nó!
Thánh Petrus đành phải đồng ý và bảo:
- Được rồi, tôi nhận con cừu này. Thế nhưng tôi không vác nó đâu. Anh muốn có thì anh vác nó đi nhé!
Chàng trai vui vẻ nói:
- Chẳng có vấn đề gì! Tôi sẵn sàng vác nó trên vai!
Nói rồi chàng trai vác con cừu lên vai. Họ lại lên đường, và tới một khu rừng. Bỗng chàng trai vui vẻ cảm thấy con cừu nặng hẳn lên, lại thêm bụng đói, liền nói với thánh Petrus:
- Ở chỗ này thuận tiện đấy! Chúng ta có thể giết cừu làm bữa chén?
- Tôi thấy cũng được đấy. Có điều tôi không thích chuyện bếp núc. Anh muốn nấu ăn thì cầm lấy chiếc nồi này. Trong thời gian đó tôi muốn đi dạo quanh một chút, đợi anh nấu chín sẽ quay lại. Thế nhưng trước khi tôi quay lại, anh chớ có ăn trước đấy, tôi biết đúng lúc mà quay về - Thánh Petrus nói.
- Anh cứ đi đi, tôi đã biết cách nấu ăn mà, nấu ngon là đằng khác.
Thế là thánh Petrus ra đi, chàng trai vui vẻ giết cừu, nhóm lửa, cho thịt cừu vào nồi, rồi nấu.
Nhưng thịt cừu nấu xong mà vị môn đồ của chúa Giêsu vẫn chẳng quay lại. Chàng trai vui vẻ mang thịt cừu trong nồi ra, thái nhỏ. Bỗng chàng nhìn thấy quả tim cừu.
- Nghe đồn cái món này ngon nhất! - chàng trai nói và thử nếm một chút, nhưng rồi cứ nếm mãi cho tới khi ăn hết cả quả tim cừu.
Cuối cùng thì thánh Petrus cũng quay trở lại và bảo:
- Anh có thể ăn cả con cừu, tôi chỉ muốn ăn tim cừu thôi. Anh lấy nó cho tôi nhé!
Chàng trai vui vẻ bèn cầm dao và dĩa, lật đi lật lại thịt cừu, ra dáng như tìm kỹ lưỡng, nhưng làm sao có thể tìm thấy tim cừu! Cuối cùng chàng đành phải nói:
- Không có tim cừu!
- Không có thì đi đâu rồi? - Môn đồ của Giêsu hỏi.
- Điều đó tôi không biết. Anh xem, chúng ta đúng là hai đứa ngốc, ra sức tìm tim cừu mà chẳng tìm ra. Kỳ thực con cừu này không có tim!
- Ồ! Thật kỳ lạ! Mọi động vật đều có tim, vì sao con cừu này lại không có?
- Không có, đúng là không có, người anh em ạ! Cừu không có tim. Anh chỉ cần nghĩ kỹ thì sẽ nghĩ ra rằng: cừu đúng là không có tim mà!
Thánh Petrus nói:
- Được rồi! Việc này xem như xong! Đã không có tim thì thịt cừu tôi chẳng ăn tí nào đâu, anh ăn một mình hết đi nhé!
- Tôi chẳng ăn hết đâu! Số còn lại sẽ cho vào bao mang theo! - Chàng trai vui vẻ nói xong và ăn hết nửa con cừu, số còn lại thì cho vào trong chiếc bao.
Họ tiếp tục lên đường. Thánh Petrus lúc đó dùng phép thuật tạo ra một con sông lớn chắn ngang đường đi buộc họ phải vượt qua con sông đó. Thánh Petrus nói:
- Anh sang trước nhé!
- Không, anh sang trước! - Chàng trai vui vẻ trả lời, trong bụng nghĩ rằng: "Nếu nước sông rất sâu thì mình chẳng qua sông nữa!"
Khi đó thánh Petrus đã lội qua sông, nước sông chỉ ngập đến đầu gối ông ta. Thế là chàng trai vui vẻ cũng muốn lội qua, nhưng nước sông bỗng dềnh lên ngập cho tới tận cổ của chàng. Thế là chàng trai kêu lên:
- Người anh em, mau cứu tôi với!
Thánh Petrus nói:
- Anh có thừa nhận là anh đã ăn tim con cừu đó hay không?
- Không! - Chàng trai vui vẻ đáp: "Tôi chưa từng ăn tim cừu!
Khi đó nước lại tiếp tục dềnh lên, ngập tới cằm của chàng trai vui vẻ, khiến chàng ta kêu toáng lên:
- Mau cứu tôi với, người anh em!
Thánh Petrus hỏi lại một lần nữa:
- Anh có thừa nhận là đã ăn tim con cừu đó hay không?
- Không, tôi chưa từng ăn tim cừu! - Chàng trai trả lời.
Nhưng thánh Petrus không muốn dìm chàng trai chết đuối, nên đã cho nước sông rút xuống để chàng trai qua được sông.
Họ lại tiếp tục lên đường và tới một vương quốc, ở đó họ hay tin, công chúa đang thập tử nhất sinh. Chàng trai vui tính nói với thánh Petrus:
- Ô chà, người anh em! Mẻ lưới này khá đấy. Làm cho công chúa khỏe lại thì chúng ta suốt đời no đủ.
Thấy thánh Petrus vẫn thản nhiên, chàng trai vui tính thúc giục:
- Nào, rảo cẳng lên một chút, người bạn hảo tâm. Chúng ta phải tới đó đúng lúc mới được.
Thánh Petrus vẫn đủng đỉnh, mặc cho chàng trai vui tính luôn hối thúc. Rồi họ hay tin, công chúa đã chết trên giường bệnh. Chàng trai vui vẻ nói:
- Đủng đỉnh như anh làm hỏng việc rồi.
Thánh Petrus đáp:
- Cứ bình tĩnh nào, tôi không những chữa cho con bệnh khỏe mạnh lại, mà còn có thể làm người chết sống lại.
- Nếu làm được việc ấy thì anh làm thử xem sao. Làm được thì nửa giang sơn này sẽ là của chúng ta.
Cả hai đi vào hoàng cung. Bầu không khí đau thương tràn ngập nơi đây. Thánh Petrus tâu với nhà vua, rằng ông có thể làm cho công chúa sống lại. Thánh Petrus được dẫn tới phòng của công chúa. Ông bảo:
- Hãy mang cho tôi một nồi nước!
Khi nồi nước được mang tới, ông bảo mọi người lui ra ngoài, chỉ chàng trai vui tính được ở lại. Rồi ông cắt rời chân tay khỏi thân và cho tất cả vào trong nồi. Ông nhóm lửa đun, đun cho tới mức thịt rã khỏi xương. Rồi ông nhặt xương ra, xếp chúng đúng theo thứ tự cơ thể con người. Xếp xong, ông bước lên phía trước một bước, nói ba lần:
- Nhân danh tất cả các thánh thần, người chết hãy đứng dậy!
Khi lời nói lần thứ ba vừa dứt thì công chúa trẻ đẹp đứng bật dậy. Nhà vua hết sức vui mừng nói với thánh Petrus:
- Nếu khanh muốn, trẫm sẵn sàng chia cho khanh nửa giang sơn này!
Nhưng thánh Petrus lại nói:
- Thần không đòi hỏi gì cả.
Anh chàng vui tính nghĩ: "Người đâu sao lại ngốc đến thế" và hích vai đẩy thánh Petrus sang bên và nói:
- Sao lại có người ngu đến thế. Anh không cần, nhưng tôi thì cần!
Thánh Petrus chẳng nói năng gì cả. Nhà vua thấy người bạn cùng đi lại muốn được một cái gì đó, bèn bảo viên tổng quản cho người đó một bao vàng đầy ắp.
Cả hai lại tiếp tục lên đường. Khi tới một khu rừng, thánh Petrus nói với chàng trai vui tính:
- Giờ chúng ta chia nhau vàng đi!
Chàng trai vui tính đáp:
- Đúng đấy, chúng ta chia vàng đi!
Thánh Petrus đem vàng ra chia làm ba phần. Chàng trai vui vẻ nghĩ: "Đầu ông này có vấn đề rồi. Chia tất cả ra làm ba phần trong khi chỉ có hai người!
Thánh Petrus nói:
- Tôi đã kiểm tra rất cẩn thận, một phần dành cho tôi, một phần dành cho anh, một phần dành cho người đã ăn tim cừu!
- Ồ, tôi là người đã ăn tim cừu. - Chàng trai vui tính nói và vơ luôn phần vàng đó.
Thánh Petrus nói:
- Sao lại có chuyện ấy nhỉ? Cừu không có tim mà.
- Ái chà chà, người anh em ơi, anh nghĩ đi đâu thế? Cừu cũng có tim như bất kỳ mọi con động vật khác. Tại sao chỉ riêng con cừu này là không có tim?
- Được, cứ coi như là thế đi. Anh cứ giữ lấy phần vàng đó. Thế nhưng từ giờ thì tôi sẽ đi đường tôi mà không đi cùng với anh nữa - Thánh Petrus nói.
- Anh bạn hảo tâm, tùy ý anh thôi. Chúc anh thượng lộ bình a - Anh chàng vui tính đáp.
Thánh Petrus rẽ vào đường khác và tiếp tục cuộc hành trình của mình. Anh chàng vui tính nghĩ:
- Anh ta đi đường khác lại là tốt. Đúng là một ông thánh kỳ lạ, tiền có, nhưng không biết cách tiêu tiền, tiêu xài phung phí, để rồi lại tay không.
Anh chàng vui tính lên đường, anh tới vương quốc kia thì nghe rằng công chúa vừa mới qua đời. Chàng nghĩ: "Chà, đó cũng là dịp may! Ta sẽ làm cho nàng sống lại. Thế nào ta cũng được thưởng hậu hĩnh!." Thế là chàng tới hoàng cung tuyên bố là mình có thể làm người chết sống lại. Vua nghe tin, có một người lính giải ngũ có thể làm người chết sống lại. Vua đoán, người đó có thể là anh chàng vui tính nên bán tín bán nghi. Nhà vua bèn hỏi quần thần. Các quan tâu rằng, nhà vua cứ thử xem, vì đằng nào thì công chúa cũng đã chết.
Chàng trai vui tính sai mang cho mình một nồi nước. Chàng bảo mọi người lui ra ngoài. Chàng cắt chân tay khỏi thân, rồi cho tất cả vào nồi. Chàng nhóm lửa nấu như khi trước chàng thấy thánh Petrus làm. Chàng nấu cho đến khi thịt rã khỏi xương thì vớt xương ra và xếp chúng lại. Nhưng vì chàng không biết cách xếp, nên xương nằm không theo đúng thứ tự. Khi chàng bước lên một bước và nói:
- Nhân danh tất cả các thánh thần, người chết hãy đứng dậy!
Chàng nói thế ba lần liền, nhưng đống xương xếp hình không động đậy. Chàng trai vui vẻ thốt lên:
- Cô gái kia, cô gái kia hãy đứng dậy mau không thì có chuyện bây giờ!
Chàng vừa dứt lời thì thánh Petrus dưới dạng một người lính đã giải ngũ xuất hiện và nói:
- Quân vô thần, mi làm gì thế này, xương xếp lẫn chỗ thì làm sao người chết có thể đứng dậy được!
Chàng trai vui vẻ đáp:
- Ôi, anh bạn hảo tâm, tôi đã trổ hết tài mình rồi đấy!
- Lần này thì tôi giúp để anh được thoát nạn, nhưng tôi báo cho anh biết, nếu anh còn tiếp tục làm việc này thì sẽ gặp bất hạnh đấy. Anh không được đòi vua thưởng hay nhận tiền công.
Nói xong, thánh Petrus xếp xương theo đúng thứ tự, rồi nói ba lần câu phù chú:
- Nhân danh tất cả các thánh thần, người chết hãy đứng dậy!
Lời nói vừa dứt, công chúa đứng lên, dáng khỏe mạnh, xinh đẹp. Thánh Petrus biến mất qua đường cửa sổ. Chàng trai vui tính rất mừng, vì ông việc kết thúc tốt đẹp, nhưng vì đã hứa không nhận thưởng nên chàng bực tức, nghĩ bụng: "Mình cũng không sao hiểu nổi con người này, tay này thì đưa, nhưng lại lấy nó đi bằng tay khác!"
Nhà vua hỏi chàng trai vui vẻ muốn thưởng gì, nhưng vì không được nói muốn lấy gì, nên chàng ra hiệu ám chỉ, nhà vua sai người mang tới cho chàng đầy túi vàng. Chàng nhận và vác túi vàng lên vai đi. Vừa mới ra tới cổng hoàng cung chàng đã bị thánh Petrus chặn hỏi:
- Sao lại như thế nhỉ? Tôi cấm anh không được nhận bất cứ một thứ gì, sao anh lại nhận đầy một túi vàng?
Chàng trai vui vẻ đáp:
- Họ bắt phải lấy thì tôi biết làm thế nào!
- Tôi nói cho anh biết, nếu việc này tái diễn thì anh sẽ khốn đốn đấy!
- Ồ, người anh em ơi, đừng lo! Giờ có vàng đầy túi thì cần gì phải làm cái việc rửa xương kia.
Thánh Petrus bảo:
- Vàng rồi cũng sẽ hết. Để anh không tái phạm, tôi cho anh một phép lạ, anh ước gì thì cái đó có ngay ở trong túi. Chúc anh hạnh phúc, anh sẽ không gặp lại tôi đâu.
- Cầu chúa phù hộ cho anh! - Chàng trai vui vẻ nói, trong bụng thầm nghĩ: "Đúng là anh chàng kỳ quặc. Anh đi thì tôi mừng, chứ đi theo anh làm gì."
Chàng trai vui tính vác túi vàng đi đây đó mà chẳng nghĩ tới phép lạ của chiếc túi. Chàng tiêu pha vung vẩy như lần thứ nhất. Khi chỉ còn bốn xu (dập hình chữ thập) thì cũng là lúc chàng bước vào quán ăn. Chàng nghĩ: "Thì tiêu hết quách đi!" Chàng tiêu hết một xu cho ăn, hết ba xu cho rượu.
Trong lúc chàng vui tính đang ăn uống thì chàng ngửi thấy mùi ngỗng quay. Nhìn quanh, chàng thấy chủ quán đang quay hai con ngỗng. Chàng chợt nhớ tới lời dặn của người bạn đường: cầu mong thứ gì thì thứ đó có ở trong túi. Chàng nghĩ: "Ái chà, mình muốn có hai con ngỗng quay kia." Rồi chàng ra ngoài, đứng trước cửa quán nói:
- Tôi cầu mong, hai con ngỗng quay kia bay vào trong túi.
Chàng vừa nói xong, mở chiếc túi ra thì thấy hai con ngỗng quay đã ở trong túi. Chàng nói:
- Trời, phải thế chứ. Đúng là mong được, ước thấy!
Chàng ra ngoài đồng cỏ, lấy ngỗng quay ra ăn. Trong lúc chàng đang ăn ngon miệng thì có hai người thợ bước tới, họ nhìn chằm chằm vào con ngỗng quay mà chàng chưa động đến. Chàng trai vui vẻ nghĩ: "Mình ăn một con đã no nê rồi." Chàng gọi hai người kia và nói:
- Lấy con ngỗng quay này mà ăn. Ăn thì nhớ chúc sức khỏe tôi nhé!
Bọn họ cám ơn chàng, mang ngỗng quay vào trong quán, gọi rượu và bánh mì, rồi bày ngỗng ra bàn để ăn. Vợ chủ quán thấy ngỗng quay thì nói với chồng:
- Hai người này có ngỗng quay, ông thử xem ngỗng quay trong lò của nhà mình còn không!
Chồng vào xem lò quay ngỗng, thấy chỉ có lò không, bèn hô hoán:
- Quân ăn trộm, chúng bay định ăn không ngỗng quay à, trả tiền ngay mới được ăn, không thì đánh cho một trận nhừ tử bây giờ!
Hai người khách đáp:
- Chúng tôi không phải dân ăn trộm. Con ngỗng quay này do người lính ngồi trên đồng cỏ đưa tặng chúng tôi.
- Đừng có hòng qua mặt ta nhé! Người lính có tới đây, nhưng đó là con người thật thà. Chính mắt ta thấy anh ta tay không ra khỏi quán. Bọn mày chính là quân ăn trộm. Trả tiền mau!
Bọn họ không có tiền trả, chủ quán cầm gậy phang đuổi họ ra khỏi quán.
Chàng trai vui vẻ vẫn tiếp tục cuộc hành trình, chàng tới một vùng có tòa lâu đài to đẹp, gần đó lại là một quán trọ. Chàng bước vào quán trọ tính thuê giường ngủ qua đêm, chủ quán trọ từ chối và nói:
- Ở đây hết chỗ rồi, toàn khách sang trọng thuê.
Chàng trai vui vẻ nói:
- Kỳ lạ thật, khách sang trọng mà lại không ở trong lâu đài to đẹp!
Chủ quán đáp:
- Nó có lý do của nó. Ai vào đó ngủ đêm, khó mà sống tới sáng hôm sau.
Chàng trai vui vẻ nói:
- Nếu đã có người dám thử thì tại sao tôi không dám thử nhỉ!
Chủ nhà trọ nói:
- Cẩn thận nào, mất mạng như chơi đấy!
- Làm sao mà chết ngay được! Cứ đưa chìa khóa và đồ ăn, đồ uống cho tôi đi.
Thế là chủ quán đưa đồ ăn, đồ uống cho chàng. Chàng trai vui tính bước vào lâu đài, lấy đồ ra ăn uống ngon lành. Ăn xong chàng thấy buồn ngủ, vì không có giường nên chàng nằm ngay trên nền nhà, rồi thiu thiu ngủ. Đêm khuya chàng bị thức giấc bởi tiếng huyên náo. Chàng trấn tĩnh nhìn quanh thì thấy có chín con quỷ đang ở trong phòng. Chúng cầm tay nhau nhảy múa thành vòng tròn quây lấy chàng. Chàng vui vẻ nói:
- Bọn mày muốn nhảy bao lâu cũng được, nhưng không được xán gần lại ta!
Bọn quỷ cứ thắt dần vòng tròn, cái chân bẩn thỉu của chúng tiến sát người chàng. Chàng trai vui vẻ quát lớn:
- Để cho ta yên nào, quân ma quỷ!
Nhưng chúng càng náo loạn làm cho chàng nổi cáu và quát:
- Hừm, tao sẽ làm cho chúng mày phải im lặng!
Chàng cầm ghế phang túi bụi vào bọn chúng, nhưng làm sao một người có thể chống lại chín. Chàng đánh phía trước, thì những con phía sau xông vào túm tóc chàng mà giật.
- Đồ quỷ sứ chúng bay. Tao hết sức khó chịu với chúng mày! Đợi mà xem! Cả chín con quỷ vào ngay trong túi!
Chàng thét lên, khi lời chàng vừa dứt thì cả chín con quỷ đã ở trong túi, chàng thắt nút lại và ném chiếc túi vào một góc. Giờ gian phòng trở lại yên tĩnh. Chàng trai vui vẻ nằm ngủ một giấc cho tới khi trời sáng rõ. Lúc đó, chủ nhà trọ và nhà quý tộc chủ lâu đài sang xem có chuyện gì xảy ra không. Nhìn thấy chàng trai vui vẻ tươi cười họ hết sức ngạc nhiên và hỏi:
- Bọn quỷ không làm gì được anh à?
- Sao lại không làm được gì? Giờ thì cả chín con quỷ đang ở trong túi của tôi. Từ nay các vị có thể yên tâm sống trong lâu đài, không còn có con quỷ nào tới đây náo loạn nữa.
Vị quý tộc cám ơn và thưởng tặng chàng nhiều thứ, đồng thời mời chàng ở lại lâu đài, hứa sẽ chu cấp cho chàng đầy đủ. Chàng trai vui vẻ đáp:
- Không, tôi quen sống nay đây mai đó rồi, tôi chỉ muốn lên đường.
Chàng trai vui vẻ lên đường. Chàng tới một lò rèn, đặt chiếc túi lên cái đe thợ rèn, nhờ bác thợ rèn cùng phó nhỏ nện búa vào cái túi. Họ ra sức nện búa, bọn quỷ trong tú la ó om xòm. Lát sau chàng mở túi xem thấy tám con quỷ đã chết. Con thứ chín còn sống, nó lách chui ra khỏi túi, chạy về địa ngục.
Ngay sau đó chàng trai vui tính lại lên đường đi chu du thiên hạ. Ai mà biết được chàng đi những đâu thì tha hồ mà kể.
Thời gian trôi mau, giờ đây chàng đã là một ông già, tới gặp một vị ẩn sĩ nổi tiếng vì lòng thương người và nói:
- Tôi đã đi khắp bốn phương. Giờ chỉ còn mong được lên thiên đường.
Vị ẩn sĩ đáp:
- Trên đời chỉ có hai con đường, đường xuống địa ngục thì rộng và dễ đi, đường lên thiên đường vừa hẹp, vừa lại khó đi.
Chàng trai vui vẻ nghĩ bụng: "Chỉ có thằng ngốc mới đi con đường vừa hẹp, vừa khó đi." Chàng lên đường, chọn con đường rộng, dễ đi mà đi. Cuối cùng chàng tới trước cánh cổng lớn đen xì - cánh cổng địa ngục. Chàng trai vui vẻ gõ cổng. Người canh cổng ngó ra xem ai. Hắn giật mình hoảng sợ khi nhìn thấy chàng trai vui vẻ, vì hắn là con quỷ thứ chín trốn được ra khỏi chiếc túi của chàng. Hắn vội cài then cổng cho chặt, rồi chạy lại chỗ con quỷ đầu đàn và nói:
- Ở bên ngoài có một tên vác túi muốn vào. Đừng cho nó vào nhé. Nó có thể hóa phép nhét cả địa ngục vào trong cái túi. Nó đã từng giam tôi ở trong cái túi đó và đập cho tôi một trận đến nhũn người ra.
Chàng trai vui tính được thông báo, phải đi khỏi nơi này. Chàng nghĩ bụng: "Nếu họ không thích cho mình vào thì mình lên thiên đường tìm một chỗ trú chân vậy." Chàng quay lại và tiếp tục lên đường. Chàng đi thẳng tới cổng trời và gõ cổng. Đúng lúc thánh Petrus ngồi canh cổng. Chàng trai vui tính nhận ra ngay và nghĩ: "Mình gặp đúng người bạn cũ. Chắc mọi việc sẽ tốt đẹp thôi!."
Nhưng thánh Petrus nói:
- Ta thật không sao tin được là anh lại tới thiên đường!
- Người anh em, cho tôi vào nhé! Tôi mong có một nơi để đi về. Nếu như họ tiếp nhận cho tôi vào địa ngục thì tôi đã chẳng phải lên đây!
- Không! Anh không được vào! - Thánh Petrus nói.
- Được thôi! Nếu anh không muốn cho tôi vào thì anh nhận lại chiếc túi của anh vậy! Từ nay về sau, tôi chẳng cần gì ở nơi anh nữa! - chàng trai vui vẻ nói.
Thánh Petrus bảo:
- Thế thì đưa nó lại đây!
Chàng trai vui vẻ đưa trả chiếc túi qua hàng rào của thiên đường. Thánh Petrus nhận lấy, rồi đem treo chiếc túi ở bên ghế ngồi của mình. Khi đó, chàng trai vui vẻ mới nói:
- Bây giờ tôi mong, chính tôi ở trong chiếc túi đấy!
Sau tiếng "ào ào" là chàng đã vào được trong thiên đường và chui vào trong túi. Thánh Petrus cũng chỉ còn cách là để cho chàng ở lại bên trong đó mà thôi!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein großer Krieg, und als der Krieg zu Ende war, bekamen viele Soldaten ihren Abschied. Nun bekam der Bruder Lustig auch seinen Abschied und sonst nichts als ein kleines Laibchen Kommißbrot und vier Kreuzer an Geld; damit zog er fort. Der heilige Petrus aber hatte sich als ein armer Bettler an den Weg gesetzt, und wie der Bruder Lustig daherkam, bat er ihn um ein Almosen. Er antwortete: "Lieber Bettelmann, was soll ich dir geben? Ich bin Soldat gewesen und habe meinen Abschied bekommen, und habe sonst nichts als das kleine Kommißbrot und vier Kreuzer Geld, wenn das all ist, muß ich betteln, so gut wie du. Doch geben will ich dir was." Darauf teilte er den Laib in vier Teile und gab davon dem Apostel einen und auch einen Kreuzer. Der heilige Petrus bedankte sich, ging weiter und setzte sich in einer andern Gestalt wieder als Bettelmann dem Soldaten an den Weg, und als er zu ihm kam, bat er ihn, wie das vorigemal, um eine Gabe. Der Bruder Lustig sprach wie vorher und gab ihm wieder ein Viertel von dem Brot und einen Kreuzer. Der heilige Petrus bedankte sich und ging weiter, setzte sich aber zum drittenmal in einer andern Gestalt als ein Bettler an den Weg und sprach den Bruder Lustig an. Der Bruder Lustig gab ihm auch das dritte Viertel Brot und den dritten Kreuzer. Der heilige Petrus bedankte sich, und der Bruder Lustig ging weiter und hatte nicht mehr als ein Viertel Brot und einen Kreuzer. Damit ging er in ein Wirtshaus, aß das Brot und ließ sich für den Kreuzer Bier dazu geben. Als er fertig war, zog er weiter, und da ging ihm der heilige Petrus gleichfalls in der Gestalt eines verabschiedeten Soldaten entgegen und redete ihn an: "Guten Tag, Kamerad, kannst du mir nicht ein Stück Brot geben und einen Kreuzer zu einem Trunk?" "Wo soll ichs hernehmen," antwortete der Bruder Lustig, "ich habe meinen Abschied und sonst nichts als einen Laib Kommißbrot und vier Kreuzer an Geld bekommen. Drei Bettler sind mir auf der Landstraße begegnet, davon hab ich jedem ein Viertel von meinem Brot und einen Kreuzer Geld gegeben. Das letzte Viertel habe ich im Wirtshaus gegessen und für den letzten Kreuzer dazu getrunken. Jetzt bin ich leer, und wenn du auch nichts mehr hast, so können wir miteinander betteln gehen." "Nein," antwortete der heilige Petrus, "das wird just nicht nötig sein: ich verstehe mich ein wenig auf die Doktorei, und damit will ich mir schon so viel verdienen, als ich brauche." "Ja," sagte der Bruder Lustig, "davon verstehe ich nichts, also muß ich allein betteln gehen." "Nun komm nur mit," sprach der heilige Petrus, "wenn ich was verdiene, sollst du die Hälfte davon haben." "Das ist mir wohl recht," sagte der Bruder Lustig. Also zogen sie miteinander fort.
Nun kamen sie an ein Bauernhaus und hörten darin gewaltig jammern und schreien, da gingen sie hinein, so lag der Mann darin auf den Tod krank und war nah am Verscheiden, und die Frau heulte und weinte ganz laut. "Laßt Euer Heulen und Weinen," sprach der heilige Petrus, "ich will den Mann wieder gesund machen," nahm eine Salbe aus der Tasche und heilte den Kranken augenblicklich, so daß er aufstehen konnte und ganz gesund war. Sprachen Mann und Frau in großer Freude: "Wie können wir Euch lohnen? Was sollen wir Euch geben?" Der heilige Petrus aber wollte nichts nehmen, und je mehr ihn die Bauersleute baten, desto mehr weigerte er sich. Der Bruder Lustig aber stieß den heiligen Petrus an und sagte: "So nimm doch was, wir brauchens ja." Endlich brachte die Bäuerin ein Lamm und sprach zu dem heiligen Petrus, das müßte er annehmen, aber er wollte es nicht. Da stieß ihn der Bruder Lustig in die Seite und sprach: "Nimms doch, dummer Teufel, wir brauchens ja." Da sagte der heilige Petrus endlich: "Ja, das Lamm will ich nehmen, aber ich trags nicht: wenn dus willst, so mußt du es tragen." "Das hat keine Not," sprach der Bruder Lustig, "das will ich schon tragen," und nahms auf die Schulter. Nun gingen sie fort und kamen in einen Wald, da war das Lamm dem Bruder Lustig schwer geworden, er aber war hungrig, also sprach er zu dem heiligen Petrus: "Schau, da ist ein schöner Platz, da könnten wir das Lamm kochen und verzehren." "Mir ists recht," antwortete der heilige Petrus, "doch kann ich mit der Kocherei nicht umgehen: willst du kochen, so hast du da einen Kessel, ich will derweil auf- und abgehen, bis es gar ist. Du mußt aber nicht eher zu essen anfangen, als bis ich wieder zurück bin; ich will schon zu rechter Zeit kommen." "Geh nur," sagte Bruder Lustig, "ich verstehe mich aufs Kochen, ich wills schon machen." Da ging der heilige Petrus fort, und der Bruder Lustig schlachtete das Lamm, machte Feuer an, warf das Fleisch in den Kessel und kochte. Das Lamm war aber schon gar und der Apostel immer noch nicht zurück, da nahm es der Bruder Lustig aus dem Kessel, zerschnitt es und fand das Herz.
"Das soll das Beste sein," sprach er und versuchte es, zuletzt aber aß er es ganz auf. Endlich kam der heilige Petrus zurück und sprach: "Du kannst das ganze Lamm allein essen, ich will nur das Herz davon, das gib mir." Da nahm Bruder Lustig Messer und Gabel, tat, als suchte er eifrig in dem Lammfleisch herum, konnte aber das Herz nicht finden; endlich sagte er kurzweg: "Es ist keins da." "Nun, wo solls denn sein?, sagte der Apostel. "Das weiß ich nicht," antwortete der Bruder Lustig, "aber schau, was sind wir alle beide für Narren, suchen das Herz vom Lamm, und fällt keinem von uns ein, ein Lamm hat ja kein Herz!" "Ei," sprach der heilige Petrus, "das ist was ganz Neues, jedes Tier hat ja ein Herz, warum sollt ein Lamm kein Herz haben?" "Nein, gewißlich, Bruder, ein Lamm hat kein Herz, denk nur recht nach, so wird dirs einfallen, es hat im Ernst keins." "Nun, es ist schon gut," sagte der heilige Petrus, "ist kein Herz da, so brauch ich auch nichts vom Lamm, du kannsts allein essen." "Was ich halt nicht aufessen kann, das nehm ich mit in meinem Ranzen," sprach der Bruder Lustig, aß das halbe Lamm und steckte das übrige in seinen Ranzen.
Sie gingen weiter, da machte der heilige Petrus, daß ein großes Wasser quer über den Weg floß und sie hindurch mußten. Sprach der heilige Petrus: "Geh du nur voran." "Nein," antwortete der Bruder Lustig, "geh du voran," und dachte, "wenn dem das Wasser zu tief ist, so bleib ich zurück." Da schritt der heilige Petrus hindurch, und das Wasser ging ihm nur bis ans Knie. Nun wollte Bruder Lustig auch hindurch, aber das Wasser wurde größer und stieg ihm an den Hals. Da rief er: "Bruder, hilf mir." Sagte der heilige Petrus: "Willst du auch gestehen, daß du das Herz von dem Lamm gegessen hast?" "Nein," antwortete er, "ich hab es nicht gegessen." Da ward das Wasser noch größer und stieg ihm bis an den Mund, "hilf mir, Bruder," rief der Soldat. Sprach der heilige Petrus noch einmal: "Willst du auch gestehen, daß du das Herz vom Lamm gegessen hast?" "Nein," antwortete er, "ich hab es nicht gegessen." Der heilige Petrus wollte ihn doch nicht ertrinken lassen, ließ das Wasser wieder fallen und half ihm hinüber.
Nun zogen sie weiter, und kamen in ein Reich, da hörten sie, daß die Königstochter todkrank läge. "Hallo, Bruder," sprach der Soldat zum heiligen Petrus, "da ist ein Fang für uns, wenn wir die gesund machen, so ist uns auf ewige Zeiten geholfen." Da war ihm der heilige Petrus nicht geschwind genug, "nun, heb die Beine auf, Bruderherz," sprach er zu ihm, "daß wir noch zu rechter Zeit hinkommen." Der heilige Petrus ging aber immer langsamer, wie auch der Bruder Lustig ihn trieb und schob, bis sie endlich hörten, die Königstochter wäre gestorben. "Da haben wirs," sprach der Bruder Lustig, "das kommt von deinem schläfrigen Gang." "Sei nur still," antwortete der heilige Petrus, "ich kann noch mehr als Kranke gesund machen, ich kann auch Tote wieder ins Leben erwecken." "Nun, wenn das ist," sagte der Bruder Lustig, "so laß ich mirs gefallen, das halbe Königreich mußt du uns aber zum wenigsten damit verdienen." Darauf gingen sie in das königliche Schloß, wo alles in großer Trauer war: der heilige Petrus aber sagte zu dem König, er wolle die Tochter wieder lebendig machen. Da ward er zu ihr geführt, und dann sprach er: "Bringt mir einen Kessel mit Wasser," und wie der gebracht war, hieß er jedermann hinausgehen, und nur der Bruder Lustig durfte bei ihm bleiben. Darauf schnitt er alle Glieder der Toten los und warf sie ins Wasser, machte Feuer unter den Kessel und ließ sie kochen. Und wie alles Fleisch von den Knochen herabgefallen war, nahm er das schöne weiße Gebein heraus und legte es auf eine Tafel, und reihte und legte es nach seiner natürlichen Ordnung zusammen. Als das geschehen war, trat er davor und sprach dreimal: "Im Namen der allerheiligsten Dreifaltigkeit, Tote, steh auf." Und beim drittenmal erhob sich die Königstochter lebendig, gesund und schön. Nun war der König darüber in großer Freude und sprach zum heiligen Petrus: "Begehre deinen Lohn, und wenns mein halbes Königreich wäre, so will ich dirs geben." Der heilige Petrus aber antwortete: "Ich verlange nichts dafür." "O, du Hans Narr!, dachte der Bruder Lustig bei sich, stieß seinen Kameraden in die Seite und sprach: "Sei doch nicht so dumm, wenn du nichts willst, so brauch ich doch was." Der heilige Petrus aber wollte nichts; doch weil der König sah, daß der andere gerne was wollte, ließ er ihm vom Schatzmeister seinen Ranzen mit Gold anfüllen.
Sie zogen darauf weiter, und wie sie in einen Wald kamen, sprach der heilige Petrus zum Bruder Lustig: "Jetzt wollen wir das Gold teilen." "Ja," antwortete er, "das wollen wir tun." Da teilte der heilige Petrus das Gold, und teilte es in drei Teile. Dachte der Bruder Lustig: "Was er wieder für einen Sparren im Kopf hat! Macht drei Teile, und unser sind zwei." Der heilige Petrus aber sprach: "Nun habe ich genau geteilt, ein Teil für mich, ein Teil für dich, und ein Teil für den, der das Herz vom Lamm gegessen hat." "O, das hab ich gegessen," antwortete der Bruder Lustig und strich geschwind das Gold ein, "das kannst du mir glauben." "Wie kann das wahr sein," sprach der heilige Petrus, "ein Lamm hat ja kein Herz." "Ei, was, Bruder, wo denkst du hin! Ein Lamm hat ja ein Herz, so gut wie jedes Tier, warum sollte das allein keins haben?, "Nun, es ist schon gut," sagte der heilige Petrus, "behalt das Gold allein, aber ich bleibe nicht mehr bei dir und will meinen Weg allein gehen." "Wie du willst, Bruderherz," antwortete der Soldat, "leb wohl.'
Da ging der heilige Petrus eine andere Straße, Bruder Lustig aber dachte: "Es ist gut, daß er abtrabt, es ist doch ein wunderlicher Heiliger." Nun hatte er zwar Geld genug, wußte aber nicht mit umzugehen, vertats, verschenkts, und wie eine Zeit herum war, hatte er wieder nichts. Da kam er in ein Land, wo er hörte, daß die Königstochter gestorben wäre. "Holla!, dachte er, "das kann gut werden, die will ich wieder lebendig machen und mirs bezahlen lassen, daß es eine Art hat." Ging also zum König und bot ihm an, die Tote wieder zu erwecken. Nun hatte der König gehört, daß ein abgedankter Soldat herumziehe und die Gestorbenen wieder lebendig mache, und dachte, der Bruder Lustig wäre dieser Mann, doch weil er kein Vertrauen zu ihm hatte, fragte er erst seine Räte, die sagten aber, er könnte es wagen, da seine Tochter doch tot wäre. Nun ließ sich der Bruder Lustig Wasser im Kessel bringen, hieß jedermann hinausgehen, schnitt die Glieder ab, warf sie ins Wasser und machte Feuer darunter, gerade wie er es beim heiligen Petrus gesehen hatte. Das Wasser fing an zu kochen, und das Fleisch fiel herab, da nahm er das Gebein heraus und tat es auf die Tafel; er wußte aber nicht, in welcher Ordnung es liegen mußte, und legte alles verkehrt durcheinander. Dann stellte er sich davor und sprach: "Im Namen der allerheiligsten Dreifaltigkeit, Tote, steh auf," und sprachs dreimal, aber die Gebeine rührten sich nicht. Da sprach er es noch dreimal, abergleichfalls umsonst. "Du Blitzmädel, steh auf," rief er, "steh auf, oder es geht dir nicht gut." Wie er das gesprochen, kam der heilige Petrus auf einmal in seiner vorigen Gestalt, als verabschiedeter Soldat, durchs Fenster hereingegangen und sprach: "Du gottloser Mensch, was treibst du da, wie kann die Tote auferstehen, da du ihr Gebein so untereinander geworfen hast?" "Bruderherz, ich habs gemacht, so gut ich konnte," antwortete er. "Diesmal will ich dir aus der Not helfen, aber das sag ich dir, wo du noch einmal so etwas unternimmst, so bist du unglücklich, auch darfst du von dem König nicht das Geringste dafür begehren oder annehmen." Darauf legte der heilige Petrus die Gebeine in ihre rechte Ordnung, sprach dreimal zu ihr: "Im Namen der allerheiligsten Dreifaltigkeit, Tote, steh auf," und die Königstochter stand auf, war gesund und schön wie vorher. Nun ging der heilige Petrus wieder durchs Fenster hinaus: der Bruder Lustig war froh, daß es so gut abgelaufen war, ärgerte sich aber doch, daß er nichts dafür nehmen sollte. "Ich möchte nur wissen," dachte er, "was der für Mucken im Kopf hat, denn was er mit der einen Hand gibt, das nimmt er mit der andern: da ist kein Verstand drin." Nun bot der König dem Bruder Lustig an, was er haben wollte, er durfte aber nichts nehmen, doch brachte er es durch Anspielung und Listigkeit dahin, daß ihm der König seinen Ranzen mit Gold füllen ließ, und damit zog er ab. Als er hinauskam, stand vor dem Tor der heilige Petrus und sprach: "Schau, was du für ein Mensch bist, habe ich dir nicht verboten, etwas zu nehmen, und nun hast du den Ranzen doch voll Gold." "Was kann ich dafür," antwortete Bruder Lustig, "wenn mirs hineingesteckt wird." "Das sag ich dir, daß du nicht zum zweitenmal solche Dinge unternimmst, sonst soll es dir schlimm ergehen." "Ei, Bruder, sorg doch nicht, jetzt hab ich Gold, was soll ich mich da mit dem Knochenwaschen abgeben." "Ja," sprach der heilige Petrus, "das Gold wird lang dauern! Damit du aber hernach nicht wieder auf unerlaubten Wegen gehst, so will ich deinem Ranzen die Kraft geben, daß alles, was du dir hineinwünschest, auch darin sein soll. Leb wohl, du siehst mich nun nicht wieder." "Gott befohlen," sprach der Bruder Lustig und dachte: "Ich bin froh, daß du fortgehst, du wunderlicher Kauz, ich will dir wohl nicht nachgehen." An die Wunderkraft aber, die seinem Ranzen verliehen war, dachte er nicht weiter.
Bruder Lustig zog mit seinem Gold umher, und vertats und verfumfeits wie das erstemal. Als er nun nichts mehr als vier Kreuzer hatte, kam er an einem Wirtshaus vorbei und dachte: "Das Geld muß fort," und ließ sich für drei Kreuzer Wein und einen Kreuzer Brot geben. Wie er da saß und trank, kam ihm der Geruch von gebratenen Gänsen in die Nase. Bruder Lustig schaute und guckte, und sah, daß der Wirt zwei Gänse in der Ofenröhre stehen hatte. Da fiel ihm ein, daß ihm sein Kamerad gesagt hatte, was er sich in seinen Ranzen wünschte, das sollte darin sein. "Holla, das mußt du mit den Gänsen versuchen!" Also ging er hinaus, und vor der Türe sprach er: "So wünsch ich die zwei gebratenen Gänse aus der Ofenröhre in meinen Ranzen." Wie er das gesagt hatte, schnallte er ihn auf und schaute hinein, da lagen sie beide darin. "Ach, so ists recht," sprach er, "nun bin ich ein gemachter Kerl," ging fort auf eine Wiese und holte den Braten hervor. Wie er so im besten Essen war, kamen zwei Handwerksburschen daher und sahen die eine Gans, die noch nicht angerührt war, mit hungrigen Augen an. Dachte der Bruder Lustig: "Mit einer hast du genug," rief die zwei Burschen herbei und sprach: "Da nehmt die Gans und verzehrt sie auf meine Gesundheit." Sie bedankten sich, gingen damit ins Wirtshaus, ließen sich eine Halbe Wein und ein Brot geben, packten die geschenkte Gans aus und fingen an zu essen. Die Wirtin sah zu und sprach zu ihrem Mann: "Die zwei essen eine Gans, sieh doch nach, obs nicht eine von unsern aus der Ofenröhre ist." Der Wirt lief hin, da war die Ofenröhre leer. "Was, ihr Diebsgesindel, so wohlfeil wollt ihr Gänse essen! Gleich bezahlt, oder ich will euch mit grünem Haselsaft waschen." Die zwei sprachen: "Wir sind keine Diebe, ein abgedankter Soldat hat uns die Gans draußen auf der Wiese geschenkt." "Ihr sollt mir keine Nase drehen, der Soldat ist hier gewesen, aber als ein ehrlicher Kerl zur Tür hinaus gegangen, auf den hab ich acht gehabt: ihr seid die Diebe und sollt bezahlen." Da sie aber nicht bezahlen konnten, nahm er den Stock und prügelte sie zur Türe hinaus.
Bruder Lustig ging seiner Wege und kam an einen Ort, da stand ein prächtiges Schloß und nicht weit davon ein schlechtes Wirtshaus. Er ging in das Wirtshaus und bat um ein Nachtlager, aber der Wirt wies ihn ab und sprach: "Es ist kein Platz mehr da, das Haus ist voll vornehmer Gäste." "Das nimmt mich wunder," sprach der Bruder Lustig, "daß sie zu Euch kommen und nicht in das prächtige Schloß gehen." "Ja," antwortete der Wirt, "es hat was an sich, dort eine Nacht zu liegen, wers noch versucht hat, ist nicht lebendig wieder herausgekommen." "Wenns andere versucht haben," sagte der Bruder Lustig, "will ichs auch versuchen." "Das laßt nur bleiben," sprach der Wirt, "es geht Euch an den Hals." "Es wird nicht gleich an den Hals gehen," sagte der Bruder Lustig, "gebt mir nur die Schlüssel und brav Essen und Trinken mit." Nun gab ihm der Wirt die Schlüssel und Essen und Trinken, und damit ging der Bruder Lustig ins Schloß, ließ sichs gut schmecken, und als er endlich schläfrig wurde, legte er sich auf die Erde, denn es war kein Bett da. Er schlief auch bald ein, in der Nacht aber wurde er von einem großen Lärm aufgeweckt, und wie er sich ermunterte, sah er neun häßliche Teufel in dem Zimmer, die hatten einen Kreis um ihn gemacht und tanzten um ihn herum. Sprach der Bruder Lustig: "Nun tanzt, solang ihr wollt, aber komm mir keiner zu nah." Die Teufel aber drangen immer näher auf ihn ein und traten ihm mit ihren garstigen Füßen fast ins Gesicht. "Habt Ruh, ihr Teufelsgespenster," sprach er, aber sie triebens immer ärger. Da ward der Bruder Lustig bös und rief: "Holla, ich will bald Ruhe stiften!" kriegte ein Stuhlbein und schlug mitten hinein. Aber neun Teufel gegen einen Soldaten war doch zuviel, und wenn er auf den vordern zuschlug, so packten ihn die andern hinten bei den Haaren und rissen ihn erbärmlich. "Teufelspack," rief er, "jetzt wird mirs zu arg: wartet aber! Alle neune in meinen Ranzen hinein!" Husch, steckten sie darin, und nun schnallte er ihn zu und warf ihn in eine Ecke. Da wars auf einmal still, und Bruder Lustig legte sich wieder hin und schlief bis an den hellen Morgen. Nun kamen der Wirt und der Edelmann, dem das Schloß gehörte, und wollten sehen, wie es ihm ergangen wäre; als sie ihn gesund und munter erblickten, erstaunten sie und fragten: "Haben Euch denn die Geister nichts getan?" "Warum nicht gar," antwortete Bruder Lustig, "ich habe sie alle neune in meinem Ranzen. Ihr könnt Euer Schloß wieder ganz ruhig bewohnen, es wird von nun an keiner mehr darin umgehen!" Da dankte ihm der Edelmann, beschenkte ihn reichlich und bat ihn, in seinen Diensten zu bleiben, er wollte ihn auf sein Lebtag versorgen. "Nein," antwortete er, "ich bin an das Herumwandern gewöhnt, ich will weiterziehen." Da ging der Bruder Lustig fort, trat in eine Schmiede und legte den Ranzen, worin die neun Teufel waren, auf den Amboß, und bat den Schmied und seine Gesellen zuzuschlagen. Die schlugen mit ihren großen Hämmern aus allen Kräften zu, daß die Teufel ein erbärmliches Gekreisch erhoben. Wie er danach den Ranzen aufmachte, waren achte tot, einer aber, der in einer Falte gesessen hatte, war noch lebendig, schlüpfte heraus und fuhr wieder in die Hölle.
Darauf zog der Bruder Lustig noch lange in der Welt herum, und wers wüßte, könnte viel davon erzählen. Endlich aber wurde er alt und dachte an sein Ende, da ging er zu einem Einsiedler, der als ein frommer Mann bekannt war, und sprach zu ihm: "Ich bin das Wandern müde und will nun trachten, in das Himmelreich zu kommen." Der Einsiedler antwortete: "Es gibt zwei Wege, der eine ist breit und angenehm und führt zur Hölle, der andere ist eng und rauh und führt zum Himmel." "Da müßt ich ein Narr sein," dachte der Bruder Lustig, "wenn ich den engen und rauhen Weg gehen sollte." Machte sich auf und ging den breiten und angenehmen Weg, und kam endlich zu einem großen schwarzen Tor, und das war das Tor der Hölle. Bruder Lustig klopfte an, und der Torwächter guckte, wer da wäre. Wie er aber den Bruder Lustig sah, erschrak er, denn er war gerade der neunte Teufel, der mit in dem Ranzen gesteckt hatte und mit einem blauen Auge davongekommen war. Darum schob er den Riegel geschwind wieder vor, lief zum Obersten der Teufel und sprach "draußen ist ein Kerl mit einem Ranzen und will herein, aber laßt ihn beileibe nicht herein, er wünscht sonst die ganze Hölle in seinen Ranzen. Er hat mich einmal garstig darin hämmern lassen." Also ward dem Bruder Lustig hinausgerufen, er sollte wieder abgehen, er käme nicht herein. "Wenn sie mich da nicht wollen," dachte er, "will ich sehen, ob ich im Himmel ein Unterkommen finde, irgendwo muß ich doch bleiben." Kehrte also um und zog weiter, bis er vor das Himmelstor kam, wo er auch anklopfte. Der heilige Petrus saß gerade dabei als Torwächter: Der Bruder Lustig erkannte ihn gleich und dachte: "Hier findest du einen alten Freund, da wirds besser gehen." Aber der heilige Petrus sprach: "Ich glaube gar, du willst in den Himmel?" "Laß mich doch ein, Bruder, ich muß doch wo einkehren; hätten sie mich in der Hölle aufgenommen, so wär ich nicht hierher gegangen." "Nein," sagte der heilige Petrus, "du kommst nicht herein." "Nun, willst du mich nicht einlassen, so nimm auch deinen Ranzen wieder: dann will ich gar nichts von dir haben," sprach der Bruder Lustig. "So gib ihn her," sagte der heilige Petrus. Da reichte er den Ranzen durchs Gitter in den Himmel hinein, und der heilige Petrus nahm ihn und hing ihn neben seinen Sessel auf. Da sprach der Bruder Lustig: "Nun wünsch ich mich selbst in meinen Ranzen hinein." Husch, war er darin, und saß nun im Himmel, und der heilige Petrus mußte ihn darin lassen.