Ngày xưa có một ả làm bếp tên là Gretel. Ả đi giầy đế đỏ. Mỗi khi đi ra ngoài với đôi giày ấy, ả quay người tự ngắm mình, rồi tủm tỉm cười nói một mình:
- Mình là cô gái xinh đẹp đấy chứ?
Mỗi khi đi đâu về, ả vui vẻ làm một ngụm rượu vang. Rượu vào thì lại thích nhắm, ả chọn món gì ngon nhất, nếm cho đến khi nó chán mới thôi. Ả nghĩ:
- Đầu bếp phải nếm xem nấu có ngon không?
Có lần ông chủ bảo ả:
-Gretel , hôm nay có khách tới. Làm thịt hai con gà và nấu cho thật ngon nhé!
Gretel đáp:
- Thưa ông chủ, việc ấy con sẽ làm.
Ả bắt gà làm thịt, giội nước sôi, làm lông, xiên gà, rồi chập tối treo lên bếp quay. Gà đã ngả màu vàng, có phần nào đã quá chín, nhưng mà khách chưa thấy đến. Lúc đó, ả thưa với chủ:
- Nếu khách không tới thì con phải bỏ gà xuống, không ăn ngay lúc này thì thật đáng tiếc, vì lúc vừa đương nóng đẫm mỡ ăn là ngon nhất.
Ông chủ nói:
- Thôi tao đành chạy đi đón khách vậy.
Chủ vừa quay lưng đi, Gretel hạ ngay xiên gà xuống, nghĩ bụng:
- Đứng mãi bên lửa chỉ tổ đổ mồ hôi và khát nước. Biết khi nào khách tới. Trong khi chờ đợi, mình hãy nhảy xuống hầm rượu làm một ngụm vậy.
Ả chạy xuống, đặt cái vò dưới thùng để hứng rượu và nói:
- Lạy Chúa ban phước lành cho ngươi,Gretel!
Rồi ả làm một hơi dài ngon lành. Ả lại nói:
- Rượu phải tợp một mạch, uống ngắt quãng mất ngon.
Rồi ả làm thêm một hơi dài cẩn thận!
Giờ ả lấy xiên gà móc lên bếp lửa, phết bơ lên gà và vui vẻ ngồi quay gà.
Ngửi mùi gà quay thơm nức, ả nghĩ bụng:
- Biết đâu lại thiếu cái gì thì sao, cứ phải nếm thôi.
Lấy tay quệt gà và đưa lên miệng liếm, ả nói:
- Chà, gà quay ngon ơi là ngon! Không ăn ngay thật là uổng và có tội!
Ả chạy ra cửa sổ ngó xem chủ và khách sắp tới chưa. Chẳng thấy một ai, ả lại chỗ đôi gà quay, nghĩ bụng:
- Một cánh bị cháy, ăn biến đi là hơn.
Ả liền chặt một cánh và ăn hết ngay. Thấy ngon miệng, ả nghĩ:
- Cánh kia cũng phải xẻo nốt, kẻo chủ sẽ nhận ra.
Ăn xong đôi cánh. Ả lại ra ngóng xem, nhưng không thấy ông chủ. Ả chợt nghĩ:
- Ai mà biết được, họ chẳng buồn về, đã ghé vào đâu rồi.
Ả tự nhủ:
- Chà, cô Gretel ơi, mọi việc đều tốt thôi! Đã làm một đôi cánh, uống thêm chút rượu, đánh chén nốt cho hết một con. Khi đã hết thì mới được yên thân. Tại sao lại bỏ phí của trời cho nhỉ!
Ả lại chạy xuống hầm, làm một hơi rượu cho khoan khoái, rồi vui vẻ ăn hết nhẵn con gà.
Một con gà trong bụng mà chủ vẫn chưa về. Ả nhìn con kia bảo:
- Chỗ nào có con thứ nhất thì con thứ hai cũng phải ở đó, phải sống có đôi chứ! Con đầu đã ổn thì con thứ hai cũng xuôi. Giờ mình có làm một hơi rượu nữa cũng chẳng hại gì.
Và rồi ả làm một hơi rượu khai vị và cho con gà thứ hai chạy theo con kia.
Đang lúc ngon miệng thì chủ về gọi:
- Nhanh tay lên Gretel, khách đến ngay giờ đấy!
Gretel đáp:
- Thưa ông chủ, vâng ạ. Con xin dọn lên ngay ạ.
Trong lúc đó, chủ ngó nhìn xem đã dọn bát đĩa lên bàn chưa. Ông lấy con dao to vẫn để chặt gà, đem mài ở hành lang.
Khách vừa đến, khẽ gõ cửa rất là lễ phép và lịch sự. Grétel chạy ra xem ai, thấy khách bèn đưa ngón tay lên mồm ra hiệu và nói:
- Khe khẽ chứ! Liệu hồn mà chạy cho nhanh. Nếu chủ tôi mà tóm được ông thì bất hạnh đấy. Chủ tôi mời ông đến ăn tối, nhưng chỉ là cớ để xẻo hai tai của ông thôi. Cứ nghe tiếng mài dao thì biết!
Khách nghe tiếng loẹt xoẹt mài dao, vội chạy xuống thang cho mau. Gretel nhanh trí vừa chạy vào tìm chủ vừa kêu:
- Gớm! Khách ông mời sao mà quý hóa thế!
- Trời! Tại sao lại thế Greten? Thế là thế nào?
Ả đáp:
- Vâng, đúng thế, con đang bưng gà lên thì ông ấy tới và ôm luôn hai con gà quay chạy mất.
Chủ tiếc đôi gà quay ngon và nói:
- Giỏi thật đất! Ít nhất thì cũng để lại một con cho mình ăn mới phải.
Chủ chạy ra với gọi theo, khách làm như không nghe thấy. Sẵn dao đang cầm tay, chủ chạy đuổi theo kêu:
- Chỉ một thôi! Chỉ một thôi!
Ý nói là khách chỉ cần để lại một con thôi, đừng lấy cả hai. Khách lại nghĩ, chỉ cần đưa cho xẻo một tai và cắm đầu chạy như người bị cháy dưới chân để mang được đôi tai còn nguyên vẹn về nhà.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war eine Köchin, die hieß Gretel, die trug Schuhe mit roten Absätzen, und wenn sie damit ausging, so drehte sie sich hin und her, war ganz fröhlich und dachte 'du bist doch ein schönes Mädel.' Und wenn sie nach Hause kam, so trank sie aus Fröhlichkeit einen Schluck Wein, und weil der Wein auch Lust zum Essen macht, so versuchte sie das Beste, was sie kochte, so lang, bis sie satt war, und sprach 'die Köchin muß wissen, wies Essen schmeckt.'
Es trug sich zu, daß der Herr einmal zu ihr sagte 'Gretel, heut abend kommt ein Gast, richte mir zwei Hühner fein wohl zu.' 'Wills schon machen, Herr,' antwortete Gretel. Nun stachs die Hühner ab, brühte sie, rupfte sie, steckte sie an den Spieß, und brachte sie, wies gegen Abend ging, zum Feuer, damit sie braten sollten. Die Hühner fingen an braun und gar zu werden, aber der Gast war noch nicht gekommen. Da rief Gretel dem Herrn 'kommt der Gast nicht, so muß ich die Hühner vom Feuer tun, ist aber Jammer und Schade, wenn sie nicht bald gegessen werden, wo sie am besten im Saft sind.' Sprach der Herr 'so will ich nur selbst laufen und den Gast holen.' Als der Herr den Rücken gekehrt hatte, legte Gretel den Spieß mit den Hühnern beiseite und dachte 'so lange da beim Feuer stehen macht schwitzen und durstig, wer weiß, wann die kommen! derweil spring ich in den Keller und tue einen Schluck.' Lief hinab, setzte einen Krug an, sprach 'Gott gesegnes dir, Gretel,' und tat einen guten Zug. 'Der Wein hängt aneinander,' sprachs weiter, 'und ist nicht gut abbrechen,' und tat noch einen ernsthaften Zug. Nun ging es und stellte die Hühner wieder übers Feuer, strich sie mit Butter und trieb den Spieß lustig herum. Weil aber der Braten so gut roch, dachte Gretel 'es könnte etwas fehlen, versucht muß er werden!' schleckte mit dem Finger und sprach 'ei, was sind die Hühner so gut! ist ja Sünd und Schand, daß man sie nicht gleich ißt!' Lief zum Fenster, ob der Herr mit dem Gast noch nicht käm, aber es sah niemand: stellte sich wieder zu den Hühnern, dachte 'der eine Flügel verbrennt, besser ists, ich eß ihn weg.' Also schnitt es ihn ab und aß ihn auf, und er schmeckte ihm, und wie es damit fertig war, dachte es 'der andere muß auch herab, sonst merkt der Herr, daß etwas fehlt.' Wie die zwei Flügel verzehrt waren, ging es wieder und schaute nach dem Herrn und sah ihn nich t. 'Wer weiß,' fiel ihm ein, 'sie kommen wohl gar nicht und sind wo eingekehrt.' Da sprachs 'hei, Gretel, sei guter Dinge, das eine ist doch angegriffen, tu noch einen frischen Trunk und iß es vollends auf, wenns all ist, hast du Ruhe: warum soll die gute Gottesgabe umkommen?' Also lief es noch einmal in den Keller, tat einen ehrbaren Trunk, und aß das eine Huhn in aller Freudigkeit auf. Wie das eine Huhn hinunter war und der Herr noch immer nicht kam, sah Gretel das andere an und sprach 'wo das eine ist, muß das andere auch sein, die zwei gehören zusammen: was dem einen recht ist, das ist dem andern billig; ich glaube, wenn ich noch einen Trunk tue, so sollte mirs nicht schaden.' Also tat es noch einen herzhaften Trunk, und ließ das zweite Huhn wieder zum andern laufen.
Wie es so im besten Essen war, kam der Herr dahergegangen und rief 'eil dich, Gretel, der Gast kommt gleich nach.' 'Ja, Herr, wills schon zurichten,' antwortete Gretel. Der Herr sah indessen, ob der Tisch wohl gedeckt war, nahm das große Messer, womit er die Hühner zerschneiden wollte, und wetzte es auf dem Gang. Indem kam der Gast, klopfte sittig und höflich an der Haustüre. Gretl lief und schaute, wer da war, und als es den Gast sah, hielt es den Finger an den Mund und sprach 'still! still! macht geschwind, daß Ihr wieder fortkommt, wenn Euch mein Herr erwischt, so seid Ihr unglücklich; er hat Euch zwar zum Nachtessen eingeladen, aber er hat nichts anders im Sinn, als Euch die beiden Ohren abzuschneiden. Hört nur, wie er das Messer dazu wetzt.' Der Gast hörte das Wetzen und eilte, was er konnte, die Stiegen wieder hinab. Gretel war nicht faul, lief schreiend zu dem Herrn und rief 'da habt Ihr einen schönen Gast eingeladen!' 'Ei, warum, Gretel? was meinst du damit?' 'Ja,' sagte es, 'der hat mir beide Hühner, die ich eben auftragen wollte, von der Schüssel genommen und ist damit fortgelaufen.' 'Das ist feine Weise!' sprach der Herr, und ward ihm leid um die schönen Hühner, 'wenn er mir dann wenigstens das eine gelassen hätte, damit mir was zu essen geblieben wäre.' Er rief ihm nach, er sollte bleiben, aber der Gast tat, als hörte er es nicht. Da lief er hinter ihm her, das Messer noch immer in der Hand, und schrie 'nur eins! nur eins!' und meinte, der Gast sollte ihm nur ein Huhn lassen und nicht alle beide nehmen: der Gast aber meinte nicht anders, als er sollte eins von seinen Ohren hergeben, und lief, als wenn Feuer unter ihm brennte, damit er sie beide heim brächte.