Bác nông dân nghèo khó


Das Bürle


Ngày xưa ở làng kia, cả làng giàu có, duy chỉ có một người nghèo. Cả làng gọi bác nông dân nghèo kia là Nhà Nông. Bác ta nghèo tới mức không có lấy một con bò, mà tiền để mua bò bác cũng không có nốt. Hai vợ chồng chỉ mong sao có một con bò. Có lần bác nói với vợ:
- Tôi vừa mới nghĩ ra, chúng ta có người bà con làm thợ mộc, vợ chồng ta đến nói chú ấy làm cho một con bê bằng gỗ, rồi cho đánh màu giống như những con bê khác. Rồi con bê nó sẽ lớn lên thành con bò.
Vợ bác Nhà Nông đến nói với người bà con. Bác phó mộc đẽo gỗ, rồi bào cho nhẵn con bê gỗ, bác đánh màu cho giống những con bê khác. Con bê gỗ cúi đầu xuống làm như nó đang gặm cỏ.
Sáng sớm chú mục đồng đã đánh bò ra đồng cỏ, thấy chú mục đồng, bác nông dân gọi:
- Này chú mục đồng, ta có con bê, nhưng nó còn bé nên phải ôm nó theo ra đồng cỏ.
Chú mục đồng đáp:
- Vâng, cũng được.
Rồi chú cắp nách con bê và mang nó đặt trên đồng cỏ. Con bê đứng nguyên tại chỗ và bắt đầu gặm cỏ. Nhìn thấy thế, chú mục đồng nói:
- Hay quá, nó gặm được cỏ thì chắc chắn nó sẽ chạy được!
Đến sẩm tối, chú mục đồng chăn đàn bò về, chú nói với con bê:
- Đứng ăn cho no đi, giờ thì mi có thể đi bằng bốn chân được rồi, ta khỏi phải cắp nách mang mi về nữa.
Bác Nhà Nông đứng sẵn ở cửa chờ bê của mình. Khi chú mục đồng cùng đàn bà đi qua, nhưng không thấy con bê, bác nông dân cất tiếng hỏi. Chú mục đồng đáp:
- Con bê còn ở ngoài đồng cỏ. Nó đang gặm cỏ nên không về cùng.
Bác Nhà Nông nói:
- Trời ơi, tôi phải ra dắt nó về mới được!
Thế là cả hai ra đồng cỏ, nhưng đã có người ăn trộm mất con bê. Chú mục đồng nói:
- Hay là con bê nó chạy lạc đâu đó.
Bác Nhà Nông nói:
- Theo tôi thì không phải thế.
Rồi bác dẫn chú mục đồng tới trưởng làng. Trưởng làng kết tội chú mục đồng về sự cẩu thả và bắt phải đền bằng một con bò.
Giờ đây hai vợ chồng bác Nhà Nông có con bò mà bấy lâu nay mơ ước. Vợ chồng hết sức vui mừng. Nhưng vì không có lúa mạch cho bò nên ít lâu sau phải giết bò. Thịt ướp muối để dành. Da bò bác đem đi bán ở thành phố để lấy tiền mua một con bê.
Khi đi qua cái cối xay gió, bác nông dân nhìn thấy một con quạ gãy cánh. Mủi lòng thương hại, bác nhấc nó cho vào tấm da bò.
Trời bỗng nổi gió, mưa như trút nước, bác đành phải vào trú nhờ trong nhà cối xay gió. Chỉ có vợ bác thợ cối xay ở nhà. Bà bảo bác Nhà Nông.
- Bác nằm nghỉ tạm trên đống rơm ấy.
Rồi bà mời bác bánh mì có phết pho mát. Bác Nhà Nông ăn xong, rồi ngả lưng trên đống rơm. Tấm da bò ở ngay bên cạnh người. Vợ bác thợ cối xay nhìn và nghĩ:
- Ông ấy mệt nên ngủ ngay.
Ngay sau đó thì linh mục tới. Vợ bác thợ cối xay niềm nở tiếp đón và nói:
- Chồng tôi không có nhà. Chúng ta có thể ăn uống đôi chút.
Bác Nhà Nông lắng nghe họ nói với nhau thì biết vợ bác thợ cối xay lấy rượu, bánh ngọt, thịt nướng và món sa lát ra để ăn uống với linh mục. Bác tức giận vì mình trước đó chỉ được mời ăn suông bánh mì phết pho mát.
Hai người vừa mới ngồi vào bàn thì nghe có tiếng gõ cửa. Vợ bác thợ cối xay nói:
- Trời ơi, lại đúng chồng tôi rồi.
Bà giấu ngay thịt nướng vào trong lò sưởi, chai rượu dưới gối, sa lát để trên giường, còn bánh ngọt giấu dưới gầm giường, ấn giấu linh mục vào trong tủ. Xong xuôi, bà ra mở cửa cho chồng và nói:
- Nhờ trời mà ông về được tới nhà đó. Mưa to gió lớn cứ như muốn cuốn đi tất cả.
Nhìn thấy người lạ nằm trên đống rơm, chồng hỏi:
- Ai mà lại nằm đó?
Vợ đáp:
- À, đó là người qua đường, gặp mưa to gió lớn vào xin trú nhờ, tôi có đưa cho bánh mì phết bơ và bảo nằm tạm trên đống rơm.
Chồng nói:
- Ờ thế cũng được, nhưng làm cho tôi chút ít thức ăn đi, đói rồi.
Vợ đáp:
- Nhà chỉ còn bánh mì phết pho mát.
Chồng nói:
- Thì bánh mì phết pho mát cũng được.
Chồng ngắm nhìn người lạ nằm trên đống rơm, rồi gọi:
- Dậy đi, ra ăn với tôi cho vui!
Chẳng phải đợi nói tới lần thứ hai, bác Nhà Nông vươn vai đứng dậy ra ngồi ăn cùng. Bác thợ cối xay lại thấy có tấm da bò ở trên đống rơm, tò mò bác hỏi:
- Này, bác có cái gì đó?
Bác Nhà Nông đáp:
- Có nhà tiên tri ở trong đó.
- Thế nhà tiên tri có thể đoán cho tôi được không?
- Sao lại không được nhỉ! Nhưng nhà tiên tri chỉ nói cho biết bốn điều. Điều thứ năm thì giữ lại.
Bác thợ cối xay trở nên tò mò. Bác bảo:
- Thì cho đoán thử cái xem.
Bác Nhà Nông ấn cổ nhà tiên tri, nó kêu "cu qua quạ." Bác bảo:
- Điều thứ nhất nó nói là rượu vang ở dưới gối.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Rồi bác lật gối thì thấy rượu vang. Bác bảo:
- Nói tiếp tục đi!
Bác Nhà Nông lại ấn cho quạ kêu, rồi bảo:
- Điều thứ hai nó nói là thịt nướng ở trong lò sưởi.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Rồi bác lại chỗ lò sưởi và tìm thấy thịt nướng. Bác Nhà Nông lại để cho quạ tiên đoán tiếp. Bác bảo:
- Điều thứ ba nó nói là món sa lát để ở trên giường.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Rồi bác lại phía giường và thấy món sa lát. Cuối cùng bác Nhà Nông ấn cổ quạ lần nữa cho nó kêu. Rồi bác bảo:
- Điều thứ tư nó nói là bánh ngọt để ở dưới gầm giường.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Bác lại phía giường và thấy bánh ngọt ở dưới gầm giường.
Rồi hai người ngồi vào bàn ăn. Vợ bác thợ cối xay hoảng sợ, lên ngay giường trùm chăn, tay giữ khư khư chùm chìa khóa. Bác thợ cối xay nóng lòng muốn biết điều thứ năm. Bác Nhà Nông nói:
- Trước tiên chúng ta cứ thong thả ăn bốn thứ này đã. Điều thứ năm là một tin dữ.
Ăn xong, cả hai ngồi mặc cả với nhau, nếu nói điều thứ năm thì bác thợ cối xay gió trả bao nhiêu tiền. Cuối cùng cả hai nhất trí là ba trăm Taler (ba trăm quan tiền). Bác Nhà Nông ấn mạnh cổ quạ làm nó kêu lớn "quạ quạ."
Bác thợ cối xay hỏi:
- Nó nói cái gì vậy?
Bác Nhà Nông nói:
- Nó bảo, ở trong tủ có con quỷ nấp.
Bác thợ cối xay bảo:
- Quỷ thì phải ra khỏi nhà mau!
Vợ bác thợ cối xay đưa chìa khóa cho bác Nhà Nông mở tủ. Linh mục chạy tháo thân bán sống bán chết ra khỏi cổng nhà. Bác thợ cối xay nói:
- Đúng là chính mắt tôi nhìn thấy cái bóng đen chạy vụt từ trong tủ ra.
Tờ mờ sáng ngày hôm sau là bác Nhà Nông ôm ba trăm Taler biến mất.
Có tiền, bác Nhà Nông thuê thợ xây nhà. Căn nhà nom khang trang, đẹp hơn các ngôi nhà khác trong làng.
Thấy vậy, nông dân trong làng nói:
- Cái thằng Nhà Nông phải đã từng tới nơi, tuyết là vàng ròng, cầm chổi quét được tiền.
Bác Nhà Nông bị gọi lên gặp trưởng làng, trả lời của cải lấy đâu ra. Bác trả lời:
- Tôi bán tấm da bò ở thành phố được ba trăm Taler.
Biết được tin ấy, nông dân trong làng thi nhau giết bò lấy da, họ mong sẽ bán được nhiều tiền. Trưởng làng nói:
- Phải để cho con gái tôi đi đầu đoàn.
Tới thành phố, cô đưa da bò bán cho thương gia. Thương gia chỉ trả ba Taler. Những người sau bán không được đến ba Taler. Thương gia nói:
- Dễ gì lại có người mua cho đống da bò này!
Nông dân trong làng tức giận về chuyện lừa dối họ của bác Nhà Nông và tìm cách trả thù, họ thưa kiện với trưởng làng về chuyện đó. Bác Nhà Nông vô tội kia bị dân làng biểu quyết kết án tử hình bằng cách nhốt vào trong thùng rượu lớn có đục lỗ, rồi lăn thùng xuống sông.
Bác Nhà Nông bị dẫn tới nơi hành hình. Một cha đạo sẽ đọc kinh. Thoáng nhìn bác Nhà Nông nhận ngay ra cha đạo chính là linh mục đã ở nơi vợ bác thợ cối xay. Bác nói với cha đạo:
- Khi trước tôi đã cứu cha khỏi tủ, giờ cha hãy cứu tôi khỏi thùng rượu.
Đúng lúc đó người mục đồng đánh đàn cừu đi qua. Bác Nhà Nông vẫn biết người mục đồng muốn được làm trưởng làng. Bỗng bác nói lớn:
- Tôi không làm đâu, dù cho khắp thiên hạ muốn thế thì tôi cũng không làm đâu!
Người mục đồng nghe nói thế thì lại hỏi:
- Bác định thế nào? Bác không thích làm cái gì?
Bác Nhà Nông nói:
- Họ bảo tôi ngồi vào trong thùng rượu, họ sẽ bầu làm trưởng làng. Tôi không muốn làm.
Người mục đồng nói:
- Chỉ có thế mà được làm trưởng làng thì để tôi ngồi vào trong thùng rượu cho!
Bác Nhà Nông nói:
- Bác cứ ngồi vào là được làm trưởng làng ngay.
Người mục đồng khoái chí, ngồi ngay vào trong thùng rượu. bác Nhà Nông đóng nắp thùng lại. Rồi bác đánh đàn cừu đi tiếp.
Linh mục trở về làng báo là đã đọc kinh cầu siêu. Lúc đó dân làng tới chỗ hành hình lăn xuống sông. Người mục đồng nói lớn:
- Tôi muốn làm trưởng làng.
Dân làng cứ tưởng bác Nhà Nông kia ở trong thùng. Họ nói:
- Thì cũng được chẳng sao. Nhưng khi nào ở dưới nước đã.
Rồi họ lăn thùng rượu xuống sông.
Xong việc, họ kéo nhau về làng thì gặp bác Nhà Nông đang thủng thẳng đánh đàn cừu về. Họ hết sức ngạc nhiên nên hỏi:
- Bác Nhà Nông, bác từ đâu ra đây? Từ dưới sông lên hả?
Bác Nhà Nông đáp:
- Tất nhiên rồi! Xuống tới đáy sông, tôi đạp nắp thùng và chui ra. Trước mắt tôi là những cánh đồng cỏ có rất nhiều cừu. Tôi gom lấy một đàn cho mình.
Dân làng hỏi:
- Thế còn nhiều cừu không?
Bác Nhà Nông đáp:
- Ối chà, nhiều ơi là nhiều, cả làng cũng không lấy hết nổi.
Thế là dân làng hẹn nhau đi lấy cừu. Ai cũng muốn lấy cho mình một đàn cừu. Trưởng làng nói:
- Để tôi lấy trước đấy nhé!
Thế là cả làng tụ tập lại để rủ nhau xuống sông. Trên bầu trời xanh bỗng có đám mây nom như đám lông cừu. Bóng mây phản chiếu xuống mặt nước, dân làng nhìn thấy nên nói:
- Đúng là ở dưới đáy sông có cừu.
Trưởng làng len ra phía trước và nói:
- Để tôi xuống trước xem sao, nếu đúng như vậy, tôi sẽ gọi mọi người.
Trưởng làng nhảy "tũm" một cái xuống nước. Dân làng nghe cứ tưởng là gọi "xuống đi!." Dân cả làng nhảy ùa xuống sông. Tất cả đều chết đuối. Người giàu có bây giờ lại là bác Nhà Nông.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war ein Dorf, darin saßen lauter reiche Bauern und nur ein armer, den nannten sie das Bürle (Bäuerlein). Er hatte nicht einmal eine Kuh und noch weniger Geld, eine zu kaufen und er und seine Frau hätten so gern eine gehabt. Einmal sprach er zu ihr: "Hör, ich habe einen guten Gedanken, da ist unser Gevatter Schreiner, der soll uns ein Kalb aus Holz machen und braun anstreichen, daß es wie ein anderes aussieht, mit der Zeit wirds wohl groß und gibt eine Kuh." Der Frau gefiel das auch, und der Gevatter Schreiner zimmerte und hobelte das Kalb zurecht, strich es an, wie sichs gehörte, und machte es so, daß es den Kopf herabsenkte, als fräße es.
Wie die Kühe des andern Morgens ausgetrieben wurden, rief das Bürle den Hirt herein und sprach: "Seht, da hab ich ein Kälbchen, aber es ist noch klein und muß noch getragen werden." Der Hirt sagte: "Schon gut," nahms in seinen Arm, trugs hinaus auf die Weide und stellte es ins Gras. Das Kälblein blieb da immer stehen wie eins, das frißt, und der Hirt sprach: "Das wird bald selber laufen, guck einer, was es schon frißt!" Abends, als er die Herde wieder heimtreiben wollte, sprach er zu dem Kalb: "Kannst du da stehen und dich satt fressen, so kannst du auch auf deinen vier Beinen gehen, ich mag dich nicht wieder auf dem Arm heimschleppen." Das Bürle stand aber vor der Haustüre und wartete auf sein Kälbchen. Als nun der Kuhhirt durchs Dorf trieb und das Kälbchen fehlte, fragte er danach. Der Hirt antwortete: "Das steht noch immer draußen und frißt, es wollte nicht aufhören und nicht mitgehen." Bürle aber sprach: "Ei was, ich muß mein Vieh wiederhaben." Da gingen sie zusammen nach der Wiese zurück, aber einer hatte das Kalb gestohlen, und es war fort. Sprach der Hirt: "Es wird sich wohl verlaufen haben." Das Bürle aber sagte: "Mir nicht so!" und führte den Hirten vor den Schultheiß, der verdammte ihn für seine Nachlässigkeit, daß er dem Bürle für das entkommene Kalb mußte eine Kuh geben.
Nun hatte das Bürle und seine Frau die lang gewünschte Kuh; sie freuten sich von Herzen, hatten aber kein Futter, und konnten ihr nichts zu fressen geben, also mußte sie bald geschlachtet werden. Das Fleisch salzten sie ein, und das Bürle ging in die Stadt und wollte das Fell dort verkaufen, um für den Erlös ein neues Kälbchen zu bestellen. Unterwegs kam er an eine Mühle, da saß ein Rabe mit gebrochenen Flügeln, den nahm er aus Erbarmen auf und wickelte ihn in das Fell. Weil aber das Wetter so schlecht ward, und Wind und Regen stürmte, konnte er nicht weiter, kehrte in die Mühle ein und bat um Herberge. Die Müllerin war allein zu Haus und sprach zu dem Bürle: "Da leg dich auf die Streu," und gab ihm ein Käsebrot. Das Bürle aß und legte sich nieder, sein Fell neben sich, und die Frau dachte: "Der ist müde und schläft." Indem kam der Pfaff, die Frau Müllerin empfing ihn wohl und sprach: "Mein Mann ist aus, da wollen wir uns traktieren." Bürle horchte auf, und wies von traktieren hörte, ärgerte es sich, daß es mit Käsebrot hätte vorlieb nehmen müssen. Da trug die Frau herbei und trug viererlei auf, Braten, Salat, Kuchen und Wein.
Wie sie sich nun setzten und essen wollten, klopfte es draußen. Sprach die Frau: "Ach Gott, das ist mein Mann!" Geschwind versteckte sie den Braten in die Ofenkachel, den Wein unters Kopfkissen, den Salat aufs Bett, den Kuchen unters Bett und den Pfaff in den Schrank auf dem Hausehrn. Danach machte sie dem Mann auf und sprach: "Gottlob, daß du wieder hier bist! Das ist ein Wetter, als wenn die Welt untergehen sollte!" Der Müller sahs Bürle auf dem Streu liegen und fragte: "Was will der Kerl da?" "Ach," sagte die Frau, "der arme Schelm kam in dem Sturm und Regen und bat um ein Obdach, da hab ich ihm ein Käsebrot gegeben und ihm die Streu angewiesen." Sprach der Mann: "Ich habe nichts dagegen, aber schaff mir bald etwas zu essen." Die Frau sagte: "Ich habe aber nichts als Käsebrot." "Ich bin mit allem zufrieden," antwortete der Mann, "meinetwegen mit Käsebrot," sah das Bürle an und rief: "komm und iß noch einmal mit." Bürle ließ sich das nicht zweimal sagen, stand auf und aß mit. Danach sah der Müller das Fell auf der Erde liegen, in dem der Rabe steckte, und fragte: "Was hast du da?" Antwortete das Bürle: "Da hab ich einen Wahrsager drin." "Kann der mir auch wahrsagen?" sprach der Müller.
"Warum nicht?" antwortete das Bürle, "er sagt aber nur vier Dinge, und das fünfte behält er bei sich." Der Müller war neugierig und sprach: "Laß ihn einmal wahrsagen." Da drückte Bürle dem Raben auf den Kopf, daß er quakte und "krr krr" machte. Sprach der Müller: "Was hat er gesagt?" Bürle antwortete: "Erstens hat er gesagt, es steckte Wein unterm Kopfkissen." "Das wäre des Kuckucks!" rief der Müller, ging hin und fand den Wein. "Nun weiter," sprach der Müller. Das Bürle ließ den Raben wieder quaksen und sprach: "Zweitens, hat er gesagt, wäre Braten in der Ofenkachel." "Das wäre des Kuckucks!" rief der Müller, ging hin und fand den Braten. Bürle ließ den Raben noch mehr weissagen und sprach: "Drittens, hat er gesagt, wäre Salat auf dem Bett." "Das wäre des Kuckucks!" rief der Müller, ging hin und fand den Salat. Endlich drückte das Bürle den Raben noch einmal, daß er knurrte, und sprach: "Viertens, hat er gesagt, wäre Kuchen unterm Bett." "Das wäre des Kuckucks!" rief der Müller, ging hin und fand den Kuchen.
Nun setzten sich die zwei zusammen an den Tisch, die Müllerin aber kriegte Todesängste, legte sich ins Bett und nahm alle Schlüssel zu sich. Der Müller hätte auch gern das fünfte gewußt, aber Bürle sprach: "Erst wollen wir die vier andern Dinge ruhig essen, denn das fünfte ist etwas Schlimmes." So aßen sie, und danach ward gehandelt, wieviel der Müller für die fünfte Wahrsagung geben sollte, bis sie um dreihundert Taler einig wurden. Da drückte das Bürle dem Raben noch einmal an den Kopf, daß er laut quakte. Fragte der Müller: "Was hat er gesagt?" Antwortete das Bürle: "Er hat gesagt, draußen im Schrank auf dem Hausehrn, da steckte der Teufel." Sprach der Müller: "Der Teufel muß hinaus," und sperrte die Haustür auf, die Frau aber mußte den Schlüssel hergeben, und Bürle schloß den Schrank auf. Da lief der Pfaff, was er konnte, hinaus, und der Müller sprach: "Ich habe den schwarzen Kerl mit meinen Augen gesehen: es war richtig." Bürle aber machte sich am andern Morgen in der Dämmerung mit den dreihundert Talern aus dem Staub.
Daheim tat sich das Bürle allgemach auf, baute ein hübsches Haus, und die Bauern sprachen: "Das Bürle ist gewiß gewesen, wo der goldene Schnee fällt und man das Geld mit Scheffeln heim trägt." Da ward Bürle vor den Schultheiß gefordert, es sollte sagen, woher sein Reichtum käme. Antwortete es: "Ich habe mein Kuhfell in der Stadt für dreihundert Taler verkauft." Als die Bauern das hörten, wollten sie auch den großen Vorteil genießen, liefen heim, schlugen all ihre Kühe tot und zogen die Felle ab, um sie in der Stadt mit dem großen Gewinn zu verkaufen. Der Schultheiß sprach: "Meine Magd muß aber vorangehen." Als diese zum Kaufmann in die Stadt kam, gab er ihr nicht mehr als drei Taler für ein Fell; und als die übrigen kamen, gab er ihnen nicht einmal soviel und sprach: "Was soll ich mit all den Häuten anfangen?'
Nun ärgerten sich die Bauern, daß sie vom Bürle hinters Licht geführt waren, wollten Rache an ihm nehmen und verklagten es wegen des Betrugs bei dem Schultheiß. Das unschuldige Bürle ward einstimmig zum Tod verurteilt, und sollte in einem durchlöcherten Faß ins Wasser gerollt werden. Bürle ward hinausgeführt und ein Geistlicher gebracht, der ihm eine Seelenmesse lesen sollte. Die andern mußten sich alle entfernen, und wie das Bürle den Geistlichen anblickte, so erkannte es den Pfaffen, der bei der Frau Müllerin gewesen war. Sprach es zu ihm: "Ich hab Euch aus dem Schrank befreit, befreit mich aus dem Faß." Nun trieb gerade der Schäfer mit einer Herde Schafe daher, von dem das Bürle wußte, daß er längst gerne Schultheiß geworden wäre, da schrie es aus allen Kräften: "Nein, ich tus nicht! Und wenns die ganze Welt haben wollte, nein, ich tus nicht!" Der Schäfer, der das hörte, kam herbei und fragte: "Was hast du vor? Was willst du nicht tun?" Bürle sprach: "Da wollen sie mich zum Schultheiß machen, wenn ich mich in das F aß setze, aber ich tus nicht." Der Schäfer sagte: "Wenns weiter nichts ist, um Schultheiß zu werden, wollte ich mich gleich in das Faß setzen." Bürle sprach: "Willst du dich hineinsetzen, so wirst du auch Schultheiß." Der Schäfer wars zufrieden, setzte sich hinein, und das Bürle schlug den Deckel drauf; dann nahm es die Herde des Schäfers für sich und trieb sie fort. Der Pfaff aber ging zur Gemeinde und sagte, die Seelenmesse wäre gelesen. Da kamen sie und rollten das Faß nach dem Wasser hin. Als das Faß zu rollen anfing, rief der Schäfer: "Ich will ja gerne Schultheiß werden." Sie glaubten nicht anders, als das Bürle schrie so, und sprachen: "Das meinen wir auch, aber erst sollst du dich da unten umsehen," und rollten das Faß ins Wasser hinein.
Darauf gingen die Bauern heim, und wie sie ins Dorf kamen, so kam auch das Bürle daher, trieb eine Herde Schafe ruhig ein und war ganz zufrieden. Da erstaunten die Bauern und sprachen: "Bürle, wo kommst du her? Kommst du aus dem Wasser?" "Freilich," antwortete das Bürle, "ich bin versunken tief, tief, bis ich endlich auf den Grund kam: ich stieß dem Faß den Boden aus und kroch hervor, da waren schöne Wiesen, auf denen viele Lämmer weideten, davon bracht ich mir die Herde mit." Sprachen die Bauern "sind noch mehr da?" "O ja," sagte das Bürle, "mehr, als ihr brauchen könnt." Da verabredeten sich die Bauern, daß sie sich auch Schafe holen wollten, jeder eine Herde; der Schultheiß aber sagte: "Ich komme zuerst." Nun gingen sie zusammen zum Wasser, da standen gerade am blauen Himmel kleine Flockwolken, die man Lämmerchen nennt, die spiegelten sich im Wasser ab, da riefen die Bauern: "Wir sehen schon die Schafe unten auf dem Grund." Der Schulz drängte sich hervor und sagte: "Nun will ich zuerst hinunter und mich umsehen; wenns gut ist, will ich euch rufen." Da sprang er hinein, "plump" klang es im Wasser. Sie meinten nicht anders, als er riefe ihnen zu "kommt!" und der ganze Haufe stürzte in einer Hast hinter ihm drein. Da war das Dorf ausgestorben, und Bürle als der einzige Erbe ward ein reicher Mann.