Ngày xửa ngày xưa có ba anh em nhà kia, cảnh nhà cứ mỗi ngày một nghèo túng hơn. Khi nhà chẳng còn gì để ăn nữa, ba anh em bảo nhau:
- Không thể như thế này được. Tốt nhất là chúng ta đi chu du thiên hạ để kiếm sống.
Ba anh em quyết định lên đường. Họ đi được chặng đường dài, đi qua nhiều cánh đồng cỏ, nhưng vẫn chưa gặp may. Một hôm họ tới cánh rừng lớn kia, giữa rừng là một ngọn núi. Khi tới gần, họ mới thấy đó là núi bạc. Người anh cả nói:
- Thế là vận may đã đến, anh chẳng còn mong mỏi gì hơn nữa.
Anh lấy bạc nhiều đến mức sức anh mang được. Anh mang bạc quay trở về nhà. Hai người em nói:
- Vận may của chúng ta phải là cái gì quí hơn bạc mới được.
Hai người không ai động tới núi bạc. Họ tiếp tục đi. Đi được mấy ngày đường thì họ tới ngọn núi kia, một ngọn núi vàng. Người anh thứ hai đứng đắn đo:
- Làm gì bây giờ? Lấy vàng nhiều đến mức đủ sống cả đời hay là đi tiếp?
Cuối cùng anh quyết định lấy vàng. Anh lấy đầy một túi to toàn vàng là vàng. Anh chúc người em út gặp may và lên đường trở về nhà.
Người em ít nói:
- Vàng bạc mình chẳng màng. Sao lại chối từ hạnh phúc nhỉ, biết đâu lại có hay hơn đến với ta!
Anh lại lên đường. Sau ba ngày anh tới một khu rừng rộng bao la tưởng chừng như không bao giờ hết rừng. Cơn đói khát nó hành hạ anh. Anh trèo lên ngọn một cây cao phóng tầm mắt nhìn xem bìa rừng ở đâu, anh chỉ nhìn thấy toàn ngọn cây. Anh lại trèo xuống dưới đất. Cơn đói làm cồn cào cả người. Anh nghĩ:
- Ước sao có gì ăn cho qua cơn đói này.
Bỗng anh ngó thấy có bàn bày sẵn thức ăn còn nóng bốc hơi, anh nói:
- Lần này thì ước mong của mình mới thành hiện thực.
Anh bước tới ngồi ăn mà chẳng hề nghĩ ai đã nấu bưng bày trên bàn. Anh ăn thật ngon miệng và ăn cho tới hết cơn đói mới thôi. Ăn xong, anh nghĩ:
- Thật là hoài phí nếu như để những món ăn này thiu thối đi.
Chàng túm tất cả lại trong chiếc khăn trải bàn, rồi tiếp tục lên đường. Chập tối, anh thấy đói bụng nên giở khăn ra và nói:
- Ước gì lại đầy khăn trải bàn toàn những món ăn ngon!
Anh vừa mới mấp máy môi nói xong thì bỗng toàn thức ăn ngon có trên kín khăn trải bàn. Anh lẩm bẩm:
- Giờ thì mình biết rồi, chiếc khăn trải bàn thần này còn quí hơn cả núi bạc, núi vàng.
Anh thấy mình chưa thể quay về nhà với chiếc khăn trải bàn thần này. Anh muốn đi chu du thiên hạ tiếp tục để tìm vận may. Một buổi tối anh gặp người đốt than mặt mày đầy bụi than ở trong rừng. Bữa ăn tối của người này chỉ toàn khoai tây. Anh nói:
- Xin chào bác sáo đen! Trong cảnh hoang vu này bác có khỏe không?
Người đốt than đáp:
- Ngày nào cũng như ngày nào, tối tối ăn toàn khoai tây là khoai tây. Anh bạn lại ăn cùng cho vui!
Anh nói:
- Cám ơn bác. Đấy là phần ăn tối của bác. Nếu bác vui lòng ăn cùng, tôi muốn mời bác ăn cùng với tôi.
Người đốt than nói:
- Ai bày cho mà ăn? Quanh đây chẳng có ai, mà nhìn thấy anh cũng chẳng mang theo thứ gì.
Anh đáp:
- Thế mà có đồ ăn đấy! Thức ăn ngon tới mức bác chưa từng ăn bao giờ.
Rồi chàng rút tấm khăn trải bàn từ cái túi mang theo, trải khăn ra nền đất và nói:
- Nào khăn ơi, bày thức ăn ra đi!
Lập tức đủ các món xào, món rán (chiên) nóng bốc hơi bày đầy khăn trải bàn, thức ăn còn nóng cứ tưởng như mang từ bếp ra. Bác thợ đốt than trố mắt nhìn. Chẳng đợi mời tới lần thứ hai, bác ngồi vào ăn cùng với anh, bác đưa từng miếng một vào mồm một cách ngon lành.
Ăn xong, bác thợ đốt than tủm tỉm cười nói:
- Tôi thích cái khăn trải bàn của anh. Nó rất tiện cho tôi, vì ở trong rừng chẳng có ai nấu cho ăn. Tôi muốn đổi cho anh cái túi dết của lính, nom nó đã cũ rích, nhưng nó có sức mạnh kỳ lạ lắm. Tôi không biết làm gì với cái túi dết ấy. Tôi muốn đổi nó lấy chiếc khăn trải bàn.
Anh đáp:
- Thế sức mạnh kỳ lạ của cái túi dết như thế nào?
Bác thợ đốt than nói:
- Tôi xin nói anh rõ. Cứ mỗi lần đập vào túi dết là có sáu người lính có đầy đủ khí giới nhảy từ trong túi ra. Anh sai làm gì, họ sẽ làm cho anh.
Anh nói:
- Theo tôi, thế thì chúng ta đổi cho nhau cũng được.
Anh đưa cái khăn trải bàn cho người đốt than, lấy chiếc túi dết đeo vào người, rồi chào bác thợ đốt than và lên đường. Đi được một quãng đường dài, anh muốn thử xem phép lạ của chiếc túi dết. Anh vỗ tay vào chiếc túi dết. Lập tức có bảy người lính đứng thẳng hàng trước mặt anh, người tiểu đội trưởng nói:
- Thưa ông chủ và lãnh chúa của chúng tôi, xin ông cứ ra lệnh!
- Hãy hành quân cấp tốc tới chỗ người thợ đốt than đòi lại chiếc khăn trải bàn!
Cả hàng quay trái, rồi tức tốc tới lấy chiếc khăn trải bàn mà chẳng hỏi bác thợ đốt than lấy một câu. Họ mang ngay về cho anh chiếc khăn trải bàn chỉ trong khoảnh khắc. Anh ra lệnh rút và tiếp tục lên đường. Anh nghĩ mình sẽ còn gặp nhiều may mắn hơn nữa.
Đến tối thì anh tới chỗ một người thợ đốt than khác, người này đang chuẩn bị ăn tối. Bác thợ người đen nhẻm nói:
- Nào xin mời ăn cùng cho vui, chỉ có khoai tây chấm muối, nào ngồi xuống đi!
Anh đáp:
- Không, nhưng tôi muốn mời bác ăn với tôi.
Anh trải khăn ra là có ngay những món ăn ngon. Hai người ngồi ăn uống vui vẻ. Sau bữa ăn, bác thợ đốt than nói:
- Ở trên cái ngăn kia có một cái mũ đã sờn cả mép vành, nhưng nó có phép lạ, ai đội nó trên đầu, rồi xoay vòng tròn là lập tức có mười hai khẩu pháo đứng hàng ngang bắn tới tấp làm cho tất cả đổ nát tan tành, không có gì chịu nổi sức công phá của nó. Cái mũ ấy chẳng có ích gì đối với tôi. Cho tôi cái khăn này đi, tôi đưa cho anh cái mũ đó.
Anh đáp:
- Kể ra nghe cũng có lý đấy.
Anh đưa cho bác thợ đốt than cái khăn trải bàn và cầm mũ đội lên đầu. Đi được một đoạn đường, anh đập tay vào chiếc túi dết cho lính đi lấy lại chiếc khăn trải bàn. Chàng nghĩ:
- Hết cái này sang cái khác. Có lẽ vận may của mình chưa hết.
Nhưng đúng như anh nghĩ. Sau một ngày đi đường, anh lại gặp người thợ đốt than thứ ba. Người này cũng mời anh ăn khoai tây chấm muối. Anh lại trải khăn ra và mời người thợ đốt than cùng ăn. Được ăn toàn món ngon, bác thợ đốt than nói muốn đổi chiếc tù và bằng sừng lấy chiếc khăn. Đó là chiếc tù và có phép lạ, mỗi khi nó được thổi lên thì lâu đài, thành quách, thành phố, làng xóm xụp đổ hết thành đống gạch vụn.
Anh đổi cho người thợ đốt than cái khăn để lấy chiếc tù và bằng sừng. Nhưng rồi anh lại sai lính đi lấy lại chiếc khăn trải bàn.
Giờ đây anh có trong tay mọi thứ: chiếc khăn trải bàn, chiếc túi dết, chiếc mũ cũ sờn vành, chiếc tù và bằng sừng. Anh nói:
- Giờ thì mình cũng thỏa mãn rồi. Đến lúc ta phải quay về xem các anh của ta sống ra sao.
Về tới quê nhà, anh thấy hai người anh có nhà cao cửa rộng, sống trong cảnh nhàn hạ, nhưng xa hoa phung phí bởi số vàng, bạc họ có. Anh tới thăm hai anh, nhưng quần áo cũ rách, đầu đội mũ sờn vành, vai đeo túi dết và chiếc tù và bằng sừng nên hai người anh không muốn nhận đó là em mình. Hai người nhạo báng nói:
- Chú coi khinh vàng bạc, chú muốn mình phải hơn thế nữa. Tưởng chú trở về trong sang trọng lộng lẫy như một ông vua, chứ ai lại như một người ăn xin thế này.
Rồi hai người anh đuổi chú em út ra khỏi cổng. Người em út nổi cơn thịnh nộ, tay đập liên tục vào cái túi dết cho tới khi có một trăm năm mươi lính đứng chỉnh tề trước mặt thì mới thôi. Anh ra lệnh cho lính bao vây hai căn nhà, hai người lính cầm roi bằng gỗ dẻ đánh cho hai người hợm hĩnh kia mềm xương nhũn thịt ra, để họ biết anh là ai. Cả làng xôn xao tới giúp hai người kia chống đỡ, nhưng họ không sao chống đỡ nổi.
Việc đến tai nhà vua. Vua sai quan quân tới dẹp. Anh lại đập tay vào túi dết, số lính giờ nhiều hơn trước nên đánh tan tác toán quân do nhà vua gởi tới. Cả toán quân đành phải rút lui, ai cũng máu me đầy mặt. Được tin, nhà vua phán:
- Phải bắt trói cho kỳ được tên giặc đó!
Ngày hôm sau vua phái một đoàn quân lớn tới để dẹp. Nhưng đoàn quân cũng chẳng làm được gì, anh đập tay vào túi dết liên tục nên quân của anh cũng đông vô kể. Rồi anh xoay mũ mấy vòng, thế là đạn pháo bay tới tấp vào quân của nhà vua, quan quân đành tháo chạy. Anh nói:
- Chỉ khi nào nhà vua gả công chúa cho mình và nhường cả giang sơn này cho mình thì khi ấy mình mới chịu ký hòa ước.
Anh cho người nói với nhà vua điều ấy. Nhà vua nói với con gái:
- Điều phải làm thật là đau khổ. Nhưng biết làm sao bây giờ, cha đành phải làm những gì hắn đòi hỏi. Cha đành phải gả con cho hắn.
Lễ cưới được tổ chức linh đình, nhưng công chúa trong lòng không được vui, vì chồng mình là một thứ dân, ăn mặc lôi thôi, đầu đội mũ đã sờn vành, vai đeo túi dết. Nàng chỉ muốn thoát khỏi cảnh ấy, nên nghĩ ngày nghĩ đêm nghĩ cách làm sao thực hiện được ý đồ ấy. Bỗng nàng chợt nghĩ:
- Biết đâu chính cái túi dết ấy có phép lạ?
Nàng tỏ ra hết sức yêu chiều chồng, làm cho chồng hết sức cảm động. Lúc ấy nàng nói:
- Chàng nên bỏ chiếc túi dết cũ kia đi, nom chàng đeo nó lôi thôi lếch thếch lắm, em cũng lấy làm xấu hổ thay ấy.
Chàng đáp:
- Em yêu quý của anh, chiếc túi dết ấy chính là của báu vật quí nhất của anh. Chừng nào anh còn nó bên mình, anh không sợ bất kỳ một sức mạnh nào.
Rồi chàng kể cho nàng biết về phép lạ của chiếc túi dết. Nàng giả vờ ôm hôn chàng để lấy chiếc túi dết khỏi vai chàng, rồi nàng vội chạy đi.
Đến lúc chỉ có một mình, công chúa đập tay vào túi dết, ra lệnh cho lính tới bắt trói chàng lại và đuổi khỏi hoàng thành. Công chúa còn ra lệnh cho những toán lính khác theo đuổi chàng từ vùng này sang vùng khác và tính đuổi chàng ra khỏi vương quốc.
Công việc tưởng chừng đã kết thúc, nhưng khi vừa mới được cởi trói, chàng liền xoay cái mũ trên đầu mấy vòng, lập tức đạn pháo báy tới tấp vào hoàng thành làm cả hoàng thành đổ nát. Công chúa đành phải tới cầu xin. Nàng năn nỉ van xin khéo tới nỗi chàng mủi lòng tha thứ cho.
Giờ công chúa lúc nào cũng niềm nở săn đón chàng, làm cho chàng không nghĩ tới chuyện đề phiòng khi nàng còn giữ chiếc túi dết. Công chúa nghĩ, chừng nào cái mũ kia còn ở bên chàng thì nàng làm được gì chàng. Đợi cho chàng ngủ say, nàng tới nhấc chiếc mũ và ném ngay nó ra đường. Nhưng chàng còn chiếc tù và bằng sừng. Trong lúc nổi giận, chàng lấy tù và thổi. Lâu đài, thành quách sụp đổ hết, nhà vua và công chúa bị chết trong đống đổ nát. Chẳng có quan quân nào địch lại nổi sức tàn phá. Thấy thế chàng ngưng không thổi nữa. Chàng lên ngôi vua trị vì đất nước.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es waren einmal drei Brüder, die waren immer tiefer in Armut geraten, und endlich war die Not so groß, daß sie Hunger leiden mußten und nichts mehr zu beißen und zu brechen hatten. Da sprachen sie: "Es kann so nicht bleiben. Es ist besser, wir gehen in die Welt und suchen unser Glück." Sie machten sich also auf und waren schon weite Wege und über viele Grashälmerchen gegangen, aber das Glück war ihnen noch nicht begegnet. Da gelangten sie eines Tags in einen großen Wald, und mitten darin war ein Berg, und als sie näher kamen, so sahen sie, daß der Berg ganz von Silber war. Da sprach der älteste: "Nun habe ich das gewünschte Glück gefunden und verlange kein größeres." Er nahm von dem Silber, soviel er nur tragen konnte, kehrte dann um und ging wieder nach Haus. Die beiden andern aber sprachen: "Wir verlangen vom Glück noch etwas mehr als bloßes Silber," rührten es nicht an und gingen weiter. Nachdem sie abermals ein paar Tage gegangen waren, so kamen sie zu einem Berg, der ganz von Gold war. Der zweite Bruder stand, besann sich und war ungewiß. "Was soll ich tun?" sprach er. "Soll ich mir von dem Golde so viel nehmen, daß ich mein Lebtag genug habe, oder soll ich weitergehen?" Endlich faßte er einen Entschluß, füllte in seine Taschen, was hinein wollte, sagte seinem Bruder Lebewohl und ging heim. Der dritte aber sprach: "Silber und Gold, das rührt mich nicht: Ich will meinem Glück nicht absagen, vielleicht ist mir etwas Besseres beschert." Er zog weiter, und als er drei Tage gegangen war, so kam er in einen Wald, der noch größer war als die vorigen und gar kein Ende nehmen wollte; und da er nichts zu essen und zu trinken fand, so war er nahe daran zu verschmachten. Da stieg er auf einen hohen Baum, ob er da oben Waldes Ende sehen möchte, aber so weit sein Auge reichte, sah er nichts als die Gipfel der Bäume. Da begab er sich, von dem Baume wieder herunterzusteigen, aber der Hunger quälte ihn, und er dachte: Wenn ich nur noch einmal meinen Leib ersättigen könnte. Als er herabkam, sah er mit Erstaunen unter dem Baum einen Tisch, der mit Speisen reichlich besetzt war, die ihm entgegendampften. "Diesmal," sprach er, "ist mein Wunsch zu rechter Zeit erfüllt worden," und ohne zu fragen, wer das Essen gebracht und wer es gekocht hätte, nahte er sich dem Tisch und aß mit Lust, bis er seinen Hunger gestillt hatte. Als er fertig war, dachte er: Es wäre doch schade, wenn das feine Tischtüchlein hier in dem Walde verderben sollte, legte es säuberlich zusammen und steckte es ein. Darauf ging er weiter, und abends, als der Hunger sich wieder regte, wollte er sein Tüchlein auf die Probe stellen, breitete es aus und sagte: "So wünsche ich, daß du abermals mit guten Speisen besetzt wärest," und kaum war. der Wunsch über seine Lippen gekommen, so standen so viele Schüsseln mit dem schönsten Essen darauf, als nur Platz hatten. "Jetzt merke ich," sagte er, "in welcher Küche für mich gekocht wird. Du sollst mir lieber sein als der Berg von Silber und Gold," denn er sah wohl, daß es ein Tüchleindeckdich war. Das Tüchlein war ihm aber doch nicht genug, um sich daheim zur Ruhe zu setzen, sondern er wollte lieber noch in der Welt herumwandern und weiter sein Glück versuchen. Eines Abends traf er in einem einsamen Walde einen schwarzbestaubten Köhler, der brannte da Kohlen und hatte Kartoffeln am Feuer stehen, damit wollte er seine Mahlzeit halten. "Guten Abend, du Schwarzamsel!" sagte er, "wie geht dir's in deiner Einsamkeit?" - "Einen Tag wie den andern," erwiderte der Köhler," und jeden Abend Kartoffeln; hast du Lust dazu und willst mein Gast sein?" - "Schönen Dank!" antwortete der Reisende, "ich will dir die Mahlzeit nicht wegnehmen, du hast auf einen Gast nicht gerechnet, aber wenn du mit mir vorlieb nehmen willst, so sollst du eingeladen sein." - "Wer soll dir anrichten?" sprach der Köhler, "ich sehe, daß du nichts bei dir hast, und ein paar Stunden im Umkreis ist niemand, der dir etwas geben könnte." - "Und doch soll's ein Essen sein," antwortete er, "so gut, wie du noch keins gekostet hast." Darauf holte er sein Tüchlein aus dem Ranzen, breitete es auf die Erde, und sprach: "Tüchlein, deck dich!" und alsbald stand da Gesottenes und Gebratenes und war so warm, als wenn es eben aus der Küche käme. Der Köhler machte große Augen, ließ sich aber nicht lange bitten, sondern langte zu und schob immer größere Bissen in sein schwarzes Maul hinein. Als sie abgegessen hatten, schmunzelte der Köhler und sagte: "Hör, dein Tüchlein hat meinen Beifall, das wäre so etwas für mich in dem Walde, wo mir niemand etwas Gutes kocht. Ich will dir einen Tausch vorschlagen, da in der Ecke hängt ein Soldatenranzen, der zwar alt und unscheinbar ist, in dem aber wunderbare Kräfte stecken; da ich ihn doch nicht mehr brauche, so will ich ihn für das Tüchlein geben." - "Erst muß ich wissen, was das für wunderbare Kräfte sind," erwiderte er. "Das will ich dir sagen," antwortete der Köhler, "wenn du mit der Hand darauf klopfst, so kommt jedesmal ein Gefreiter mit sechs Mann, die haben Ober- und Untergewehr, und was du befiehlst, das vollbringen sie." - "Meinetwegen," sagte er, "wenn's nicht anders sein kann, so wollen wir tauschen," gab dem Köhler das Tüchlein, hob den Ranzen von dem Haken, hing ihn um und nahm Abschied. Als er ein Stück Wegs gegangen war, wollte er die Wunderkräfte seines Ranzens versuchen und klopfte darauf. Alsbald traten die sieben Kriegshelden vor ihn, und der Gefreite sprach: "Was verlangt mein Herr und Gebieter?" - "Marschiert im Eilschritt zu dem Köhler und fordert mein Wunschtüchlein zurück!" Sie machten links um, und gar nicht lange, so brachten sie das Verlangte und hatten es dem Köhler ohne viel zu fragen, abgenommen. Er hieß sie wieder abziehen, ging weiter und hoffte, das Glück würde ihm noch heller scheinen. Bei Sonnenuntergang kam er zu einem andern Köhler, der bei dem Feuer seine Abendmahlzeit bereitete. "Willst du mit mir essen," sagte der rußige Geselle, "Kartoffeln mit Salz, aber ohne Schmalz, so setz dich zu mir nieder." - "Nein," antwortete er, "für diesmal sollst du mein Gast sein," deckte sein Tüchlein auf, das gleich mit den schönsten Gerichten besetzt war. Sie aßen und tranken zusammen und waren guter Dinge. Nach dem Essen sprach der Kohlenbrenner: "Da oben auf der Kammbank liegt ein altes, abgegriffenes Hütlein, das hat seltsame Eigenschaften: Wenn das einer aufsetzt und dreht es auf dem Kopf herum, so gehen die Feldschlangen, als wären zwölfe nebeneinander aufgeführt und schießen alles darnieder, daß niemand dagegen bestehen kann. Mir nützt das Hütlein nichts, und für dein Tischtuch will ich's wohl hingeben." - "Das läßt sich hören," antwortete er, nahm das Hütlein, setzte es auf und ließ sein Tüchlein zurück. Kaum aber war er ein Stück Wegs gegangen, so klopfte er auf seinen Ranzen, und seine Soldaten mußten ihm das Tüchlein wieder holen. Es kommt eins zum andern, dachte er, und es ist mir, als wäre mein Glück noch nicht zu Ende. Seine Gedanken hatten ihn auch nicht betrogen. Nachdem er abermals einen Tag gegangen war, kam er zu einem dritten Köhler, der ihn nicht anders als die vorigen zu ungeschmälzten Kartoffeln einlud. Er ließ ihn aber von seinem Wunschtüchlein mitessen, und das schmeckte dem Köhler so gut, daß er ihn zuletzt ein Hörnlein dafür bot, das noch ganz andere Eigenschaften hatte als das Hütlein. Wenn man darauf blies, so fielen alle Mauern und Festungswerke, endlich alle Städte und Dörfer übern Haufen. Er gab dem Köhler zwar das Tüchlein dafür, ließ sich's aber hernach von seiner Mannschaft wieder abfordern, so daß er endlich Ranzen, Hütlein und Hörnlein beisammen hatte. "Jetzt," sprach er, "bin ich ein gemachter Mann, und es ist Zeit, daß ich heimkehre und sehe, wie es meinen Brüdern ergeht."
Als er daheim anlangte, hatten sich seine Brüder von ihrem Silber und Gold ein schönes Haus gebaut und lebten in Saus und Braus. Er trat bei ihnen ein, weil er aber in einem halb zerrissenen Rock kam, das schäbige Hütlein auf dem Kopf und den alten Ranzen auf dem Rücken, so wollten sie ihn nicht für ihren Bruder anerkennen. Sie spotteten und sagten: "Du gibst dich für unsern Bruder aus, der Silber und Gold verschmähte und für sich ein besseres Glück verlangte. Der kommt gewiß in voller Pracht als ein mächtiger König angefahren, nicht als ein Bettelmann," und jagten ihn zur Türe hinaus. Da geriet er in Zorn, klopfte auf seinen Ranzen so lange, bis hundertundfünfzig Mann in Reih und Glied vor ihm standen. Er befahl ihnen, das Haus seiner Brüder zu umzingeln, und zwei sollten Haselgerten mitnehmen und den beiden Übermütigen die Haut auf dem Leib so lange weich gerben, bis sie wüßten, wer er wäre. Es entstand ein gewaltiger Lärm, die Leute liefen zusammen und wollten den beiden in der Not Beistand leisten, aber sie konnten gegen die Soldaten nichts ausrichten. Es geschah endlich dem König die Meldung davon, der ward unwillig und ließ einen Hauptmann mit seiner Schar ausrücken, der sollte den Ruhestörer aus der Stadt jagen. Aber der Mann mit dem Ranzen hatte bald eine größere Mannschaft zusammen, die schlug den Hauptmann mit seinen Leuten zurück, daß sie mit blutigen Nasen abziehen mußten. Der König sprach: "Der hergelaufene Kerl ist noch zu bändigen," und schickte am andern Tage eine größere Schar gegen ihn aus, aber sie konnte noch weniger ausrichten. Er stellte noch mehr Volk entgegen, und um noch schneller fertig zu werden, da drehte er paarmal sein Hütlein auf dem Kopfe herum, da fing das schwere Geschütz an zu spielen, und des Königs Leute wurden geschlagen und in die Flucht gejagt. "Jetzt mache ich nicht eher Frieden," sprach er, "als bis mir der König seine Tochter zur Frau gibt und ich in seinem Namen das ganze Reich beherrsche." Das ließ er dem König verkündigen, und dieser sprach zu seiner Tochter: "Muß ist eine harte Nuß, was bleibt mir anders übrig, als daß ich tue, was er verlangt? Will ich Frieden haben und die Krone auf meinem Haupte behalten, so muß ich dich hingeben."
Die Hochzeit ward also gefeiert, aber die Königstochter war verdrießlich, daß ihr Gemahl ein gemeiner Mann war, der einen schäbigen Hut trug und einen alten Ranzen umhängen hatte. Sie wäre ihn gerne wieder los gewesen und sann Tag und Nacht, wie sie das bewerkstelligen könnte. Da dachte sie: Sollten seine Wunderkräfte wohl in dem Ranzen stecken? verstellte sich und liebkoste ihn, und als sein Herz weich geworden war, sprach sie: "Wenn du nur den schlechten Ranzen ablegen wolltest, er verunziert dich so sehr, daß ich mich deiner schämen muß." - "Liebes Kind," antwortete er, "dieser Ranzen ist mein größter Schatz, solange ich den habe, fürchte ich keine Macht der Welt," und verriet ihr, mit welchen Wunderkräften er begabt war. Da fiel sie ihm um den Hals, als wenn sie ihn küssen wollte, nahm ihm aber mit Behendigkeit den Ranzen von der Schulter und lief damit fort. Sobald sie allein war, klopfte sie darauf und befahl den Kriegsleuten, sie sollten ihren vorigen Herrn festnehmen und aus dem königlichen Palast fortführen. Sie gehorchten, und die falsche Frau ließ noch mehr Leute hinter ihm herziehen, die ihn ganz zum Lande hinausjagen sollten. Da wäre er verloren gewesen, wenn er nicht das Hütlein gehabt hätte. Kaum aber waren seine Hände frei, so schwenkte er es ein paarmal: Alsbald fing das Geschütz an zu donnern und schlug alles nieder, und die Königstochter mußte selbst kommen und um Gnade bitten. Weil sie so beweglich bat und sich zu bessern versprach, so ließ er sich überreden und bewilligte ihr Frieden. Sie tat freundlich mit ihm, stellte sich an, als hätte sie ihn sehr lieb und wußte ihn nach einiger Zeit zu betören, daß er ihr vertraute, wenn auch einer den Ranzen in seine Gewalt bekäme, so könnte er doch nichts gegen ihn ausrichten, solange das alte Hütlein noch sein wäre. Als sie das Geheimnis wußte, wartete sie, bis er eingeschlafen war, dann nahm sie ihm das. Hütlein weg und ließ ihn hinaus auf die Straße werfen. Aber noch war ihm das Hörnlein übrig und im großen Zorne blies er aus allen Kräften hinein. Alsbald fiel alles zusammen, Mauern, Festungswerke, Städte und Dörfer und schlugen den König und die Königstochter tot. Und wenn er das Hörnlein nicht abgesetzt und nur noch ein wenig länger geblasen hätte, so wäre alles über den Haufen gestürzt und kein Stein auf dem andern geblieben. Da widerstand ihm niemand mehr, und er setzte sich zum König über das ganze Reich.