Bé Fundevogel


Fundevogel


Ngày xửa ngày xưa có một người lục lâm vào trong rừng đi săn. Vừa mới đi được một quãng thì bác nghe thấy có tiếng trẻ con khóc. Theo hướng tiếng khóc bác đi tới. Tới nơi bác thấy trên cây cao có một đứa bé đang đu trên cành mà khóc.
Câu chuyện xảy ra như sau: Hai mẹ con đang ngủ ngon lành dưới gốc cây. Có một con đại bàng bay qua, nó nhìn thấy đứa bé đang ngủ ngon trong lòng mẹ, mà mẹ cũng đang ngủ say. Chim sà xuống cắp đứa bé mang theo, nó đặt đứa bé trên ngọn cây.
Người lục lâm trèo lên, đưa đứa bé xuống. Bác nghĩ:
- Mình có thể đưa đứa bé này về nuôi cùng với Lenchen con mình cho chúng có bạn bè.
Bác mang đứa bé về nhà nuôi. Hai đứa bé từ đó sống vui vẻ bên nhau, chúng lớn lên trông thấy. Vì đứa bé tìm thấy ở trên ngọn cây nên nó được đặt tên làFundevogel. Hai đứa bé rất quyến luyến nhau. Chúng thương nhau đến nỗi, nếu đứa này vắng nhà một lúc là đứa kia mặt buồn rười rượi vì nhớ.
Bếp núc trong nhà người lục lâm do một bà già đảm nhiệm. Vào một buổi tối kia, hai tay xách hai cái xô bà ra giếng lấy nước. Thấy bà lấy nước nhiều lần hơn mọi ngày. Lenchen hỏi:
- Bà ơi, bà Sanne ơi, sao hôm nay bà xách nhiều nước thế?
- Bà kể cho cháu nghe điều này nhé, nhưng cháu không được kể lại cho ai biết nhé.
Lenchen hứa sẽ giữ mồm, không nói cho ai biết. Bà già nói:
- Sớm mai, khi bố cháu ra khỏi nhà, vào rừng đi săn, bà sẽ đun chảo nước, nước sôi bà ném thằng Fundevogel vào chảo mà nấu.
Sớm tinh mơ người lục lâm kia đã dậy đi săn. Khi bác đi khỏi nhà thì hai đứa bé hãy còn nằm ở trong giường. Lúc đi Lenchen nói với Fundevogel:
- Nếu bạn không bỏ mình thì mình cũng không bao giờ xa bạn một bước.
Fundevogel đáp:
- Không, không bao giờ tớ bỏ rơi bạn.
Lenchen nói tiếp:
- Giờ tớ nói cho bạn nghe điều này nhé, bà Sanne tối qua xách rất nhiều nước đổ chum, thấy vậy mình mới hỏi bà, tại sao bà lại xách nhiều nước thế, bà nói nếu mình giữ kín câu chuyện thì bà sẽ nói cho mà nghe. Mình nói, mình hứa sẽ không nói cho ai biết. Lúc đó bà bảo: ngày mai, khi chủ nhà vào rừng đi săn, lúc đó bà sẽ đun chảo nước nóng và quẳng bạn vào trong chảo nước sôi mà đun. Giờ chúng mình phải dậy ngay, mặc quần áo và trốn đi thật nhanh.
Thế là cả hai bật dậy thay quần áo, và trốn thật nhanh ra khỏi buồng ngủ. Khi người lục lâm đi khuất, mụ già chất bếp, tính vào bắt Fundevogel ném vào chảo nước sôi. Nhưng vào tới trong buồng ngủ mụ thấy buồng trống. Biết ngay là hai đứa trẻ đã đi trốn nên mụ đâm ra hoảng, mụ lẩm bẩm:
- Biết ăn nói sao với chủ nhà bây giờ khi ông biết lũ trẻ chạy trốn vì sợ ta, tốt nhất là ta hãy mau đuổi theo, bắt chúng lại.
Mụ sai ba tên người hầu chạy đuổi theo hai đứa bé. Hai em ngồi ở bên cánh rừng. Nhìn thấy ba tên người hầu đang đi ở phía xa, lúc đó Lenchen nói với Fundevogel:
- Nếu bạn không bỏ mình thì mình cũng không bao giờ xa bạn một bước.
Fundevogel đáp:
- Không, không bao giờ mình bỏ rơi bạn.
Lenchen nói tiếp:
- Bạn sẽ thành bụi hồng gai và mình là bông hồng.
Khi ba tên người hầu tới bên cánh rừng thì chỉ thấy bụi hồng gai, giữa bụi là một bông hồng mới nở, ngó quanh chẳng thấy có đứa bé nào. Chúng nói với nhau:
- Có bóng dáng đứa nào đâu mà tìm.
Về tới nhà chúng bảo mụ đầu bếp, chúng chẳng thấy gì ngoài bụi hồng gai có một bông hồng mới nở ở giữa bụi. Bực mình mụ la mắng chúng.
- Tụi bay ngu ngốc cả lũ. Đáng lẽ tụi bây phải chặt trụi bụi hồng gai, ngắt bông hồng kia mang về. Đi mau, có thế mà cũng không xong.
Chúng hộc tốc kéo nhau ra cánh rừng, nhìn thấy chúng từ xa, Lenchen nói với Fundevogel:
- Nếu bạn không bỏ mình thì mình cũng không bao giờ xa bạn một bước.
Fundevogel đáp:
- Không, không bao giờ mình bỏ rơi bạn.
Lenchen nói tiếp:
- Bạn sẽ là hồ nước và mình là vịt bơi trên hồ.
Tới bên cánh rừng mụ đầu bếp chỉ thấy hồ nước và vịt, mụ với tay ra định dìm vịt xuống. Nhưng vịt bơi ra xa hơn, lấy mỏ cắn chặt mớ tóc của mụ và kéo mụ đầu bếp xuống hồ nước. Mụ đầu bếp quái ác ngã xuống hồ và chết đuối.
Vui mừng hai anh em lại kéo nhau về nhà.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein Förster, der ging in den Wald auf die Jagd, und wie er in den Wald kam, hörte er schreien, als obs ein kleines Kind wäre. Er ging dem Schreien nach und kam endlich zu einem hohen Baum, und oben darauf saß ein kleines Kind. Es war aber die Mutter mit dem Kinde unter dem Baum eingeschlafen, und ein Raubvogel hatte das Kind in ihrem Schoße gesehen: da war er hinzugeflogen, hatte es mit seinem Schnabel weggenommen und auf den hohen Baum gesetzt.
Der Förster stieg hinauf, holte das Kind herunter und dachte: "Du willst das Kind mit nach Haus nehmen und mit deinem Lenchen zusammen aufziehn." Er brachte es also heim, und die zwei Kinder wuchsen miteinander auf. Das aber, das auf dem Baum gefunden worden war, und weil es ein Vogel weggetragen hatte, wurde Fundevogel geheißen. Fundevogel und Lenchen hatten sich so lieb, nein so lieb, daß, wenn eins das andere nicht sah, ward es traurig.
Der Förster hatte aber eine alte Köchin, die nahm eines Abends zwei Eimer und fing an Wasser zu schleppen, und ging nicht einmal, sondern vielemal hinaus an den Brunnen. Lenchen sah es und sprach: "Hör einmal, alte Sanne' was trägst du denn so viel Wasser zu?" - "Wenn dus keinem Menschen wiedersagen willst, so will ich dirs wohl sagen." Da sagte Lenchen nein, sie wollte es keinem Menschen wiedersagen, so sprach die Köchin: "Morgen früh, wenn der Förster auf die Jagd ist' da koche ich das Wasser, und wenns im Kessel siedet, werfe ich den Fundevogel nein, und will ihn darin kochen."
Des andern Morgens in aller Frühe stieg der Förster auf und ging auf die Jagd, und als er weg war, lagen die Kinder noch im Bett. Da sprach Lenchen zum Fundevogel: "Verläßt du mich nicht, so verlaß ich dich auch nicht, so sprach der Fundevogel, "nun und nimmermehr." Da sprach Lenchen: "Ich will es dir nur sagen, die alte Sanne schleppte gestern abend so viel Eimer Wasser ins Haus, da fragte ich sie, warum sie das täte, so sagte sie, wenn ich es keinem Menschen sagen wollte, so wollte sie es mir wohl sagen: sprach ich, ich wollte es gewiß keinem Menschen sagen: da sagte sie, morgen früh, wenn der Vater auf die Jagd wäre, wollte sie den Kessel voll Wasser sieden, dich hineinwerfen und kochen. Wir wollen aber geschwind aufstehen, uns anziehen und zusammen fortgehen."
Also standen die beiden Kinder auf, zogen sich geschwind an und gingen fort. Wie nun das Wasser im Kessel kochte, ging die Köchin in die Schlafkammer, wollte den Fundevogel holen und ihn hineinwerfen. Aber als sie hineinkam und zu den Betten trat, waren die Kinder alle beide fort: da wurde ihr grausam angst, und sie sprach vor sich: "Was will ich nun sagen, wenn der Förster heim kommt und sieht, daß die Kinder weg sind? Geschwind hintennach, daß wir sie wiederkriegen."
Da schickte die Köchin drei Knechte nach, die sollten laufen und die Kinder einfangen. Die Kinder aber saßen vor dem Wald, und als sie die drei Knechte von weitem laufen sahen, sprach Lenchen zum Fundevogel: "Verläßt du mich nicht, so verlaß ich dich auch nicht." So sprach Fundevogel: "Nun und nimmermehr." Da sagte Lenchen: "Werde du zum Rosenstöckchen, und ich zum Röschen darauf." Wie nun die drei Knechte vor den Wald kamen, so war nichts da als ein Rosenstrauch und ein Röschen oben drauf, die Kinder aber nirgend. Da sprachen sie: "Hier ist nichts zu machen," und gingen heim und sagten der Köchin, sie hätten nichts in der Welt gesehen als nur ein Rosenstöckchen und ein Röschen oben darauf. Da schalt die alte Köchin: "Ihr Einfaltspinsel, ihr hättet das Rosenstöckchen sollen entzweischneiden und das Röschen abbrechen und mit nach Haus bringen, geschwind und tuts." Sie mußten also zum zweitenmal hinaus und suchen. Die Kinder sahen sie aber von weitem kommen, da sprach Lenchen: "Fundevogel, verläßt du mich nicht, so verlaß ich dich auch nicht." Fundevogel sagte: "Nun und nimmermehr." Sprach Lenchen: "So werde du eine Kirche und ich die Krone darin." Wie nun die drei Knechte dahinkainen, war nichts da als eine Kirche und eine Krone darin. Sie sprachen also zueinander: "Was sollen wir hier machen, laßt uns nach Hause gehen." Wie sie nach Haus kamen, fragte die Köchin, ob sie nichts gefunden hätten: so sagten sie nein, sie hätten nichts gefunden als eine Kirche, da wäre eine Krone darin gewesen. "Ihr Narren," schalt die Köchin, "warum habt ihr nicht die Kirche zerbrochen und die Krone mit heim gebracht?" Nun machte sich die alte Köchin selbst auf die Beine und ging mit den drei Knechten den Kindern nach. Die Kinder sahen aber die drei Knechte von weitem kommen, und die Köchin wackelte hintennach. Da sprach Lenchen: "Fundevogel, verläßt du mich nicht, so verlaß ich dich auch nicht." Da sprach der Fundevogel: "Nun und nimmermehr." Sprach Lenchen: "Werde zum Teich und ich die Ente drauf." Die Köchin aber kam herzu, und als sie den Teich sah, legte sie sich drüberhin und wollte ihn aussaufen. Aber die Ente kam schnell geschwommen, faßte sie mit ihrem Schnabel beim Kopf und zog sie ins Wasser hinein: da mußte die alte Hexe ertrinken. Da gingen die Kinder zusammen nach Haus und waren herzlich froh; und wenn sie nicht gestorben sind, leben sie noch.