Chó Sultan trung thành


Der alte Sultan


Bác nông dân có con chó tên là Sultan, nó rất trung thành với chủ. Nhưng giờ nó đã già nua, răng rụng hết chẳng còn chiếc này nên chẳng cắn và tha mồi được.
Một hôm, đứng trước cửa nhà, bác nông dân nói với vợ:
- Con Sultan già nua kia ngày mai cho nó phát đạn, giữ nuôi nó chẳng có ích gì.
Bác gái thương hại con chó trung thành nên can chồng:
- Nó sống bao nhiêu năm nay ở nhà mình, được bao nhiêu là việc, giờ thì cứ bố thí cho nó ăn đâu có hại gì.
Người chồng đáp:
- Ái chà, bà chẳng biết gì cả. Nó làm gì còn chiếc răng nào, chẳng có thằng trộm nào sợ nó nữa, giờ thì nó có thể đi chỗ khác cho khuất mắt. Khi trước nó có công thì đã nuôi cho ăn uống đầy đủ rồi còn gì.
Con chó đáng thương nằm phơi nắng cách đấy cũng không xa, nó nghe được hết đầu đuôi câu chuyện, nó buồn lắm và nghĩ, có lẽ mai là ngày cuối cùng của cuộc đời. Người bạn tốt của nó là sói. Tới đêm nó lẻn vào rừng gặp sói và kể lại cho sói nghe số phận hẩm hiu của mình. Nghe xong sói nói:
- Này anh bạn, dũng cảm lên chứ, tôi có thể giúp anh qua cơn hoạn nạn được. Tôi đã nghĩ ra một kế. Sáng sớm mai hai vợ chồng người nông dân sẽ đi phơi cỏ ở ngoài đồng, thế nào họ cũng mang theo đứa con nhỏ vì chẳng có một ai ở nhà. Trong lúc làm việc, để tránh nắng thế nào họ cũng đặt con ở trong bóng râm của mấy bụi cây gần đó. Anh bạn nằm sát ngay cạnh đứa trẻ làm như nằm canh vậy. Tôi sẽ lẻn từ trong rừng ra và tha đi đứa trẻ. Anh phải gắng sức đuổi theo tôi làm như anh muốn giành lại đứa trẻ từ tôi. Tôi sẽ nhả đứa trẻ ra, anh tha nó về cho bố mẹ. Họ sẽ nghĩ rằng chính anh đã cứu đứa trẻ nên rất cảm ơn anh. Đáng lẽ họ tống cổ anh đi, thì ngược lại họ sẽ chẳng đả động gì đến chuyện ấy nữa và chẳng bao giờ để anh bị đói khát.
Chó nghe thấy bùi tai. Sự việc xảy ra đúng như đã bàn. Khi nhìn thấy sói tha con mình người bố la ầm lên. Rồi thấy Sultan chạy đuổi theo và cứu được con mình tha về, lúc đó bác ta hết sức vui mừng, lấy tay vuốt ve con chó và nói:
- Từ nay trở đi không bao giờ ta để ai động tới chân tơ kẽ tóc của mi, chừng nào mi còn sống thì mi lúc nào cũng no đủ.
Rồi bác bảo vợ:
- Mình về ngay nhà đi, nấu cho Sultan nồi cháo. Không còn răng thì húp cháo. Nhớ lấy cái gối của tôi ở đầu giường để cho nó nằm cho ấm.
Từ đó trở đi Sultan sống sung sướng đến nỗi chẳng còn lý do gì để kêu ca phàn nàn.
Ít lâu sau sói đến thăm Sultan, rất vui mừg vì mọi chuyện đều tốt đẹp cả. Sói nói:
- Này anh bạn, nếu tôi có lấy đi của chủ anh một con cừu béo thì anh nhắm mắt làm ngơ nhé. Hồi này kiếm miếng ăn khó khăn lắm anh bạn ạ.
Chó đáp:
- Tôi chưa hề nghĩ tới chuyện đó, tôi trung thành với chủ tôi nên tôi không thể đồng ý với anh bạn về chuyện đó được.
Sói nghĩ chó chỉ nói giả bộ thế thôi. Tối khuya sói rón rén tới tính bắt một con cừu.
Bác nông dân được chó Sultan báo cho biết trước ý định của sói, bác nấp đợi sói. Mới vào gần tới chuồng cừu sói ta đã bị bác nông dân cầm gậy phang tới tấp, sói bị một trận nên thân. Ráng sức sói mới chạy nổi được về rừng, vừa chạy sói vừa nói: "Cứ đợi đấy, anh bạn đểu cáng. Rồi sẽ biết tay ta."
Sáng hôm sau, sói bảo lợn gọi chó vào rừng để tính chuyện ân oán. Duntan già nua không biết dựa vào ai bao giờ, đành phải gọi mèo đi cùng với mình vào rừng, nhưng khốn nỗi mèo lại chỉ có ba chân. Chó đi trước, mèo tập tễnh đi theo sau, đuôi chỏng ngược lên trời. Sói và trợ thủ của mình đứng đợi ở địa điểm đã hẹn, nhìn thấy địch thủ của mình đang đi. Nhìn thấy đuôi mèo dựng đứng chổng ngược lên trời chúng cứ tưởng là địch thủ mang theo gươm, đã thế lại thấy mèo ba chân bước thấp bước cao, nhìn xa cứ tưởng là lấy đà để ném đá, lợn liền lao thẳng vào bụi cây gần đó để tránh, sói nhảy lên ngay cành cây để né. Khi tới đúng điểm hẹn, chó và mèo vô cùng ngạc nhiên vì chẳng thấy bóng dáng sói đâu cả. Lợn rừng chui vào bụi cây nhưng tai lại vểnh lên, vẫy vẫy. Nhìn quanh chẳng thấy động tĩnh gì, mèo thấy hình như có chuột chạy trên bụi cây, mèo liền chạy ngay tới, lấy đà vồ cắn. Bị cắn vào tai đau quá lợn ta nhảy cẫng lên la lối: "Ở trên cây ấy, thủ phạm ở trên cây ấy!."
Chó và mèo ngoảnh lại thì thấy sói đang ở trên cây, sói xấu hổ vì thấy mình sợ sệt một cách vô cớ. Sói đồng ý giảng hòa với chó.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es hatte ein Bauer einen treuen Hund, der Sultan hieß, der war alt geworden und hatte alle Zähne verloren, so daß er nichts mehr fest packen konnte. Zu einer Zeit stand der Bauer mit seiner Frau vor der Haustüre und sprach: "Den alten Sultan schieß ich morgen tot, der ist zu nichts mehr nütze." Die Frau, die Mitleid mit dem treuen Tiere hatte, antwortete: "Da er uns so lange Jahre gedient hat und ehrlich bei uns gehalten, so könnten wir ihm wohl das Gnadenbrot geben." - "Ei was," sagte der Mann, "du bist nicht recht gescheit; er hat keinen Zahn mehr im Maul, und kein Dieb fürchtet sich vor ihm, er kann jetzt abgehen. Hat er uns gedient, so hat er sein gutes Fressen dafür gekriegt."
Der arme Hund, der nicht weit davon in der Sonne ausgestreckt lag, hatte alles mit angehört und war traurig, daß morgen sein letzter Tag sein sollte. Er hatte einen guten Freund, das war der Wolf, zu dem schlich er abends hinaus in den Wald und klagte über das Schicksal, das ihm bevorstände. "Höre, Gevatter," sagte der Wolf, "sei guten Mutes, ich will dir aus deiner Not helfen. Ich habe etwas ausgedacht. Morgen in aller Frühe geht dein Herr mit seiner Frau ins Heu, und sie nehmen ihr kleines Kind mit, weil niemand im Hause zurückbleibt. Sie pflegen das Kind während der Arbeit hinter die Hecke in den Schatten zu legen. Lege dich daneben, gleich als wolltest du es bewachen. Ich will dann aus dem Walde herauskommen und das Kind rauben, du mußt mir eifrig nachspringen, als wolltest du mir es wieder abjagen. Ich lasse es fallen, und du bringst es den Eltern wieder zurück, die glauben dann, du hättest es gerettet, und sind viel zu dankbar, als daß sie dir ein Leid antun sollten; im Gegenteil, du kommst in völlige Gnade, und sie werden es dir an nichts mehr fehlen lassen."
Der Anschlag gefiel dem Hund, und wie er ausgedacht war, so ward er auch ausgeführt. Der Vater schrie, als er den Wolf mit seinem Kinde durchs Feld laufen sah; als es aber der alte Sultan zurückbrachte, da war er froh, streichelte ihn und sagte: "Dir soll kein Härchen gekrümmt werden, du sollst das Gnadenbrot essen, solange du lebst." Zu seiner Frau aber sprach er: "Geh gleich heim und koche dem alten Sultan einen Weckbrei, den braucht er nicht zu beißen, und bring das Kopfkissen aus meinem Bette, das schenk ich ihm zu seinem Lager." Von nun an hatte es der alte Sultan so gut, als er sich's nur wünschen konnte. Bald hernach besuchte ihn der Wolf und freute sich, daß alles so wohl gelungen war. "Aber, Gevatter," sagte er, "du wirst doch ein Auge zudrücken, wenn ich bei Gelegenheit deinem Herrn ein fettes Schaf weghole. Es wird einem heutzutage schwer, sich durchzuschlagen." - "Darauf rechne nicht," antwortete der Hund, "meinem Herrn bleibe ich treu, das darf ich nicht zugeben!" Der Wolf meinte, das wäre nicht im Ernste gesprochen, kam in der Nacht herangeschlichen und wollte sich das Schaf holen. Aber der Bauer, dem der treue Sultan das Vorhaben des Wolfes verraten hatte, paßte ihm auf und kämmte ihm mit dem Dreschflegel garstig die Haare. Der Wolf mußte ausreißen, schrie aber dem Hund zu: "Wart, du schlechter Geselle, dafür sollst du büßen!"
Am andern Morgen schickte der Wolf das Schwein und ließ den Hund hinaus in den Wald fordern, da wollten sie ihre Sache ausmachen. Der alte Sultan konnte keinen Beistand finden als eine Katze, die nur drei Beine hatte, und als sie zusammen hinausgingen, humpelte die arme Katze daher und streckte zugleich vor Schmerz den Schwanz in die Höhe. Der Wolf und sein Beistand waren schon an Ort und Stelle, als sie aber ihren Gegner daherkommen sahen, meinten sie, er führte einen Säbel mit sich, weil sie den aufgerichteten Schwanz der Katze dafür ansahen. Und wenn das arme Tier so auf drei Beinen hüpfte, dachten sie nichts anders, als es höbe jedesmal einen Stein auf, wollte damit auf sie werfen. Da ward ihnen beiden angst: Das wilde Schwein verkroch sich ins Laub, und der Wolf sprang auf einen Baum. Der Hund und die Katze, als sie herankamen, wunderten sich, daß sich niemand sehen ließ. Das wilde Schwein aber hatte sich im Laub nicht ganz verstecken können, sondern die Ohren ragten noch heraus. Während die Katze sich bedächtig umschaute, zwinste das Schwein mit den Ohren; die Katze, welche meinte, es regte sich da eine Maus, sprang darauf zu und biß herzhaft hinein. Da erhob sich das Schwein mit großem Geschrei, lief fort und rief: "Dort auf dem Baum, da sitzt der Schuldige." Der Hund und die Katze schauten hinauf und erblickten den Wolf, der schämte sich, daß er sich so furchtsam gezeigt hatte, und nahm von dem Hund den Frieden an.