Xưa có một bác nông dân nghèo, tối tối bác thường ngồi bên lò sưởi, gẩy than cho lửa cháy, và bác gái ngồi xe chỉ. Một hôm bác nói với vợ:
- Vợ chồng mình hiếm hoi, không có con nên thật là buồn. Nhà mình lạnh ngắt, còn các nhà láng giềng thì thật là vui vẻ, nhộn nhịp.
Bác gái thở dài đáp:
- Ờ, giá chỉ có một đứa duy nhất, dù nó có thật bé nhỏ như ngón tay cái đi chăng nữa tôi cũng thỏa lòng. Chắc vợ chồng mình sẽ yêu quí nó lắm nhỉ.
Được ít lâu, người vợ ốm nghén, và bảy tháng sau sinh một đứa con trai đầy đủ mặt mũi, chân tay nhưng chỉ bằng ngón tay cái. Hai vợ chồng bảo nhau:
- Thật đúng như lời ước nguyện! Nó chắc chắn sẽ là đứa con cưng của vợ chồng mình.
Vì nó bé chỉ bằng ngón tay nên họ đặt tên nó là Tí Hon. Tuy hai bác cho nó ăn đầy đủ, nhưng đứa bé vẫn chẳng lớn lên được tí nào, cứ nhỏ xíu như lúc mới sinh. Được cái mắt nó sáng, đầy vẻ thông minh. Chẳng bao lâu nó trở thành một đứa trẻ khôn ngoan, khéo léo, gì cũng bắt chước làm được.
Một hôm, bác nông dân chuẩn bị vào rừng đốn củi, bác lẩm bẩm một mình:
- Giá lát nữa có người đánh xe hộ ta thì thích quá!
Tí Hon bèn thưa rằng:
- Cha ơi, con có thể đánh xe vào rừng, cha cứ tin ở con, đúng giờ hẹn là xe đã có ở trong rừng.
Cha cười và nói:
- Làm sao mà làm được! Con bé tí xíu, làm sao mà cầm nổi cương ngựa?
- Không sao, cha ạ. Mẹ sẽ thắng ngựa vào xe cho con. Con sẽ ngồi trong tai ngựa; nghe tiếng con thúc, ngựa sẽ chạy.
Cha nói:
- Được, ta cứ thử một lần xem sao!
Đến giờ mẹ thắng ngựa vào xe và đặt Tí Hon vào tai ngựa. Tí Hon thét: "Tắc tắc! Hây hây!" cho ngựa chạy. Thế là ngựa chạy băng băng như có người đánh xe cầm cương. Xe cứ đúng hướng chạy vào rừng. Khi xe rẽ ở một chỗ ngoặt và Tí Hon đang thét: "Hây, hây" thì cũng vừa lúc đó có hai người đi tới.
Một người nói:
- Lạ chưa kìa! Chỉ nghe thấy tiếng, không thấy người đánh xe mà xe cứ đi. Thật là quái lạ.
Người kia nói:
- Ừ, mà cũng lạ đời thật, ta thử đi xem xe đỗ ở chỗ nào.
Xe chạy thẳng một mạch vào rừng, rồi dừng lại đúng chỗ có củi đã để sẵn.
Thoáng nhìn thấy cha, Tí Hon đã gọi:
- Cha ơi, cha thấy chưa, con đã đưa xe đến đây, giờ cha bế con xuống đi.
Cha chạy đến, tay trái nắm cương ngựa, tay phải nhấc con trai Tí Hon ra khỏi tai ngựa. Tí Hon vui vẻ ngồi lên một cọng rơm.
Trông thấy Tí Hon, hai người lạ mặt sửng sốt không nói được nên lời. Một người níu tay bạn ra một chỗ rồi nói:
- Này anh bạn, nếu ta đem thằng nhóc con tí xíu kia đi làm trò ở tỉnh lớn chắc sẽ phát tài lắm. Hay ta mua nó đi!
Hai người liền đến chỗ bác nông dân và nói:
- Ông bán cho chúng tôi thằng bé tí xíu này, chúng tôi sẽ chăm sóc nó cẩn thận.
Người cha đáp:
- Tôi không bán nó. Nó là đứa con cưng của tôi. Bạc vàng trên cả thế gian này đối với tôi cũng không bằng nó.
Nghe thấy hai người hỏi mua, Tí Hon níu quần cha, leo lên vai, nói thầm vào tai:
- Cha ơi, cha cứ bán con đi, thế nào rồi con cũng về nhà được.
Nghe lời con, người cha bán con cho hai người kia lấy một món tiền lớn.
Hai người kia hỏi Tí Hon:
- Mày muốn ngồi ở đâu?
- Có gì đâu, cứ đặt cháu lên vành mũ của các bác. Ở trên ấy cháu có thể đi dạo chơi, ngắm phong cảnh, cháu không ngã đâu mà sợ.
Đúng như nguyện vọng của Tí Hon, một người đặt nó lên vành mũ. Sau khi Tí Hon đã chào tạm biệt cha, hai người mang nó đi theo. Họ đi mãi, đến khi trời xâm xẩm tối thì Tí Hon nói:
- Nhấc cháu xuống đất một lát với, cháu có việc cần lắm.
Người mang nó trên mũ nói:
- Cứ việc ở trên ấy, bác sẽ chẳng nói gì về chuyện ấy đâu. Thỉnh thoảng chim vẫn "bĩnh" ở trên ấy đấy mà.
Tí Hon nói:
- Không mà, cháu cũng biết cư xử thế nào cho phải, bác cho cháu xuống mau mau đi!
Người ấy nhấc mũ, đặt Tí Hon xuống ruộng gần vệ đường. Xuống tới đất, Tí Hon chạy lẩn ngay vào giữa những tảng đất. Bỗng nhiên nó nhìn thấy một cái hang chuột, nó chui luôn vào đó. Rồi còn vẫy gọi, cười chế nhạo hai người kia:
- Thôi, xin chào hai ông, hai ông về với nhau nhé!
Hai người lấy gậy chọc vào hang chuột để bắt nó, nhưng đúng là mất công vô ích vì Tí Hon cứ bò sâu mãi trong lòng đất. Trời cứ mỗi lúc một tối hơn, hai người bực mình, đành phải bỏ về tay không.
Khi hai người đã đi xa, lúc đó Tí Hon mới chui ở hang từ trong lòng đất ra. Nó nghĩ bụng:
- Đi trong đêm tối ở giữa cánh đồng thì thật là nguy hiểm, vỡ đầu, gãy cẳng như chơi.
May sao Tí Hon lại vấp phải một cái vỏ sên rỗng. Tí Hon nói:
- Lạy chúa! Đêm nay con có chỗ ngủ yên rồi.
Vừa mới chợp mắt được một lúc thì nó nghe thấy có tiếng hai người đi qua. Một người nói:
- Chúng mình phải làm thế nào để cậy được cửa mà ăn trộm vàng bạc của lão cha xứ giàu sụ ấy nhỉ?
Tí Hon chen vào:
- Để tôi bày mưu cho!
Một tên trộm hốt hoảng nói:
- Cái gì thế nhỉ? Tao vừa nghe thấy có tiếng người nói.
Chúng dừng lại, lắng tai nghe. Tí Hon lại nói:
- Các bác đem tôi đi theo thì tôi sẽ giúp cho.
- Nhưng mày ở chỗ nào?
Tí Hon đáp:
- Các bác cứ tìm ở dưới đất và lưu ý chỗ nào có tiếng nói vọng ra.
Bọn kẻ trộm tìm mãi mới thấy chỗ Tí Hon. Chúng nhấc nó lên hỏi:
- Này, thằng nhãi con, mày giúp chúng ta được việc gì?
Tí Hon đáp:
- Rồi các bác coi, cháu sẽ luồn qua chấn song cửa sổ để vào buồng cha xứ. Các bác muốn lấy thứ gì, cháu chuyển cho thứ đó.
- Được, chúng tao muốn coi xem tài mày ra sao.
Khi kẻ trộm tới nhà cha xứ, Tí Hon luồn chui ngay vào buồng, rồi ráng hết sức hỏi thật to:
- Các bác muốn gì nào? Các bác có muốn khoắng sạch buồng này không?
Hai tên trộm sợ hãi bảo nó:
- Này, nói khe khẽ thôi, không thì chủ nhà thức dậy bây giờ!
Nhưng Tí Hon tảng lờ làm như chẳng hiểu gì cả, lại lớn tiếng hỏi:
- Các bác muốn gì nào? Các bác có muốn khoắng sạch buồng này không?
Cô đầu bếp ngủ ở buồng bên cạnh nghe thấy liền ngồi nhổm dậy, lắng tai nghe. Bọn kẻ trộm hốt hoảng nên vội lảng ra xa, nhưng rồi chúng trấn tĩnh lại, cho là Tí Hon giỡn bọn chúng. Chúng lại quay vào, khẽ gọi Tí Hon:
- Này, đừng có giỡn nữa! Chuyển ra cho bọn tao chút ít đi!
Tí Hon lấy hết sức hét:
- Cháu chuyển cho các bác tất cả nhé! Giơ cả hai tay ra mà đón.
Cô hầu nghe thấy rõ mồn một là có tiếng người la, cô bước ra khỏi giường, lò mò đi ra cửa. Bọn ăn trộm bỏ chạy, chúng chạy bán sống bán chết như có ma đuổi sát ở đằng sau. Cô hầu nghe ngóng lại không thấy gì cả, đi vào nhà thắp nến. Khi cô cầm nến vào buồng thì Tí Hon đã lẻn trốn được ra ngoài đồng cỏ. Cô lục soát khắp các xó xỉnh nhưng cũng chẳng thấy gì, cô tưởng mình mê ngủ nên lại vào giường ngủ tiếp.
Tí Hon leo quanh đống cỏ khô, cuối cùng tìm được một chỗ ấm cúng để ngủ, nó tính ngủ đến sáng mai thì về nhà với cha mẹ. Tí Hon định thế này nhưng chuyện xảy ra lại không như thế. Chà, chuyện đời thật lắm nỗi gian truân!
Trời mới tang tảng sáng, cô hầu đã ra khỏi giường, đi lấy cỏ khô cho súc vật ăn. Cô lấy một ôm cỏ, lại lấy ngay đúng chỗ Tí Hon ngủ. Tí Hon ngủ say quá nên không hề hay biết, mãi đến khi bò đã ngoạm vào mồm, Tí Hon mới thức giấc. Nó kêu lên:
- Trời ơi, sao tôi lại ở trong cái cối nghiền nắm thế này!
Nhưng ngay sau đó, Tí Hon biết được mình đang ở đâu. Nó cố tránh cho khỏi bị răng bò nghiền thì lại bị nuốt trôi vào dạ dày. Nó nghĩ bụng:
- Gian nhà này người ta quên không làm cửa sổ, ánh nắng mặt trời không rọi chiếu vào được, đã thế lại chẳng có đèn đóm gì cả.
Ở đây Tí Hon thấy khó chịu, bực nhất là cỏ cứ tuôn vào mãi, chỗ ở ngày càng chật hẹp. Trong lúc hoảng sợ, nó thét lớn:
- Đừng tuôn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa! Đừng tuôn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa!
Cô hầu đang vắt sữa bò, cô không trông thấy một ai mà lại nghe thấy tiếng nói y hệt như tiếng đêm qua. Cô đang ngồi trên ghế, vì sợ quá mà ngã lăn ra làm đổ hết cả sữa.
Cô hầu vội vã chạy lên tìm cha xứ và mách:
- Trời ơi, con bò nó biết nói cha ạ.
Cha xứ nói:
- Cô có điên không đấy?
Rồi cha xuống chuồng bò xem thực hư như thế nào. Cha vừa mới bước xuống chuồng Tí Hon lại la:
- Đừng tuồn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa! Đừng tuồn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa!
Lúc đó, cha xứ cũng đâm hoảng. Cha cho là bò bị quỷ ám và sai giết bò. Mổ bò xong, người ta quẳng chiếc dạ dày ra đống phân, mà Tí Hon lại ở trong dạ dày. Loay hoay mãi, Tí Hon mới thò được đầu ra thì lại gặp ngay chuyện chẳng lành: một con chó sói đang đói bụng chạy ngay lại, nuốt chửng luôn cả chiếc dạ dày trong đó có Tí Hon. Nhưng Tí Hon vẫn không nản chí, nó nghĩ chắc mình có thể nói với sói được. Rồi từ trong bụng sói, Tí Hon nói vọng ra:
- Anh bạn Sói thân mến, tôi muốn mách cho bạn chỗ có mồi ngon tuyệt vời.
Sói hỏi:
- Ở đâu có thứ ấy hở?
Tí Hon tả thật cặn kẽ nơi cha mẹ mình đang ở.
- Cậu cứ chui qua cổng nhà thì vào được trong bếp, ở đó cậu sẽ tha hồ chén bánh ngọt, mỡ, xúc xích.
Chẳng đợi Tí Hon nói tới lần thứ hai, đêm đến, Sói chui qua cổng để vào bếp và đánh chén một bữa thỏa thuê. Khi đã no căng bụng rồi, Sói tính bài chuồn, nhưng giờ đây bụng Sói đã căng phồng lên, chui ra bằng đường cũ không lọt nữa. Tí Hon đã tính trước đến nước đó. Ở trong bụng Sói, Tí Hon vung tay vung chân la lối om sòm lên. Sói bảo:
- Mày có im đi không nào! Mày làm ầm, mọi người thức dậy bây giờ.
Tí Hon đáp:
- Ui chà, cậu đã ăn uống no nên rồi, giờ phải để cho tớ vui đùa một chút chứ!
Rồi Tí Hon lại lấy hết sức ra mà la hét. Cuối cùng, cha mẹ Tí Hon nghe tiếng la lối om sòm nên thức giấc, chạy xuống bếp, nhìn qua kẽ hở thì thấy Sói đang ở trong đó. Ông chạy đi lấy rìu, bà chạy đi lấy hái.
Lúc vào, chồng nói:
- Bà đứng sau tôi, nếu tôi choảng một cái mà nó chưa chết ngay thì bà bổ hái vào bụng nó mà rạch ra.
Tí Hon nghe thấy giọng nói của cha, nó reo lên:
- Cha kính yêu, con đang ở trong này, con ở trong bụng Sói.
Mừng quýnh lên, người cha nói:
- Lạy Chúa! Đứa con cưng nhất của chúng tôi lại về.
Rồi bác bảo vợ vứt hái đi để Tí Hon khỏi bị thương. Đoạn bác lấy đà, giơ rìu lên giáng cho Sói một nhát trúng đầu, Sói lăn ra chết tươi. Hai vợ chồng bác lấy dao kéo mổ bụng Sói, lôi Tí Hon ra.
Bác trai nói:
- Trời, cha mẹ ở nhà lo cho con quá!
- Thưa cha, con đã đi nhiều nơi trên thế giới, lạy Chúa, giờ con lại được thở không khí trong lành!
- Thế con đã đi những đâu?
- Chà, cha ơi, con đã từng ở trong hang chuột, trong dạ dày bò, trong ruột sói, giờ con đang ở bên cha mẹ.
Cha mẹ ân cần ôm hôn đứa con cưng của mình, rồi nói:
- Từ nay, dù có được tất cả của cải trên thế gian này, cha mẹ cũng chẳng bán con nữa đâu.
Rồi cha mẹ cho Tí Hon ăn uống, đo quần áo mới, vì trong chuyến ngao du kia, quần áo của Tí Hon đã sờn rách hết cả.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war ein armer Bauersmann, der saß Abends beim Herd und schürte das Feuer, und die Frau saß und spann. Da sprach er "wie ists so traurig, daß wir keine Kinder haben! es ist so still bei uns, und in den andern Häusern gehts so laut und lustig her." - "Ja," antwortete die Frau und seufzte, "wenns nur ein einziges wäre, und wenns auch ganz klein wäre, nur Daumes groß, so wollt ich schon zufrieden sein; wir hättens doch von Herzen lieb." Nun geschah es, daß die Frau kränklich ward und nach sieben Monaten ein Kind gebar, das zwar an allen Gliedern vollkommen, aber nicht länger als ein Daumen war. Da sprachen sie "es ist, wie wir es gewünscht haben, und es soll unser liebes Kind sein," und nannten es nach seiner Gestalt Daumesdick. Sie ließens nicht an Nahrung fehlen, aber das Kind ward nicht größer, sondern blieb, wie es in der ersten Stunde gewesen war; doch schaute es verständig aus den Augen und zeigte sich bald als ein kluges und behendes Ding, dem alles glückte, was es anfieng.
Der Bauer machte sich einmal fertig in den Wald zu gehen und Holz zu fällen; da sprach er so vor sich hin "nun wollt ich, daß einer da wäre, der mir den Wagen nach brächte." - "O Vater," rief Daumesdick, "den Wagen will ich schon bringen, verlaßt euch drauf, er soll zur bestimmten Zeit im Walde sein." Da lachte der Mann und sprach "wie sollte das zugehen, du bist viel zu klein, um das Pferd mit dem Zügel zu leiten." - "Das thut nichts, Vater, wenn nur die Mutter anspannen will, ich setze mich dem Pferd ins Ohr und rufe ihm zu, wie es gehen soll." - "Nun," antwortete der Vater, "einmal wollen wirs versuchen." Als die Stunde kam, spannte die Mutter an und setzte den Daumesdick dem Pferd ins Ohr: da rief der Kleine, wie das Pferd gehen sollte, "jüh und joh! hott und har!" Da ging es ganz ordentlich als wie bei einem Meister, und der Wagen fuhr den rechten Weg nach dem Walde. Es trug sich zu, als er eben um eine Ecke bog, und der Kleine "har, har!" rief, daß zwei fremde Männer daher kamen. "Mein," sprach der eine, "was ist das? da fährt ein Wagen, und ein Fuhrmann ruft dem Pferde zu und ist doch nicht zu sehen." - "Das geht nicht mit rechten Dingen zu," sagte der andere, "wir wollen dem Karren folgen und sehen, wo er anhält." Der Wagen aber fuhr vollends in den Wald hinein und richtig zu dem Platze, wo das Holz gehauen ward. Als Daumesdick seinen Vater erblickte, rief er ihm zu "siehst du, Vater, da bin ich mit dem Wagen, nun hol mich herunter." Der Vater faßte das Pferd mit der linken und holte mit der rechten sein Söhnlein aus dem Ohr, das sich ganz lustig auf einen Strohhalm niedersetzte. Als die beiden fremden Männer den Daumesdick erblickten, wußten sie nicht, was sie vor Verwunderung sagen sollten. Da nahm der eine den andern beiseit und sprach "hör, der kleine Kerl könnte unser Glück machen, wenn wir ihn in einer großen Stadt für Geld sehen ließen: wir wollen ihn kaufen." Sie giengen zu dem Bauer und sprachen "verkauft uns den kleinen Mann, er solls gut bei uns haben." - "Nein," antwortete der Vater, "es ist mein Herzblatt und ist mir für alles Gold in der Welt nicht feil." Daumesdick aber, als er von dem Handel hörte, kroch an den Rockfalten seines Vaters hinauf, stellte sich ihm auf die Schulter und sagte ihm ins Ohr "Vater, gib mich nur hin, ich will schon wieder zu dir kommen." Da gab ihn der Vater für ein schones Stück Geld den beiden Männern hin. "Wo willst du sitzen?" sprachen sie zu ihm. "Ach, setzt mich nur auf den Rand von eurem Hut, da kann ich auf und ab spazieren und die Gegend betrachten und falle doch nicht herunter." Sie thaten ihm den Willen, und als Daumesdick Abschied von seinem Vater genommen hatte, machten sie sich mit ihm fort. So giengen sie, bis es dämmerig ward, da sprach der Kleine "hebt mich einmal herunter, es ist nöthig." - "Bleib nur droben," sprach der Mann, auf dessen Kopf er saß, "ich will mir nichts draus machen, die Vögel lassen mir auch manchmal was drauf fallen." - "Nein," sprach Daumesdick, "ich weiß auch, was sich schickt: hebt mich nur geschwind herab." Der Mann nahm den Hut ab und setzte den Kleinen auf einen Acker am Weg, da sprang und kroch er ein wenig zwischen den Schollen hin und her und schlüpfte dann auf einmal in ein Mausloch das er sich ausgesucht hatte. "Guten Abend ihr Herren, geht nur ohne mich heim," rief er ihnen zu und lachte sie aus. Sie liefen herbei und stachen mit Stöcken in das Mausloch, aber das war vergebliche Mühe, Daumesdick kroch immer weiter zurück; und da es bald ganz dunkel ward, so mußten sie mit Aerger und mit leerem Beutel wieder heim wandern.
Als Daumesdick merkte, daß sie fort waren, kroch er aus dem unterirdischen Gang wieder hervor. "Es ist hier auf dem Acker in der Finsterniß so gefährlich gehen," sprach er, "wie leicht bricht einer Hals und Bein!" Zum Glück stieß er an ein leeres Schneckenhaus. "Gottlob," sagte er, "da kann ich die Nacht sicher zubringen," und setzte sich hinein. Nicht lang, als er eben einschlafen wollte, so hörte er zwei Männer vorüber gehen, davon sprach der eine "wie wirs nur anfangen, um dem reichen Pfarrer sein Geld und sein Silber zu holen?" - "Das könnt ich dir sagen," rief Daumesdick dazwischen. "Was war das?" sprach der eine Dieb erschrocken, "ich hörte jemand sprechen." Sie blieben stehen und horchten, da sprach Daumesdick wieder "nehmt mich mit, so will ich euch helfen." - "Wo bist du denn?" - "Suchet nur hier auf der Erde und merkt, wo die Stimme herkommt," antwortete er. Da fanden ihn endlich die Diebe und hoben ihn in die Höhe. "Du kleiner Wicht, was willst du uns helfen!" sprachen sie. "Seht," antwortete er, "ich krieche zwischen den Eisenstäben in die Kammer des Pfarrers hinein und reiche euch heraus, was ihr haben wollt." - "Wohlan," sagten sie, "wir wollen sehen, was du kannst." Als sie bei dem Pfarrhaus kamen, kroch Daumesdick in die Kammer, schrie aber gleich aus Leibeskräften "wollt ihr alles haben, was hier ist?" Die Diebe erschraken und sagten "so sprich doch leise, damit niemand aufwacht." Aber Daumesdick that, als hätte er sie nicht verstanden und schrie von neuem "was wollt ihr? wollt ihr alles haben, was hier ist?" Das hörte die Köchin, die in der Stube daran schlief, richtete sich im Bette auf und horchte. Die Diebe aber waren vor Schrecken ein Stück Wegs zurückgelaufen, endlich faßten sie wieder Muth, dachten "der kleine Kerl will uns necken," kamen zurück und flüsterten ihm hinein "nun mach Ernst und reich uns etwas heraus." Da schrie Daumesdick noch einmal, so laut er konnte, "ich will euch ja alles geben, reicht nur die Hände herein." Das hörte die horchende Magd ganz deutlich, sprang aus dem Bett und stolperte zur Thür herein. Die Diebe liefen fort und rannten, als wäre der wilde Jäger hinter ihnen: die Magd aber, als sie nichts bemerken konnte, gieng ein Licht anzuzünden. Wie sie damit herbei kam, machte sich Daumesdick, ohne daß er gesehen wurde, hinaus in die Scheune: die Magd aber, nachdem sie alle Winkel durchgesucht und nichts gefunden hatte, legte sich endlich wieder zu Bett und glaubte, sie hätte mit offenen Augen und Ohren doch nur geträumt.
Daumesdick war in den Heuhälmchen herumgeklettert und hatte einen schönen Platz zum Schlafen gefunden: da wollte er sich ausruhen, bis es Tag wäre, und dann zu seinen Eltern wieder heim gehen. Aber er mußte andere Dinge erfahren! ja, es gibt viel Trübsal und Noth auf der Welt! Die Magd stieg, wie gewöhnlich, als der Tag graute, schon aus dem Bett und wollte das Vieh füttern. Ihr erster Gang war in die Scheune, wo sie einen Arm voll Heu packte und gerade dasjenige, worin der arme Daumesdick lag und schlief. Er schlief aber so fest, daß er nichts gewahr ward, auch nicht eher aufwachte als bis er in dem Maul der Kuh war, die ihn mit dem Heu aufgerafft hatte. "Ach Gott," rief er, "wie bin ich in die Walkmühle gerathen!" merkte aber bald, wo er war. Da hieß es aufpassen, daß er nicht zwischen die Zähne kam und zermalmt ward, aber er mußte doch mit in den Magen hinabrutschen. "In dem Stübchen sind die Fenster vergessen," sprach er, "und scheint keine Sonne hinein: ein Licht wird gar nicht zu haben sein!" Ueberhaupt gefiel ihm das Quartier schlecht, und was das schlimmste war, es kam immer mehr neues Heu zur Thür herein und der Platz ward immer enger. Da rief er endlich in der Angst, so laut er konnte, "bringt mir kein frisch Futter mehr, bringt mir kein frisch Futter mehr." Die Magd melkte gerade die Kuh, und als sie sprechen hörte, ohne jemand zu sehen, und es dieselbe Stimme war, die sie auch in der Nacht gehört hatte, erschrak sie so, daß sie von ihrem Stühlchen herab glitschte und die Milch verschüttete. Sie lief in der größten Hast zu ihrem Herrn und rief "ach Gott, Herr Pfarrer, die Kuh hat geredet." - "Du bist verrückt," antwortete der Pfarrer, gieng aber doch selbst in den Stall nachzusehen, was vor wäre. Aber kaum hatte er den Fuß hineingesetzt, so rief Daumesdick eben aufs neue "bringt mir kein frisch Futter mehr, bringt mir kein frisch Futter mehr." Da erschrak der Pfarrer selbst, meinte, es wäre ein böser Geist und hieß die Kuh tödten. Nun ward sie geschlachtet, der Magen aber worin Daumesdick steckte, ward auf den Mist geworfen. Daumesdick suchte sich hindurch zu arbeiten, und hatte große Mühe damit, doch endlich brachte er es so weit, daß er Platz bekam, aber, als er eben sein Haupt herausstrecken wollte, kam ein neues Unglück. Ein hungriger Wolf sprang vorbei und verschlang den ganzen Magen mit einem Schluck. Daumesdick verlor den Muth nicht, "vielleicht," dachte er, "läßt der Wolf mit sich reden," und rief ihm aus dem Wanste zu "lieber Wolf, ich weiß dir einen herrlichen Fraß." - "Wo ist der zu holen?" sprach der Wolf. "In dem und dem Haus, da mußt du durch die Gosse hinein kriechen und wirst Kuchen, Speck und Wurst finden, so viel du essen willst," und beschrieb ihm genau seines Vaters Haus. Der Wolf ließ sich das nicht zweimal sagen, drängte sich in der Nacht zur Gosse hinein und fraß in der Vorrathskammer nach Herzenslust. Als er satt war, wollte er wieder fort, aber er war so dick geworden, daß er denselben Weg nicht wieder hinaus konnte. Darauf hatte Daumesdick gerechnet und fieng nun an in dem Leib des Wolfs einen gewaltigen Lärmen zu machen, tobte und schrie, was er konnte. "Willst du stille sein," sprach der Wolf, "du weckst die Leute auf." - "Ei was," antwortete der Kleine, "du hast dich satt gefressen, ich will mich auch lustig machen," und fieng von neuem an aus allen Kräften zu schreien. Davon erwachte endlich sein Vater und seine Mutter, liefen an die Kammer und schauten durch die Spalte hinein. Wie sie sahen, daß ein Wolf darin hauste, liefen sie davon, und der Mann holte die Axt, und die Frau die Sense. "Bleib dahinten," sprach der Mann, als sie in die Kammer traten, "wenn ich ihm einen Schlag gegeben habe und er davon noch nicht todt ist, so mußt du auf ihn einhauen und ihm den Leib zerschneiden." Da hörte Daumesdick die Stimme seines Vaters und rief "lieber Vater, ich bin hier, ich stecke im Leibe des Wolfs." Sprach der Vater voll Freuden "gottlob, unser liebes Kind hat sich wieder gefunden," und hieß der Frau die Sense wegthun, damit Daumesdick nicht beschädigt würde. Danach holte er aus und schlug dem Wolf einen Schlag auf den Kopf, daß er todt niederstürzte: dann suchten sie Messer und Scheere, schnitten ihm den Leib auf und zogen den Kleinen wieder hervor. "Ach," sprach der Vater, "was haben wir für Sorge um dich ausgestanden!" - "Ja, Vater, ich bin viel in der Welt herumgekommen; gottlob, daß ich wieder frische Luft schöpfe." - "Wo bist du denn all gewesen?" - "Ach Vater, ich war in einem Mauseloch, in einer Kuh Bauch und in eines Wolfes Wanst: nun bleib ich bei euch." - "Und wir verkaufen dich um alle Reichthümer der Welt nicht wieder." Da herzten und küßten sie ihren lieben Daumesdick, gaben ihm zu essen und trinken und ließen ihm neue Kleider machen, denn die seinigen waren ihm auf der Reise verdorben.