Có một bà lão nghèo khổ ở làng kia kiếm được một mớ đậu mang nấu. Bà vào bếp nhóm lửa. Để đun cho nhanh, bà đút một mớ rơm vào bếp. Lúc bà đổ đậu vào nồi, có một hạt rơi xuống đất mà bà không hề hay biết. Hạt đậu rơi ngay cạnh một sợi rơm. Liền sau đó có một cục than hồng bắn từ trong bếp rơi xuống chỗ đậu và rơm. Sợi rơm liền hỏi:
- Các bạn thân mến, các bạn ở đâu tới đây thế?
Than trả lời:
- May quá là may, tôi nhảy từ ngọn lửa kia ra. Nếu tôi không lấy sức để nhảy ra thì chắc hẳn là toi mạng? Giờ có lẽ tôi đã bị đốt thành tro rồi.
Đậu nói:
- May là tôi không bị xây xát gì cả. Nếu như bà lão không đánh rớt tôi ra ngoài, có lẽ giờ này tôi đã bị nấu nhừ thành cháo như các bạn tôi.
Rơm nói:
- Kể ra thân phận tôi cũng chẳng hơn gì! Bà lão cho tất cả anh em tôi làm mồi cho khói lửa, bà nắm một lúc sáu chục sợi và đốt sạch. Cũng may tôi luồn được qua kẽ ngón tay bà cụ.
Than hỏi:
- Thế chúng ta làm gì bây giờ?
Đậu nói:
- Tôi nghĩ, cũng may là chúng ta cùng thoát chết, vậy thì chúng ta hãy kết nghĩa anh em với nhau. Để tránh điều bất hạnh khác có thể xảy ra với chúng ta, chúng ta hãy cùng nhau đi chu du thiên hạ.
Nghe lời đề nghị ấy, cả than và rơm đều thấy vui lòng. Thế rồi cả ba cùng nhau lên đường.
Chẳng bao lâu cả ba tới bên một bờ con suối nhỏ. Chẳng có cầu mà cũng chẳng có ván bắc qua suối, cả ba loay hoay, chưa biết tính làm sao qua được suối. Chợt rơm nghĩ ra một kế và nói:
- Để tôi nằm vắt ngang suối, các bạn đi lên tôi như đi qua cầu vậy.
Rơm nằm vắt từ bờ này sang bờ kia. Than vốn tính nóng nảy, bước lon ton trên chiếc cầu vừa mới bắc xong. Ra tới giữa cầu, nghe tiếng nước chảy rào rào, than hoảng sợ. Than đứng lại giữa cầu, không còn can đảm bước tiếp. Rơm bắt đầu cháy, bị đứt thành hai đoạn và rơi xuống suối. Than cũng rơi theo. Chạm mặt nước, than xèo xèo được một lát rồi tắt thở. Đậu vốn tính cẩn thận hơn, hãy còn đứng bên bờ suối. Thấy sự việc xảy ra thật tức cười, đậu cười hoài rồi cười phá lên và vỡ ra từng mảnh. Thế là suýt nữa đậu cũng hết đời. Nhưng may thay lúc đó lại có một bác thợ may đi du ngoạn đang ngồi nghỉ bên bờ suối. Vốn có lòng thương người, bác lấy kim chỉ khâu liền các mảnh đậu. Đậu vô cùng biết ơn bác thợ may. Nhưng vì bác thợ may dùng chỉ đen để khâu nên từ đó hạt đậu nào cũng có đường chỉ đen.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
In einem Dorfe wohnte eine arme alte Frau, die hatte ein Gericht Bohnen zusammengebracht und wollte sie kochen. Sie machte also auf ihrem Herd ein Feuer zurecht, und damit es desto schneller brennen sollte, zündete sie es mit einer Handvoll Stroh an. Als sie die Bohnen in den Topf schüttete, entfiel ihr unbemerkt eine, die auf dem Boden neben einen Strohhalm zu liegen kam. Bald danach sprang auch eine glühende Kohle vom Herd zu den beiden herab. Da fing der Strohhalm an und sprach: "Liebe Freunde, von wannen kommt ihr her?" Die Kohle antwortete: "Ich bin zu gutem Glück dem Feuer entsprungen, und hätte ich das nicht mit Gewalt durchgesetzt, so war mir der Tod gewiß: Ich wäre zu Asche verbrannt." Die Bohne sagte: "Ich bin auch noch mit heiler Haut davongekommen, aber hätte mich die Alte in den Topf gebracht, ich wäre ohne Barmherzigkeit zu Brei gekocht worden wie meine Kameraden." - "Wäre mir denn ein besser Schicksal zuteil geworden?" sprach das Stroh. "Alle meine Brüder hat die Alte in Feuer und Rauch aufgehen lassen, sechzig hat sie auf einmal gepackt und ums Leben gebracht. Glücklicherweise bin ich ihr zwischen den Fingern durchgeschlüpft." - "Was sollen wir aber nun anfangen?" sprach die Kohle. - "Ich meine," antwortete die Bohne, "weil wir so glücklich dem Tode entronnen sind, so wollen wir uns als gute Gesellen zusammenhalten und, damit uns hier nicht wieder ein neues Unglück ereilt, gemeinschaftlich auswandern und in ein fremdes Land ziehen."
Der Vorschlag gefiel den beiden andern, und sie machten sich miteinander auf den Weg. Bald aber kamen sie an einen kleinen Bach, und da keine Brücke oder Steg da war, so wußten sie nicht, wie sie hinüberkommen sollten. Der Strohhalm fand guten Rat und sprach: "Ich will mich querüber legen, so könnt ihr auf mir wie auf einer Brücke hinübergehen." Der Strohhalm streckte sich also von einem Ufer zum andern, und die Kohle, die von hitziger Natur war, trippelte auch ganz keck auf die neugebaute Brücke. Als sie aber in die Mitte gekommen war und unter sich das Wasser rauschen hörte, ward ihr doch angst: Sie blieb stehen und getraute sich nicht weiter. Der Strohhalm aber fing an zu brennen, zerbrach in zwei Stücke und fiel in den Bach: Die Kohle rutschte nach, zischte, wie sie ins Wasser kam, und gab den Geist auf. Die Bohne, die vorsichtigerweise noch auf dem Ufer zurückgeblieben war, mußte über die Geschichte lachen, konnte nicht aufhören und lachte so gewaltig, daß sie zerplatzte. Nun war es ebenfalls um sie geschehen, wenn nicht zu gutem Glück ein Schneider, der auf der Wanderschaft war, sich an dem Bach ausgeruht hätte. Weil er ein mitleidiges Herz hatte, so holte er Nadel und Zwirn heraus und nähte sie zusammen. Die Bohne bedankte sich bei ihm aufs schönste, aber da er schwarzen Zwirn gebraucht hatte, so haben seit der Zeit alle Bohnen eine schwarze Naht.