Ngày xưa có một cô gái biếng nhác không muốn kéo sợi. Bà mẹ đã khuyên răn cô nhiều về việc này nhưng cô vẫn không chịu ngồi kéo sợi. Có một lần, do tức giận và không nén được bực mình, bà đã đánh cô mấy roi. Cô gái oà lên khóc.
Đúng lúc ấy thì hoàng hậu đi qua, nghe tiếng khóc bà cho dừng xe lại và vào trong nhà hỏi bà mẹ tại sao lại đánh con gái đến nỗi ở ngoài đường người ta cũng nghe thấy tiếng khóc. Bà mẹ xấu hổ nhưng không biết có nên nói thật về chuyện lười biếng của con gái mình không, bà nói:
- Tôi không bảo được con tôi ngừng kéo sợi, nó thì lúc nào cũng muốn ngồi kéo sợi, tôi thì nghèo nên không đủ tiền để mua sợi cho nó kéo.
Hoàng hậu nói:
- Ta rất thích nghe tiếng kéo sợi và không gì vui bằng khi thấy những bánh xe quay, bà cho cô con gái theo ta về cung điện, ta có đủ sợi, cô con gái bà muốn kéo bao nhiêu cũng có.
Bà mẹ rất mừng về chuyện này. Hoàng hậu đem cô gái về hoàng cung. Khi về tới hoàng cung, hoàng hậu dẫn cô gái tới ba kho chất đầy sợi gai tuyệt đẹp và nói:
- Hãy kéo đống sợi này, và nếu con kéo xong ta sẽ cưới con cho con trai cả của ta, dù con có nghèo đi chăng nữa, điều đó ta không quan tâm đến, sự cần cù nhẫn nại của con sẽ đưa lại cho con đủ tiền làm của hồi môn.
Cô gái nghĩ mà sợ, vì cô có biết kéo sợi đâu, có lẽ mình phải sống ba trăm năm và hàng ngày phải ngồi từ sáng sớm cho đến tối mịt thì mới xong đống này. Khi chỉ còn mình cô, cô bắt đầu ngồi khóc và cứ ngồi như vậy ba ngày liền mà chẳng hề cử động chân tay. Sang ngày thứ ba thì hoàng hậu tới, bà rất đỗi ngạc nhiên khi thấy sợi chưa kéo, cô gái xin lỗi bà về chuyện ấy, cô nói vì quá nhớ mẹ và nhớ nhà nên chưa quay sợi. Hoàng hậu hiểu chuyện đó, trước khi rời phòng bà nói:
- Ngày mai con bắt đầu làm việc cho ta nhé!
Khi chỉ có một mình, cô không biết tự nhủ và tự cứu mình như thế nào, cô buồn rầu đi đi lại lại trước cửa sổ thì nhìn thấy ba người đàn bà đi lại. Người thứ nhất có bàn chân to tướng, người thứ hai có cái môi dưới dài trễ xuống che cả cằm, và người thứ ba có một ngọn tay cái to sụ. Ba người dừng chân dưới cửa sổ, ngước nhìn lên và hỏi cô gái có điều gì uẩn khúc mà phải buồn phiền. Cô kể ba người nghe tình cảnh của mình. Cả ba đều sẵn sàng giúp đỡ và nói:
- Nếu cô đồng ý mời chúng tôi dự tiệc cưới và không ngại xấu hổ vì có chúng tôi, giới thiệu chúng tôi là những người bà con bên nội, bên ngoại, cho chúng tôi ngồi chung bàn với cô thì chúng tôi sẽ kéo hết số sợi này chỉ trong một thời gian ngắn.
Cô trả lời:
- Tôi rất mong như vậy, xin mời vào và bắt tay ngay vào việc.
Cô để ba người đàn bà kỳ dị vào nhà và dọn một chỗ ở phòng thứ nhất để cho ba người có thể ngồi kéo sợi. Người thứ nhất kéo, người thứ hai se sợi, người thứ ba quay sợi và dùng ngón tay cuộn sợi để lên bàn, sợi xe rất mịn. Mỗi khi hoàng hậu tới thăm, cô gái lại giấu ba người kia và chỉ cho hoàng hậu xem đống sợi đã kéo xong, hoàng hậu khen cô hết lời. Khi kho thứ nhất đã hết thì tiếp tục sang kho thứ hai, cuối cùng tới kho thứ ba, và chẳng bao lâu sau thì kho này cũng xong, lúc đó ba bà chia tay tạm biệt cô gái và nói:
- Cô đừng quên lời hứa nhé, đó cũng là hạnh phúc của cô.
Khi cô gái chỉ cho hoàng hậu xem những kho đầy ắp đống sợi to sụ, hoàng hậu cho sửa soạn lễ cưới. Chú rể rất vui mừng rằng sẽ có một người vợ khéo tay, chăm làm và khen ngợi cô hết lời.
Cô gái nói:
- Con có ba người bà con bên nội bên ngoại, cả ba đã giúp con rất nhiều, con không muốn quên ơn ba người ấy trong lúc con hạnh phúc. Xin mẹ cho con được phép mời họ dự tiệc cưới và mời ngồi chung một bàn.
Hoàng hậu và hoàng tử nói:
- Tại sao lại không bằng lòng nhỉ!
Khi tiệc cưới dọn xong thì thấy ba cô gái ăn mặc tuyệt đẹp bước vào phòng. Cô dâu nói:
- Xin nhiệt liệt đón chào, những người bà con thân thuộc!
Chú rể nói:
- Sao em có những người bà con kỳ dị vậy?
Nói xong chàng tới chỗ người có bàn chân to sụ và hỏi:
- Do đâu mà chị lại có bàn chân to như vậy?
Chị ta trả lời:
- Do lấy chân giữ sợi.
Chú rể lẩm bẩm:
- Do lấy chân giữ sợi.
Rồi chú rể tới chỗ người thứ hai và hỏi:
- Do đâu mà chị lại có cái môi trề dài lê thê?
Chị ta trả lời:
- Do nhấm ướt sợi.
Chàng hỏi tiếp người thứ ba:
- Do đâu mà chị có ngón tay to vậy?
Chị trả lời:
- Do quấn sợi.
Những câu trả lời đó làm hoàng tử đâm ra giật mình sợ và nói:
- Thế thì từ nay không bao giờ cô vợ xinh đẹp của tôi được phép mó tay quay sợi.
Thế là từ đó cô gái tiếp tục không phải kéo sợi nữa.
Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war ein Mädchen faul und wollte nicht spinnen, und die Mutter mochte sagen, was sie wollte, sie konnte es nicht dazu bringen. Endlich überkam die Mutter einmal Zorn und Ungeduld, daß sie ihm Schläge gab, worüber es laut zu weinen anfing. Nun fuhr gerade die Königin vorbei, und als sie das Weinen hörte, ließ sie anhalten, trat in das Haus und fragte die Mutter, warum sie ihre Tochter schlüge, daß man draußen auf der Straße das Schreien hörte. Da schämte sich die Frau, daß sie die Faulheit ihrer Tochter offenbaren sollte, und sprach: "Ich kann sie nicht vom Spinnen abbringen, sie will immer und ewig spinnen, und ich bin arm und kann den Flachs nicht herbeischaffen." Da antwortete die Königin: "Ich höre nichts lieber als spinnen und bin nicht vergnügter, als wenn die Räder schnurren. Gebt mir Eure Tochter mit ins Schloß, ich habe Flachs genug, da soll sie spinnen, soviel sie Lust hat." Die Mutter war's von Herzen gerne zufrieden, und die Königin nahm das Mädchen mit.
Als sie ins Schloß gekommen waren, führte sie es hinauf zu drei Kammern, die lagen von unten bis oben voll vom schönsten Flachs.
"Nun spinn mir diesen Flachs," sprach sie, "und wenn du es fertigbringst, so sollst du meinen ältesten Sohn zum Gemahl haben; bist du gleich arm, so acht ich nicht darauf, dein unverdroßner Fleiß ist Ausstattung genug." Das Mädchen erschrak innerlich, denn es konnte den Flachs nicht spinnen, und wär's dreihundert Jahre alt geworden und hätte jeden Tag vom Morgen bis Abend dabeigesessen. Als es nun allein war, fing es an zu weinen und saß so drei Tage, ohne die Hand zu rühren. Am dritten Tage kam die Königin, und als sie sah, daß noch nichts gesponnen war, verwunderte sie sich, aber das Mädchen entschuldigte sich damit, daß es vor großer Betrübnis über die Entfernung aus seiner Mutter Haus noch nicht hätte anfangen können. Das ließ sich die Königin gefallen, sagte aber beim Weggehen: "Morgen mußt du mir anfangen zu arbeiten."
Als das Mädchen wieder allein war, wußte es sich nicht mehr zu raten und zu helfen und trat in seiner Betrübnis vor das Fenster. Da sah es drei Weiber herkommen, davon hatte die erste einen breiten Plattfuß, die zweite hatte eine so große Unterlippe, daß sie über das Kinn herunterhing, und die dritte hatte einen breiten Daumen. Die blieben vor dem Fenster stehen, schauten hinauf und fragten das Mädchen, was ihm fehlte. Es klagte ihnen seine Not, da trugen sie ihm ihre Hilfe an und sprachen: "Willst du uns zur Hochzeit einladen, dich unser nicht schämen und uns deine Basen heißen, auch an deinen Tisch setzen, so wollen wir dir den Flachs wegspinnen, und das in kurzer Zeit."
"Von Herzen gern," antwortete es, "kommt nur herein und fangt gleich die Arbeit an."
Da ließ es die drei seltsamen Weiber herein und machte in der ersten Kammer eine Lücke, wo sie sich hinsetzten und ihr Spinnen anhuben. Die eine zog den Faden und trat das Rad, die andere netzte den Faden, die dritte drehte ihn und schlug mit dem Finger auf den Tisch, und sooft sie schlug, fiel eine Zahl Garn zur Erde, und das war aufs feinste gesponnen. Vor der Königin verbarg sie die drei Spinnerinnen und zeigte ihr, sooft sie kam, die Menge des gesponnenen Garns, daß diese des Lobes kein Ende fand. Als die erste Kammer leer war, ging's an die zweite, endlich an die dritte, und die war auch bald aufgeräumt. Nun nahmen die drei Weiber Abschied und sagten zum Mädchen: "Vergiß nicht, was du uns versprochen hast, es wird dein Glück sein."
Als das Mädchen der Königin die leeren Kammern und den großen Haufen Garn zeigte, richtete sie die Hochzeit aus, und der Bräutigam freute sich, daß er eine so geschickte und fleißige Frau bekäme, und lobte sie gewaltig.
"Ich habe drei Basen," sprach das Mädchen, "und da sie mir viel Gutes getan haben, so wollte ich sie nicht gern in meinem Glück vergessen. Erlaubt doch, daß ich sie zu der Hochzeit einlade und daß sie mit an dem Tisch sitzen." Die Königin und der Bräutigam sprachen: "Warum sollen wir das nicht erlauben?"
Als nun das Fest anhub, traten die drei Jungfern in wunderlicher Tracht herein, und die Braut sprach: "Seid willkommen, liebe Basen."
"Ach," sagte der Bräutigam, "wie kommst du zu der garstigen Freundschaft?" Darauf ging er zu der einen mit dem breiten Plattfuß und fragte: "Wovon habt Ihr einen solchen breiten Fuß?"
"Vom Treten," antwortete sie, "vom Treten." Da ging der Bräutigam zur zweiten und sprach: "Wovon habt Ihr nur die herunterhängende Lippe?"
"Vom Lecken," antwortete sie, "vom Lecken."
Da fragte er die dritte: "Wovon habt Ihr den breiten Daumen?"
"Vom Fadendrehen," antwortete sie, "vom Fadendrehen." Da erschrak der Königssohn und sprach: "So soll mir nun und nimmermehr meine schöne Braut ein Spinnrad anrühren." Damit war sie das böse Flachsspinnen los.