Rapunzen


Rapunzel


Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia không có con, họ mong rằng ngày kia trời sẽ thương cảnh ngộ họ. Nhìn qua cửa sổ sau nhà thì thấy một mảnh vườn tuyệt đẹp, trồng toàn hoa thơm, các loại rau lạ. Mọi người đều biết đó là mảnh vườn của một mụ phù thủy nên không ai dám trèo tường vào vườn.
Một hôm, nhìn qua cửa sổ đằng sau nhà, người vợ thấy ở luống rau kia có loại rau mọc tươi mơn mởn, từ đó bà trở nên thèm được ăn thứ rau đó. Cơn thèm ngày càng tăng, rồi một hôm, đang đứng bên cửa sổ người vợ thấy choáng váng cả người và ngã lăn ra đất. Thấy vợ tái nhợt nằm đó, chồng lại bên và hỏi:
- Em yêu, em sao vậy?
Người vợ đáp:
- Trời, nếu em không được ăn một bữa rau ba lăng trồng ở vườn sau nhà chắc em chết mất.
Chồng rất thương vợ nên nghĩ:
- Tại sao lại để vợ mình chết nhỉ, cứ liều sang lấy, đến đâu thì đến.
Đợi trời xẩm tối, chồng trèo tường lẻn vào vườn lấy rau ba lăng về cho vợ. Vợ nấu ăn thật ngon lành. Rồi hôm sau vợ lại càng thấy thèm rau ba lăng và năn nỉ chồng đi lấy nữa.
Đợi trời xẩm tối, người chồng vào, vừa mới trèo qua tường đặt chân xuống đất thì đứng ngay trước mặt chàng là mụ phù thủu, chàng hoảng sợ, mụ nhìn chàng với con mắt bực tức và nói:
- Ngươi cả gan thật đấy, dám vào vườn ta hái trộm rau ba lăng. Ngươi sẽ biết tay ta.
Người đàn ông đáp:
- Trời, thương tình tôi với, chỉ vì thương vợ quá nên mới có chuyện hái trộm rau, vợ tôi nhìn thấy rau non mơn mởn nên thèm, thèm đến nỗi có thể chết đi được.
Mụ bớt giận và nói:
- Ngươi có thể hái rau ba lăng như ngươi muốn, nhưng với điều kiện, đứa con vợ ngươi đẻ phải giao cho ta nuôi, ta chăm sóc nó như con đẻ của ta.
Trong lúc hoảng sợ người chồng đồng ý tất cả. Đến khi người vợ sinh con, mụ phù thủy tới đòi, đặt tên đứa bé là Rapunzên - rau ba lăng - rồi mụ bế đứa bé đi luôn.
Rapunzên lớn lên nom rất dễ thương. Năm Rapunzên mười hai tuổi, mụ phù thủy nhốt em ở trong một cái tháp không có bậc lên hay cửa để ra vào. Mỗi khi muốn vào tháp mụ phù thủy phải gọi:
- Rapunzen, Rapunzen
Ta muốn leo lên,
Bện thả tóc xuống.
Rapunzên có bộ tóc dài óng mượt, mái tóc vàng nom cứ tưởng những sợi vàng ròng. Mỗi khi nghe giọng mụ phù thủy gọi, Rapunzên gỡ mái tóc dài ra, buộc một đầu vào chiếc móc ở tháp và thả đầu kia xuống, tóc Rapunzên dài chạm đất, mụ phù thủy đu theo mái tóc mà lên tháp.
Nhiều năm trôi qua, một ngày kia có hoàng tử cưỡi ngựa đi ngang qua, chàng nghe thấy có tiếng hát vang ra từ trong tháp, chàng dừng ngựa để nghe. Đó là tiếng hát của Rapunzên, nàng hát cho đỡ buồn. Hoàng tử tìm đường vào trong tháp nhưng không thấy cửa ra vào. Chàng ra về nhưng lòng còn bâng khuâng nhớ người có giọng hát hay. Và từ đó ngày nào hoàng tử cũng tới gần tháp để nghe hát. Một hôm, trong lúc hoàng tử đang đứng sau một gốc cây cổ thụ thì thấy mụ phù thủy bước tới gần tháp gọi với lên:
- Rapunzen, Rapunzen.
Ta muốn leo lên,
Bện thả tóc xuống.
Rapunzên thả bím tóc xuống, mụ phù thủy leo lên. Hoàng tử nghĩ:
- Phải chăng đó chính là cái thang để leo lên tháp? Ta cũng thử một lần xem sao.
Ngày hôm sau, đợi lúc trời xấm tối, hoàng tử tới gần tháp gọi với lên:
- Rapunzen, Rapunzen.
Ta muốn leo lên,
Bện thả tóc xuống.
Bím tóc được thả xuống, hoàng tử leo lên.
Rapunzên chưa từng gặp người đàn ông nào trong đời nên rất hoảng sợ. Hoàng tử vui vẻ, nhã nhặn, dùng lời lẽ nhẹ nhàng kể cho Rapunzên nghe rằng chàng từ khi nghe nàng hát đến giờ lòng lúc nào cũng khao khát được gặp người hát. Rapunzên dần dần tĩnh tâm lại. Hoàng tử hỏi nàng liệu có thể sống bên nàng được không, nàng thấy chàng đẹp trai, khỏe mạnh nên cũng rất ưng, nàng đặt bàn tay mình vào trong lòng bàn tay chàng và nói:
- Em cũng rất muốn đi cùng với anh, nhưng em không biết làm cách nào để tụt xuống chân tháp. Nếu như mỗi lần đến thăm em, anh mang cho em một bó tơ, em lấy tơ bện thành dây chão, khi nào dây chão bện xong em sẽ tụt xuống chân tháp, anh đón em lên ngựa và hai ta cùng đi.
Hai người hẹn với nhau, rằng cứ chiều tối chàng lại tới, vì ban ngày mụ phù thủy tới. Mụ phù thủy hoàn toàn không biết chuyện hò hẹn giữa hoàng tử và Rapunzên. Một hôm Rapunzen hỏi:
- Bà Gothel ơi, cháu hỏi bà nhé, tại sao kéo bà lên tháp cháu thấy nặng hơn là kéo hoàng tử.
Mụ phù thủy liền la mắng:
- Ái chà, mày là quân vô đạo, mày nói gì vậy, tao tưởng tao đã cách ly mày với thế giới bên ngoài rồi, không ngờ mày còn có thể đánh lừa được cả tao.
Trong cơn tức giận, mụ túm tóc Rapunzen, lôi giật và tay trái ghì Rapunzen, tay phải cầm kéo cắt tóc, xoạt, xoạt - những bím tóc óng mượt rơi xuống đất. Mụ vẫn chưa hả giận, mụ đưa Rapunzen tới một miền hoang vu cằn cỗi để nàng phải sống trong cảnh thường xuyên bị đói khát dằn vặt.
Giờ đây mụ phù thủy ngồi trong tháp, mụ cột chặt bím tóc vào móc ở bên cửa sổ, khi hoàng tử tới và gọi
- Rapunzen, Rapunzen.
Ta muốn leo lên,
Bện thả tóc xuống.
Bím tóc được thả xuống, hoàng tử leo lên. Tới nơi chàng không thấy Rapunzen thương yêu, chỉ thấy mụ phù thủy có cặp mắt trợn trừng dữ tợn. Mụ cười vang nhạo chàng.
- Ái chà chà, ngươi tính đến đón người thương chứ gì, nhưng con chim ấy đâu còn ở trong tổ, nó cũng chẳng còn ca hát được nữa, mèo đã bắt nó đi rồi. Còn ngươi, mắt sẽ bị gai đâm mù, ngươi sẽ không bao giờ nhìn thấy Rapunzen, đối với ngươi hình ảnh Rapunzên thế là hết.
Trong lúc choáng váng hoàng tử nhảy từ trên tháp cao xuống bụi gai, bị gai đâm mù cả hai mắt, chàng đi lang thang trong rừng sâu, bới đào rễ cây, củ các loại và hái dâu rừng để ăn. Chàng vừa đi vừa than khóc nhớ người yêu.
Chàng đi hết nơi này tới nơi khác, sống cuộc đời lang thang như vậy mấy năm trời, cuối cùng chàng tới miền hoang vu kia, nơi Rapunzen cùng hai con đang sống - nàng sinh được một trai, một gái - Nghe tiếng nàng gọi con chàng ngờ ngợ và cứ hướng tiếng người nói đi tới, khi chàng đến gần, Rapunzen nhận ngay ra và ôm choàng lấy chàng mà khóc. Hai giọt lệ rỏ xuống mắt chàng, làm cho mắt chàng sáng ra, chàng nhìn được như xưa. Chàng cùng nàng và các con trở về vương quốc của mình. Họ được đón tiếp trọng thể trong niềm vui chung của mọi người. Từ đó hai người sống bên nhau trong bình an và hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein Mann und eine Frau, die wünschten sich schon lange vergeblich ein Kind, endlich machte sich die Frau Hoffnung, der liebe Gott werde ihren Wunsch erfüllen. Die Leute hatten in ihrem Hinterhaus ein kleines Fenster, daraus konnte man in einen prächtigen Garten sehen, der voll der schönsten Blumen und Kräuter stand; er war aber von einer hohen Mauer umgeben, und niemand wagte hineinzugehen, weil er einer Zauberin gehörte, die große Macht hatte und von aller Welt gefürchtet ward. Eines Tages stand die Frau an diesem Fenster und sah in den Garten hinab, da erblickte sie ein Beet, das mit den schönsten Rapunzeln bepflanzt war; und sie sahen so frisch und grün aus, dass sie lüstern ward und das größte Verlangen empfand, von den Rapunzeln zu essen. Das Verlangen nahm jeden Tag zu, und da sie wusste, dass sie keine davon bekommen konnte, so fiel sie ganz ab, sah blass und elend aus. Da erschrak der Mann und fragte: "Was fehlt dir, liebe Frau?" - "Ach," antwortete sie, "wenn ich keine Rapunzeln aus dem Garten hinter unserm Hause zu essen kriege, so sterbe ich." Der Mann, der sie lieb hatte, dachte: "Eh du deine Frau sterben läßest, holst du ihr von den Rapunzeln, es mag kosten, was es will." In der Abenddämmerung stieg er also über die Mauer in den Garten der Zauberin, stach in aller Eile eine Handvoll Rapunzeln und brachte sie seiner Frau. Sie machte sich sogleich Salat daraus und aß sie in voller Begierde auf. Sie hatten ihr aber so gut, so gut geschmeckt, dass sie den andern Tag noch dreimal soviel Lust bekam. Sollte sie Ruhe haben, so musste der Mann noch einmal in den Garten steigen. Er machte sich also in der Abenddämmerung wieder hinab, als er aber die Mauer herabgeklettert war, erschrak er gewaltig, denn er sah die Zauberin vor sich stehen. "Wie kannst du es wagen," sprach sie mit zornigem Blick, "in meinen Garten zu steigen und wie ein Dieb mir meine Rapunzeln zu stehlen? Das soll dir schlecht bekommen." - "Ach," antwortete er, "lasst Gnade für Recht ergehen, ich habe mich nur aus Not dazu entschlossen: meine Frau hat Eure Rapunzeln aus dem Fenster erblickt, und empfindet ein so großes Gelüsten, dass sie sterben würde, wenn sie nicht davon zu essen bekäme." Da ließ die Zauberin in ihrem Zorne nach und sprach zu ihm: "Verhält es sich so, wie du sagst, so will ich dir gestatten, Rapunzeln mitzunehmen, soviel du willst, allein ich mache eine Bedingung: Du musst mir das Kind geben, das deine Frau zur Welt bringen wird. Es soll ihm gut gehen, und ich will für es sorgen wie eine Mutter." Der Mann sagte in der Angst alles zu, und als die Frau in Wochen kam, so erschien sogleich die Zauberin, gab dem Kinde den Namen Rapunzel und nahm es mit sich fort.
Rapunzel ward das schönste Kind unter der Sonne. Als es zwölf Jahre alt war, schloss es die Zauberin in einen Turm, der in einem Walde lag, und weder Treppe noch Türe hatte, nur ganz oben war ein kleines Fensterchen. Wenn die Zauberin hinein wollte, so stellte sie sich hin und rief:
"Rapunzel, Rapunzel,
Laß mir dein Haar herunter."
Rapunzel hatte lange prächtige Haare, fein wie gesponnen Gold. Wenn sie nun die Stimme der Zauberin vernahm, so band sie ihre Zöpfe los, wickelte sie oben um einen Fensterhaken, und dann fielen die Haare zwanzig Ellen tief herunter, und die Zauberin, stieg daran hinauf.
Nach ein paar Jahren trug es sich zu, dass der Sohn des Königs durch den Wald ritt und an dem Turm vorüberkam. Da hörte er einen Gesang, der war so lieblich, dass er still hielt und horchte. Das war Rapunzel, die in ihrer Einsamkeit sich die Zeit vertrieb, ihre süße Stimme erschallen zu lassen. Der Königssohn wollte zu ihr hinaufsteigen und suchte nach einer Türe des Turms, aber es war keine zu finden. Er ritt heim, doch der Gesang hatte ihm so sehr das Herz gerührt, dass er jeden Tag hinaus in den Wald ging und zuhörte. Als er einmal so hinter einem Baum stand, sah er, dass eine Zauberin herankam, und hörte, wie sie hinaufrief:
"Rapunzel, Rapunzel,
Laß dein Haar herunter."
Da ließ Rapunzel die Haarflechten herab, und die Zauberin stieg zu ihr hinauf. "Ist das die Leiter, auf welcher man hinaufkommt, so will ich auch einmal mein Glück versuchen." Und den folgenden Tag, als es anfing dunkel zu werden, ging er zu dem Turme und rief:
"Rapunzel, Rapunzel,
Laß dein Haar herunter."
Alsbald fielen die Haare herab, und der Königssohn stieg hinauf.
Anfangs erschrak Rapunzel gewaltig, als ein Mann zu ihr hereinkam, wie ihre Augen noch nie einen erblickt hatten, doch der Königssohn fing an ganz freundlich mit ihr zu reden und erzählte ihr, dass von ihrem Gesang sein Herz so sehr sei bewegt worden, dass es ihm keine Ruhe gelassen und er sie selbst habe sehen müssen. Da verlor Rapunzel ihre Angst, und als er sie fragte, ob sie ihn zum Mann nehmen wollte, und sie sah, dass er jung und schön war, so dachte sie: "Der wird mich lieber haben als die alte Frau Gothel," und sagte ja, und legte ihre Hand in seine Hand. Sie sprach: "Ich will gerne mit dir gehen, aber ich weiß nicht, wie ich herabkommen kann. Wenn du kommst, so bringe jedesmal einen Strang Seide mit, daraus will ich eine Leiter flechten, und wenn die fertig ist, so steige ich herunter und du nimmst mich auf dein Pferd." Sie verabredeten, dass er bis dahin alle Abend zu ihr kommen sollte, denn bei Tag kam die Alte. Die Zauberin merkte auch nichts davon, bis einmal Rapunzel anfing und zu ihr sagte: "Sag Sie mir doch, Frau Gothel, wie kommt es nur, sie wird mir viel schwerer heraufzuziehen als der junge Königssohn, der ist in einem Augenblick bei mir." - "Ach du gottloses Kind," rief die Zauberin, "was muss ich von dir hören, ich dachte, ich hätte dich von aller Welt geschieden, und du hast mich doch betrogen!" In ihrem Zorne packte sie die schönen Haare der Rapunzel, schlug sie ein paarmal um ihre linke Hand, griff eine Schere mit der rechten, und ritsch, ratsch waren sie abgeschnitten, und die schönen Flechten lagen auf der Erde. Und sie war so unbarmherzig, dass sie die arme Rapunzel in eine Wüstenei brachte, wo sie in großem Jammer und Elend leben musste.
Denselben Tag aber, wo sie Rapunzel verstoßen hatte, machte abends die Zauberin die abgeschnittenen Flechten oben am Fensterhaken fest, und als der Königssohn kam und rief:
"Rapunzel, Rapunzel,
Laß dein Haar herunter."
so ließ sie die Haare hinab. Der Königssohn stieg hinauf, aber er fand oben nicht seine liebste Rapunzel, sondern die Zauberin, die ihn mit bösen und giftigen Blicken ansah. "Aha," rief sie höhnisch, "du willst die Frau Liebste holen, aber der schöne Vogel sitzt nicht mehr im Nest und singt nicht mehr, die Katze hat ihn geholt und wird dir auch noch die Augen auskratzen. Für dich ist Rapunzel verloren, du wirst sie nie wieder erblicken." Der Königssohn geriet außer sich vor Schmerzen, und in der Verzweiflung sprang er den Turm herab: das Leben brachte er davon, aber die Dornen, in die er fiel, zerstachen ihm die Augen. Da irrte er blind im Walde umher, aß nichts als Wurzeln und Beeren, und tat nichts als jammern und weinen über den Verlust seiner liebsten Frau. So wanderte er einige Jahre im Elend umher und geriet endlich in die Wüstenei, wo Rapunzel mit den Zwillingen, die sie geboren hatte, einem Knaben und Mädchen, kümmerlich lebte. Er vernahm eine Stimme, und sie deuchte ihn so bekannt; da ging er darauf zu, und wie er herankam, erkannte ihn Rapunzel und fiel ihm um den Hals und weinte. Zwei von ihren Tränen aber benetzten seine Augen, da wurden sie wieder klar, und er konnte damit sehen wie sonst. Er führte sie in sein Reich, wo er mit Freude empfangen ward, und sie lebten noch lange glücklich und vergnügt.